Anand Satyanand

Sir Anand Satyanand

Toàn quyền New Zealand thứ 19
Nhiệm kỳ
23 tháng 8 năm 2006 – 23 tháng 8 năm 2011
5 năm, 0 ngày
Quân chủElizabeth II
Thủ tướngHelen Clark
John Key
Tiền nhiệmSilvia Cartwright
Kế nhiệmJerry Mateparae
Thông tin cá nhân
Sinh22 tháng 7, 1944 (80 tuổi)
Auckland, New Zealand
Phối ngẫuSusan Sharpe, QSO
Alma materUniversity of Auckland
Chuyên nghiệpLuật sư
Thẩm phán
Nhân viên

Anand "Satch"[1] Satyanand, PCNZM, QSO, KStJ (sinh ngày (22 tháng 7 năm 1944 ở Auckland) là Toàn quyền New Zealand. Trước đây ông là luật sư, thẩm phánnhân viên kiểm tra.

Thời thơ ấu và gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Satyanand sinh ra tại Auckland trong một gia đình Ấn Độ-Fiji, ông bà của ông đã đến Fiji từ Ấn Độ vào năm 1911. Họ đã kết hôn ở đảo Nukulau. Cha của Satyanand là Mutyala Satyanand được sinh ra ở Sigatoka năm 1913 và lần đầu đến New Zealand năm 1927 để theo học trung học.[2] Mẹ ông là Tara Tillak, một y tá đến từ Suva và kết hôn với cha ông, một bác sĩ, sau khi đến New Zealand.

Satyanand học trường Sacred Heart College, Auckland và sau đó là Đại học Auckland. Thoạt đầu ông theo một khóa học trung cấp y, nhưng sau đó ông cho rằng "...thực tế tôi không đủ giỏi để được theo học trường y. Nhìn lại năm đó, tôi nhớ rằng một trong những thứ mà tôi cảm thấy hứng thú là tranh luận và các cuộc gặp diễn đàn liên quan đến sinh viên."[3] Thay vào đó, ông theo học ngành luật và đã nhận được bằng cử nhân luật năm 1970. Ông đã làm luật gia trong 12 năm tiếp theo đó, ban đầu là cho hãng Greig Bourke and Kettelwell. Sau đó, ông đã làm luật sư cho Crown Law Office. Ông đã làm cho Hội đồng Hội luật Khu vực Auckland từ năm 1979 cho đến khi ông được bổ nhiệm làm thẩm phán của Tòa án quận New Zealand năm 1982.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1975, Satyanand và vợ đã giúp David Lange trong lần ứng cử lần đầu không thành công vào nghị viện.[4]

Năm 1995, ông được bổ nhiệm làm một nhân viên kiểm tra (tiếng Anh: ombudsman) và phục vụ nhiệm kỳ 5 năm. Giữa năm 2005 và đến khi ông được bổ nhiệm là Toàn quyền, ông đã làm chủ tịch của Diễn đàn Đặc biệt của bệnh nhân nội trú của các bệnh viện tâm thần. Hai ông bà có ba con đã lớn

Toàn quyền New Zealand

[sửa | sửa mã nguồn]

Satyanand được Elizabeth II, Nữ hoàng New Zealand bổ nhiệm chức Toàn quyền,[5] theo đề nghị của Thủ tướng Helen Clark. Ông đã thay thế Dame Silvia Cartwright làm Toàn quyền New Zealand ngày 23 tháng 8 năm 2006. Việc ông được bổ nhiệm đã được các lãnh đạo Đảng trong Quốc hội hoan nghênh.[6] Ông là Toàn quyền New Zealand đầu tiên có gốc châu Á và cũng là người theo Công giáo La Mã giữ chức Toàn quyền.[7]

Ông cũng là người đầu tiên tại văn phòng Toàn quyền không có tước hiệp sĩ (đại tá Thomas Gore Browne, một Toàn quyền New Zealand giai đoạn 1855 - 1861, cũng không có tước hiệp sĩ nhưng đã được phong tước trong thời gian tại vị). Tuy nhiên, các thay đổi gần đây có nghĩa là khi nhậm chức vụ Toàn quyền, ông đã được phong tước tướng công (The Honourable) suốt đời.[8].

Các cuộc đàm phán đảo chính Fiji

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 11 năm 2006, Satyanand đã làm chủ nhà một cuộc họp giữa thủ tướng Fiji Laisenia Qarase và chỉ huy quân đội Fiji, thiếu tướng Frank Bainimarama tại Dinh chính phủWellington, trong một nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng gia tăng ở Fiji. Dù ông đã làm chủ nhà cuộc họp, ông đã không tham gia thảo luận do bộ trưởng ngoại giao New Zealand, Winston Peters làm chủ tọa.[9] Ván bài của Satyanand là nỗ lực nghiêm túc của cộng đồng quốc tế ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự xảy ra vào ngày 5 tháng 12.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Wong, Pansy (ngày 7 tháng 4 năm 2006). “The Governor-General with the big heart”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  2. ^ Satyanand, Anand (2003). “Mutyala Satyanand”. The New Zealand Medical Journal. 116 (1168). Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2007.
  3. ^ Graham Weir. “New Governor General, Anand Satyanand, is a former ADLS council member”. Law News. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2007.
  4. ^ The New Zealand Herald, A natural in the Big House. Saturday 23 tháng 9 năm 2006 Source
  5. ^ Buckingham Palace press release
  6. ^ PM welcomes Anand Satyanand as next Governor-General Lưu trữ 2007-03-11 tại Wayback Machine, New Zealand Government press release
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cathnews
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007.
  9. ^ “Talks on Fiji situation constructive, says Peters”. Auckland Fiji Community. 30 November 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm:
Dame Silvia Cartwright
Toàn quyền New Zealand
2006-
Kế nhiệm:
incumbent
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Maeve Wiley: Dịu dàng như một giấc mơ bão tố
Nàng như một khối Rubik, nhưng không phải do nàng đổi màu trước mỗi đối tượng mà do sắc phản của nàng khác biệt trong mắt đối tượng kia
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Công thức làm lẩu ếch măng cay
Lẩu ếch măng cay là một trong những món ngon trứ danh với hương vị hấp dẫn, được rất nhiều người yêu thích, cuốn hút người sành ăn
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Vì sao họ bán được hàng còn bạn thì không?
Bán hàng có lẽ không còn là một nghề quá xa lạ đối với mỗi người chúng ta.