Phía nam của Aristoteles có một hố nhỏ hơn là hố Eudoxus, và hai cặp đôi này tạo ra sự khác biệt dưới ánh mắt của các nhà quan sát kính thiên văn. Những ngọn núi ở giữa hai hố có xu hướng hướng về phía tây và hợp thành một bức tường. Hố nhỏ hơn là Mitchell ở phía đông gần như bị liên kết hoàn toàn với Aristoteles. Về phía tây là hố Egede.
Các nhà quan sát thấy rằng thành miệng núi lửa của Aristoteles gần như tạo thành một hình lục giác. Bức tường ở trong rộng và được đắp cao. Lớp vỏ bên ngoài tạo thành cấu trúc bán kính của các ngọn đồi thông qua sự ảnh hưởng rộng của ejecta. Sàn của hố không được bằng phẳng và hơi nhấp nhô. Aristoteles sở hữu các đỉnh giữa nhỏ nhưng chúng bằng một cách nào đó bù lại phần phía nam.
Menzel, D. H.; Minnaert, M.; Levin, B.; Dollfus, A.; Bell, B. (1971). “Report on Lunar Nomenclature by the Working Group of Commission 17 of the IAU”. Space Science Reviews. 12 (2): 136–186. Bibcode:1971SSRv...12..136M. doi:10.1007/BF00171763.
Wood, Chuck (ngày 27 tháng 2 năm 2007). “Twins - Not!”. Lunar Photo of the Day. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2007.
Wood, Chuck (ngày 11 tháng 9 năm 2007). “Eating a Smaller Fry”. Lunar Photo of the Day. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Aristoteles (hố).