Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Dữ liệu lâm sàng | |
---|---|
Tên thương mại | Principen |
AHFS/Drugs.com | Chuyên khảo |
MedlinePlus | a685002 |
Danh mục cho thai kỳ | |
Dược đồ sử dụng | Uống, tiêm tĩnh mạch |
Mã ATC | |
Dữ liệu dược động học | |
Sinh khả dụng | 40% (bằng miệng) |
Liên kết protein huyết tương | 15 đến 25% |
Chuyển hóa dược phẩm | 12 đến 50% |
Chu kỳ bán rã sinh học | khoảng 1 giờ |
Bài tiết | 75 to 85% thận |
Các định danh | |
Tên IUPAC
| |
Số đăng ký CAS | |
PubChem CID | |
DrugBank | |
ChemSpider | |
Định danh thành phần duy nhất | |
KEGG | |
ChEBI | |
ChEMBL | |
ECHA InfoCard | 100.000.645 |
Dữ liệu hóa lý | |
Công thức hóa học | C16H19N3O4S |
Khối lượng phân tử | 349.41 g·mol−1 |
Mẫu 3D (Jmol) | |
SMILES
| |
Định danh hóa học quốc tế
| |
(kiểm chứng) |
Am-pi-xi-lin (bắt nguồn từ tiếng Pháp ampicilline /ɑ̃pisilin/),[1] còn được viết là ampicillin theo tiếng Anh, cũng còn được gọi là am-pi,[1] là kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm betalactam, tức là nhóm kháng sinh có cấu trúc phân tử gồm khung bêta-lactame, trên đó có các nhóm trí hoán. Cùng trong nhóm betalactam với ampicillin, còn có các loại thuốc kháng sinh khác là: penicillin, amoxycillin, augmentin, unacyl, cloxacillin, oxacillin,...
Ampicillin thực chất là một penicillin bán tổng hợp nhóm A có hoạt phổ rộng với nhiều chủng vi khuẩn gram (+) và vi khuẩn gram (-). Ampicillin có tác dụng chống lại những vi khuẩn mẫn cảm gây nhiễm khuẩn đường hô hấp, dẫn mật, tiêu hoá, tiết niệu, một số bệnh ngoài da như viêm bì có mủ, áp -xe, đầu đinh... viêm tai giữa, bàng quang và thận...
Ampicilin là một kháng sinh tương tự penicilin tác động vào quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn.
Để đạt được hiệu quả, Ampicilin phải thấm qua thành tế bào và gắn với các protein. Các protein gắn Ampicilin chịu trách nhiệm nhiều bước trong quá trình sinh tổng hợp của thành tế bào và có mặt trong hàng trǎm đến hàng nghìn phân tử trên một tế bào vi khuẩn. Các protein gắn Ampicilin rất khác nhau giữa các chủng vi khuẩn. Các kháng sinh beta-lactam cản trở việc tổng hợp thành tế bào qua trung gian PBP, cuối cùng dẫn đến ly giải tế bào. Sự ly giải diễn ra qua trung gian là các enzym tự ly giải thành tế bào vi khuẩn (ví dụ: các autolysin) kháng sinh beta-lactam gây cản trở bằng một chất ức chế autolysin.
Tính kháng với các Ampicilin có được phần lớn là nhờ sản sinh beta-lactam. Để khắc phục điều này, người ta đã tạo ra một số chất ức chế beta-lactamase: axít clavulanic và sulbactam. Các hợp chất này cũng là các phân tử beta-lactam nhưng bản thân chúng ít hoặc không có hoạt tính kháng khuẩn. Chúng làm bất hoạt enzym beta-lactam bằng cách gắn vào vị trí hoạt động của enzym. Trong quá trình đó, chúng bị phá huỷ; vì vậy, chúng còn được gọi là các ức chế "tự sát". Việc bổ sung chất ức chế, như: acid clavulanic hoặc sulbactam, sẽ tái lập hoạt tính của Ampicilin chống lại vi sinh vật sản sinh beta-lactamase. Tuy nhiên, các cơ chế khác với sản sinh beta-lactam có vẻ là trung gian tạo ra tính kháng của Staph.aureus kháng methicillin.