Asanuma Inejirō

Asanuma Inejirō
浅沼 稲次郎
Asanuma Inejirō năm 1960
Chủ tịch Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản thứ 3
Nhiệm kỳ
23 tháng 3 năm 1960 – 12 tháng 10 năm 1960
203 ngày
Tiền nhiệmMosaburō Suzuki
Kế nhiệmKawakami Jōtarō
Thành viên Hạ viện quận 1 của Tokyo
Nhiệm kỳ
11 tháng 4 năm 1946 – 12 tháng 10 năm 1960
14 năm, 184 ngày
21 tháng 2 năm 1936 - 20 tháng 4 năm 1942
6 năm, 58 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh(1898-12-27)27 tháng 12, 1898
Miyake-jima, Quần đảo Izu, Tokyo, Đế quốc Nhật Bản
Mất12 tháng 10, 1960(1960-10-12) (61 tuổi)
Chiyoda-ku, Tokyo, Nhật Bản
Đảng chính trịĐảng Xã hội Dân chủ
Alma materĐại học Waseda

Asanuma Inejirō (浅沼 稲次郎 Thiển Chiểu Đạo Thứ Lang?, 27 tháng 12 năm 189812 tháng 10 năm 1960) là một chính trị gia Nhật Bản và là lãnh đạo Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản. Được coi là một diễn giả tiếng tăm, Asanuma đã khiến nhiều người bất ngờ khi ông ra sức ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa xã hội, và sự trợ giúp dành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc của ông từng có lúc gây tranh cãi trong nước Nhật thời hậu chiến. Asanuma về sau bị một thanh niên theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ám sát khi đang nói chuyện trong một cuộc tranh luận chính trị được phát sóng trên truyền hình ở Tokyo. Cái chết đầy bạo lực của ông được trình chiếu chi tiết trên đài truyền hình quốc gia đã khiến công chúng sửng sốt và gây căm phẫn toàn xã hội.[1]

Thiếu thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẹ của Asanuma mất khi ông vừa mới chào đời, để người cha phải tự tay nuôi dưỡng ông khôn lớn, rồi sau đó đã qua đời vì ung thư ở độ tuổi 42.[2]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]
Giải thưởng Pulitzer dành cho tấm ảnh đoạt giải của Nagao Yasushi.[3] Bức ảnh được chụp trực tiếp sau khi Yamaguchi lao vào đâm Asanuma và cố gắng đâm thêm nhát thứ hai, dù đã bị đám đông kịp thời ngăn lại.

Trong thập niên 1930, Asanuma hướng theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội và phục vụ trong Quốc hội từ năm 1936. Tuy nhiên, ông đã rút khỏi cuộc bầu cử năm 1942 và thoái lui chính giới cho đến sau Thế chiến II.[2] Asanuma bị chỉ trích dữ dội vì một sự cố năm 1959 lúc ông tới thăm Trung Quốc đại lục đang dưới quyền kiểm soát của đảng Cộng sản và tuyên bố Mỹ là "kẻ thù chung của Trung Quốc và Nhật Bản". Khi trở về từ chuyến đi, ông vận nguyên bộ đồ của Mao chủ tịch làm dấy lên những lời chỉ trích nặng nề từ người dân Nhật Bản và thậm chí từ các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa.[2] Bởi khi đó, Nhật Bản cùng nhiều quốc gia khác đã công nhận Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc đại lục.

Ngày 12 tháng 10 năm 1960, Asanuma bị một thanh niên mới 17 tuổi thuộc nhóm cánh hữu tên là Yamaguchi Otoya ám sát trong một cuộc tranh luận chính trị được truyền hình trực tiếp trước thềm các cuộc bầu cử Hạ viện sắp tới. Trong lúc Asanuma đang phát biểu trên bục giảng tòa Đại sảnh Hibiya ở Tokyo, Yamaguchi đã xông thẳng lên khán đài rồi dùng thanh đoản kiếm yoroidōshi (một loại kiếm samurai truyền thống) đâm vào xương sườn Asanuma về phía bên trái, khiến ông chết ngay lập tức. Đài truyền hình Nhật Bản NHK đã thu lại đoạn phim về cuộc tranh luận này để phát sau và cuộn băng quay cảnh ám sát của Asanuma được chiếu đi chiếu lại nhiều lần cho hàng triệu người xem.[1][4]. Riêng về sát thủ Yamaguchi bị cảnh sát bắt giữ ngay tại hiện trường gây án, và một vài tuần sau đó đã treo cổ tự sát khi đang ở trong nhà giam.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chun, Jayson Makoto (2006). A Nation of a Hundred Million Idiots?: A Social History of Japanese Television, 1953–1973. Routledge. tr. 184–185. ISBN 978-0-415-97660-2. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ a b c 鶴崎友亀『浅沼稲次郎小伝』(たいまつ新書、1979年)1998年に新時代社より復刻。 ISBN 4167209047(復刻版)
  3. ^ Zelizer, Barbie (2010). About to Die: How News Images Move the Public. Oxford: Oxford University Press. tr. 183. ISBN 0199752133. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  4. ^ Langdon, Frank (1973). Japan's Foreign Policy. Vancouver: University of British Columbia Press. tr. 19. ISBN 0774800151. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2012.
  5. ^ “Leftist's Killer Suicide in Japan”. The New York Times. ngày 3 tháng 11 năm 1960. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2013.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Đảng
Tiền nhiệm
Suzuki Mosaburō
Chủ tịch Đảng Xã hội Nhật Bản
1960
Kế nhiệm
Eda Saburo
Tiền nhiệm
N/A
Tổng Bí thư Đảng Xã hội Nhật Bản
1955–1960
Tiền nhiệm
Chức danh mới
Tổng Bí thư Đảng Lao động Nông dân
1925
Kế nhiệm
Đảng bị cấm hoạt động
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng