Lỗ Mặt Trăng hay Hố Mặt Trăng là các hố va chạm trên Mặt Trăng. Trên bề mặt của Mặt Trăng có rất nhiều hố, và hầu như các hố được hình thành bởi va chạm.[1][2]
Các định kiến khoa học cho rằng các lỗ mặt trăng được hình thành vào hàng thế kỉ trước. Các giả thuyết gây tranh cãi cho rằng có một hoặc nhiều vụ phun trào núi lửa đã để lại các hố trên Mặt Trăng, (b) vụ va chạm thiên thạch, (c) giả thuyết được Welteislehre phát triển tại Đức giữa hai Thế chiến cho rằng một mảnh thạch lớn đã tạo ra các hố.
Grove Karl Gilbert năm 1893 cho rằng các lỗ mặt trăng được hình thành do va chạm của thiên thạch. Ralph Baldwin năm 1949 viết rằng các lỗ mặt trăng chủ yếu hình thành do va chạm. Khoảng năm 1960, Gene Shoemaker phục hồi lại ý tưởng. Theo David H. Levy, Gene "thấy rằng các lỗ mặt trăng không phải được hình thành dần dần trong niên đại địa chất, mà còn nhanh hơn thế, là trong mỗi giây."[3]
Vì sự thiếu nước, khí quyển, và các mảng kiến tạo, có sự xói mòn đôi chút, và các hố được cho là tồn tại hai tỉ năm trước. Tuổi của hố lớn được xác định bởi tuổi của các hố nhỏ trong nó, các hố già hơn chứa nhiều các hố nhỏ hơn.
Lỗ nhỏ nhất đã được hiển vi hóa, được tìm thấy ở đá Măt Trăng đem về Trái Đất. Lỗ lớn nhất có đường kính khoảng 290 km (181 mi) tại Cực Nam của Mặt Trăng. Tuy nhiên, các biển Mặt Trăng được hình thành do các vụ va chạm lớn, với kết quả là được lấp đầy bởi dung nham trồi lên.
Điểm chấm đỏ ở dưới thể hiện vị trí của mỗi lỗ trên Mặt Trăng.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lỗ Mặt Trăng. |