Vương tử Arthur | |||||
---|---|---|---|---|---|
Arthur trong bộ áo choàng của Huân chương Garter | |||||
Toàn quyền thứ 3 của Nam Phi | |||||
In office 20 tháng 11 năm 1920 – 21 tháng 1 năm 1924 | |||||
Quân chủ | George V | ||||
Thủ tướng | Jan Smuts | ||||
Tiền nhiệm | Sydney, Tử tước xứ Buxton | ||||
Kế nhiệm | Alexander, Bá tước xứ Athlone | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | Lâu đài Windsor, Berkshire, Vương quốc Liên hiệp Anh | 13 tháng 1 năm 1883||||
Mất | 12 tháng 9 năm 1938 Belgravia, Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh | (55 tuổi)||||
An táng | 22 tháng 9 năm 1938 Hầm mộ Hoàng gia, Nhà nguyện Thánh George, Lâu đài Windsor sau đó Nghĩa trang Hoàng gia, Frogmore | ||||
Phối ngẫu | |||||
Hậu duệ | Alastair Windsor, Công tước thứ 2 xứ Connaught và Strathearn | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Sachsen-Coburg và Gotha (đến 1917) Windsor (từ 1917) | ||||
Thân phụ | Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught và Strathearn | ||||
Thân mẫu | Luise Margareta của Phổ |
Vương tử Arthur xứ Connaught (Arthur Frederick Patrick Albert; 13 tháng 1 năm 1883 – 12 tháng 9 năm 1938) là một sĩ quan quân đội Anh. Ông là con trai của Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught và Strathearn và Luise Margareta của Phổ và là cháu trai của Nữ hoàng Victoria. Ông giữ chức vụ Toàn quyền Liên bang Nam Phi từ ngày 20 tháng 11 năm 1920 đến ngày 21 tháng 1 năm 1924.
Vào ngày 15 tháng 10 năm 1913, Arthur xứ Connaught kết hôn với Vương tôn nữ Alexandra, Nữ Công tước thứ 2 xứ Fife, tại Nhà nguyện Hoàng gia ở Cung điện Thánh James, Luân Đôn.[1] Alexandra là thành viên của hoàng gia Anh và là cháu ngạoi của vua Edward VII. Bà cũng là cháu gái của Arthur. Hai người có một con trai sau khi kết hôn Alastair Arthur Windsor (9 tháng 8 năm 1914 - 26 tháng 4 năm 1943).
Là cháu trai theo dòng nam của một vị vua Anh, Hoàng tử Arthur đã được cấp quyền sử dụng huy hiệu hoàng gia vào ngày sinh nhật thứ hai mươi mốt của mình, với một tấm khiên Sachsen ở trung tâm và có sự khác biệt bằng một dải bạc, gồm năm điểm, hai điểm ngoài cùng và điểm trung tâm mang các dấu thập đỏ, còn hai điểm bên trong mang hoa loa kèn xanh dương. Vào năm 1917, tấm khiên trung tâm đã bị bỏ đi theo sắc lệnh của George V.[2]
Phù hiệu của Hoàng tử Arthur sau năm 1917
|
Cờ huy hiệu của Arthur sau năm 1917, với dải năm điểm, điểm đầu tiên, thứ ba và thứ năm mang dấu Thập tự giá Thánh George, còn điểm thứ hai và thứ tư mang hoa loa kèn
|
Biểu ngữ của Arthur trước năm 1917 với huy hiệu của Hoàng gia Sachsen được chồng lên trên
|
Tổ tiên của Arthur xứ Connaught |
---|