Bảo Lạc (thị trấn)

Bảo Lạc
Thị trấn
Thị trấn Bảo Lạc
Trung tâm thị trấn Bảo Lạc
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhCao Bằng
HuyệnBảo Lạc
Trụ sở UBNDTổ dân phố 1
Loại đô thịLoại V
Địa lý
Tọa độ: 22°56′46″B 105°40′38″Đ / 22,94611111°B 105,6772222°Đ / 22.94611111; 105.6772222
Bảo Lạc trên bản đồ Việt Nam
Bảo Lạc
Bảo Lạc
Vị trí thị trấn Bảo Lạc trên bản đồ Việt Nam
Diện tích14,79 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng4.771 người[1]
Mật độ323 người/km²
Khác
Mã hành chính01321[2]

Bảo Lạcthị trấn huyện lỵ của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Bảo Lạc nằm ở phía bắc huyện Bảo Lạc, có vị trí địa lý:

Thị trấn Bảo Lạc có diện tích 14,79 km², dân số năm 2019 là 4.771 người[1], mật độ dân số đạt 323 người/km².

Thị trấn Bảo Lạc có tuyến Quốc lộ 34 nối với thành phố Cao Bằng và tỉnh Hà Giang, ngoài ra, tuyến tỉnh lộ 217 cũng đi qua địa bàn thị trấn. Sông Gâm chảy qua thị trấn theo hướng đông nam–tây bắc, sông Nhi A hợp lưu với sông Gâm trên địa phận thị trấn. Ngoài sông Gâm, trên địa bàn thị trấn còn có suối Neo và suối Pác Pẹt. Núi chính trên địa bàn là núi Khuổi Tậu.

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Thị trấn Bảo Lạc được chia thành 7 tổ dân phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7.[3]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, Bảo Lạc là thị trấn huyện lỵ của huyện Bảo Lạc.

Ngày 13 tháng 12 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2007/NĐ-CP[4] về việc mở rộng thị trấn Bảo Lạc trên cơ sở:

  • Điều chỉnh 304 ha diện tích tự nhiên và 498 nhân khẩu của xã Hồng Trị
  • Điều chỉnh 215 ha diện tích tự nhiên và 162 nhân khẩu của xã Thượng Hà.

Sau khi điều chỉnh, thị trấn Bảo Lạc có 1.103 ha diện tích tự nhiên và 3.447 người.

Đến năm 2019, thị trấn Bảo Lạc được chia thành 10 tổ dân phố, đánh số từ 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 4 xóm: Nà dường,Nà Pằn, Nà Phạ, Nà Sài.

Ngày 9 tháng 9 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Nghị quyết số 27/NQ-HĐND[3] về việc:

  • Sáp nhập một phần tổ dân phố 1 vào tổ dân phố 2
  • Sáp nhập tổ dân phố 10 vào phần còn lại của tổ dân phố 1
  • Sáp nhập tổ dân phố 4 vào tổ dân phố 3
  • Sáp nhập tổ dân phố 9 và xóm Nà Sài thành tổ dân phố 4
  • Sáp nhập tổ dân phố 8 và xóm Nà Pằn thành tổ dân phố 5
  • Sáp nhập tổ dân phố 11 vào tổ dân phố 6
  • Sáp nhập xóm Nà Phạ vào tổ dân phố 7.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Cao Bằng” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết số 27/NQ-HĐND về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” (PDF). Trang thông tin điện tử Sở Y tế Cao Bằng. 9 tháng 9 năm 2019.
  4. ^ “Nghị định số 183/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc các huyện: Bảo Lạc, Thông Nông, Trùng Khánh, Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng”. Thư viện pháp luật. 13 tháng 12 năm 2007.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Ác Ma Nguyên Thủy Tensei Shitara Slime Datta Ken
Bảy Ác Ma Nguyên Thủy này đều sở hữu cho mình một màu sắc đặc trưng và được gọi tên theo những màu đó
Cẩm nang đi du lịch Đài Loan trong 5 ngày 4 đêm siêu hấp dẫn
Cẩm nang đi du lịch Đài Loan trong 5 ngày 4 đêm siêu hấp dẫn
Đài Loan luôn là một trong những điểm đến hot nhất khu vực Đông Á. Nhờ vào cảnh quan tươi đẹp, giàu truyền thống văn hóa, cơ sở hạ tầng hiện đại, tiềm lực tài chính ổn định, nền ẩm thực đa dạng phong phú
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
Tản mạn - Hành trình trở lại Long Tích Tuyết Sơn - Phần 1
tựa như hồn, tinh ngân tựa như cốt. Nhưng người ngoại bang có thể lay chuyển nó, Imunlau...
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Phân tích về nhân vật Yimir và mối quan hệ giữa tình cảnh của cô và Mikasa
Là một nô lệ, Ymir hầu như không có khả năng tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình, cho đến khi cô quyết định thả lũ heo bị giam cầm