Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai
Bach Mai Hospital
Hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai được chụp vào ngày 15 tháng 04 năm 2011
Tên khácNhà thương Cống Vọng (1911)
Hospital de René Robin (1935)
Vị trí
Vị trísố 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Tọa độ21°00′07″B 105°50′26″Đ / 21,001947°B 105,840559°Đ / 21.001947; 105.840559
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa hạng đặc biệt
Giường1.900
Lịch sử
Thành lập9 tháng 3 năm 1945; 79 năm trước (1945-03-09)
Liên kết
Điện thoại+84 24 3869 3731
Websitebachmai.gov.vn

Bệnh viện Bạch Mai (tên giao dịch tiếng Anh: Bach Mai Hospital) nằm ở số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam.

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đầu tiên trong nước được nhận danh hiệu đặc biệt. Hiện tại bệnh viện Bạch Mai có 1.400 giường bệnh, tất cả trưởng khoa, giám đốc các trung tâm đều có trình độ sau đại học. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân chỉ từ 0,8-0,9% và tỉ lệ sử dụng giường bệnh đạt 153% (so với tiêu chí đề ra là 85%).

Tháng 10 năm 2009, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã làm việc với Bệnh viện Bạch Mai về kế hoạch phát triển bệnh viện thành trung tâm y tế chuyên sâu với tất cả các chuyên ngành về nội khoa. Trong đó, bệnh viện sẽ tập trung phát triển 7 lĩnh vực: tim mạch, hồi sức - cấp cứu - chống độc, thần kinh, y học hạt nhân và ung bướu, chẩn đoán hình ảnh, hoá sinh, vi sinh có trình độ khoa học - kĩ thuật ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.[1]

Trong tháng 3 và tháng 4 năm 2020 Bệnh viện Bạch Mai đang là tâm điểm chú ý sau khi trở thành nơi có số lượng người lây nhiễm COVID-19 lớn nhất toàn quốc. Bệnh viện đã bị cách ly nghiêm ngặt và các bệnh nhân được di dời đến các tỉnh khác để giảm tải cho việc chữa trị cho tới tháng 5 mới trở lại hoạt động bình thường.[2]

Lãnh đạo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giám đốc: PGS. TS. Đào Xuân Cơ
  • Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn: PGS. TS. Vũ Văn Giáp, TS. BS. Nguyễn Tuấn Tùng
  • Phó Giám đốc phụ trách kinh tế: Vũ Văn Hồng

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1911: Bệnh viện được thành lập, ban sơ là Nhà thương Cống Vọng chuyên để thu nhận và điều trị bệnh nhân truyền nhiễm.

Năm 1935: Bệnh viện mang tên Hospital de René Robin được xây dựng quy mô hơn, là cơ sở thực hành chính của Trường Y khoa Đông Dương.

Năm 1945: Bệnh viện được mang tên Bệnh viện Bạch Mai.

Giai đoạn 1945 - 1954: thời kỳ Chiến tranh Đông Dương, Bệnh viện từng được coi là pháo đài của quyết tử quân, các hoạt động chuyên môn diễn ra trong điều kiện khó khăn về mọi mặt.

Giai đoạn 1954 - 1964: cải tạo cơ sở vật chất sau chiến tranh tàn phá, tăng số lượng cán bộ và mở rộng quy mô hoạt động chuyên môn. Bệnh viện vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm hai lần: 12/1954 và 3/1960.

Giai đoạn 1965 - 1975: thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều cán bộ Bệnh viện đã tình nguyện vào Nam chiến đấu. Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã nhiều lần đến thăm và động viên CBCC Bệnh viện. Năm 1972, 4 lần máy bay B52 Mỹ ném bom hủy diệt Bệnh viện, 28 cán bộ y tế của Bệnh viện đã anh dũng hy sinh trong khi đang cứu chữa bệnh nhân.

Từ 1975 đến nay: đất nước thống nhất, Bệnh viện Bạch Mai bước vào kỷ nguyên mới, đảm nhiệm trọng trách khám chữa bệnh tuyến cuối của ngành y tế.

Năm 2006: được Bộ y tế công nhận là Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt đầu tiên của Việt Nam.

Năm 2011: kỷ niệm 100 năm thành lập đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất lần thứ 2; Quy mô 1400 giường bệnh với: 02 Viện, 07 Trung tâm, 22 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, 10 Phòng/Ban chức năng, Trường Trung học Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Mục tiêu: xây dựng Bệnh viện Bạch Mai trở thành Trung tâm Y học hàng đầu của Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.

Ngày 28 - 05 - 2015 thành lập khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống bệnh viện Bạch Mai.[3]

Năm 2016: Trên chặng đường hội nhập và phát triển, Bệnh viện kỷ niệm 105 năm thành lập và đón nhân Huân chương Độc lập hạng 3 lần thứ 2; Quy mô 1900 giường bệnh với 55 đơn vị trực thuộc: 03 Viện, 08 Trung tâm, 12 Phòng/Ban chức năng, 23 Khoa Lâm sàng, 06 Khoa Cận lâm sàng, Trường Cao đẳng Y tế, Tạp chí Y học lâm sàng, Đơn vị Dịch vụ; Khánh thành Trung Tâm Hội nghị Quốc tế Bạch Mai có 01 Hội trường 700 chỗ với nhiều trang thiết bị hiện đại và hệ thống hội trường mini đồng bộ; Khánh thành tòa nhà Trung tâm Tim mạch trẻ em và Trung tâm Ung bướu quy mô 800 giường; Khởi công Trung tâm Khám bệnh tại khu Trạm lao cũ và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Phủ Lý (Hà Nam) cùng nhiều công trình khác.

Ngày 04 tháng 1 năm 2021 thành lập Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Bạch Mai.[4]

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Đơn vị chức năng (14)

[sửa | sửa mã nguồn]

(12 phòng chức năng, 01 viện và 01 trường cao đẳng)

  1. Phòng Kiểm soát nội bộ;
  2. Viện Đào tạo và Nghiên cứu Y Dược Bạch Mai;
  3. Phòng Quản lý dự án đầu tư và Đấu thầu;
  4. Phòng Điều dưỡng;
  5. Phòng Vật tư thiết bị y tế;
  6. Phòng Tài chính Kế toán;
  7. Phòng Hành chính quản trị;
  8. Phòng Kế hoạch Tổng hợp;
  9. Phòng Quản lý Chất lượng;
  10. Phòng Tổ chức cán bộ;
  11. Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai
  12. Phòng Công tác xã hội;
  13. Văn phòng Bệnh viện;
  14. Phòng Công nghệ thông tin.

Đơn vị lâm sàng (35)

[sửa | sửa mã nguồn]

(14 khoa, 18 trung tâm, 03 viện)

  1. Khoa Chấn thương Chỉnh hình và Cột sống;
  2. Khoa Da liễu và Bỏng[5];
  3. Khoa Khám bệnh;
  4. Khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu;
  5. Khoa Phẫu thuật tiết niệu;
  6. Khoa Phẫu thuật thần kinh;
  7. Khoa Phẫu thuật lồng ngực;
  8. Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ;
  9. Khoa Mắt;
  10. Khoa Nội tiết - Đái tháo đường;
  11. Khoa Phụ sản;
  12. Khoa Răng Hàm Mặt;
  13. Khoa Tai Mũi Họng;
  14. Khoa Y học cổ truyền;
  15. Trung tâm Bệnh nhiệt đới;
  16. Trung tâm Cấp cứu A9;
  17. Trung tâm Chống độc;
  18. Trung tâm Cơ Xương Khớp;
  19. Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng;
  20. Trung tâm Dinh dưỡng lâm sàng;
  21. Trung tâm Đột quỵ;
  22. Trung tâm Hô hấp;
  23. Trung tâm Huyết học và Truyền máu;
  24. Trung tâm Phục hồi chức năng;
  25. Trung tâm Phẫu thuật Tiêu hóa;
  26. Trung tâm Thần kinh;
  27. Trung tâm Thận - Tiết niệu và Lọc máu;
  28. Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật;
  29. Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu;
  30. Trung tâm Nhi khoa;
  31. Trung tâm Gây mê hồi sức;
  32. Trung tâm Hồi sức tích cực;
  33. Viện Giám định Y khoa;
  34. Viện Sức khỏe Tâm thần;
  35. Viện Tim mạch.

Đơn vị cận lâm sàng (06)

[sửa | sửa mã nguồn]

(04 khoa, 02 trung tâm)

  1. Khoa Dược;
  2. Khoa Hóa sinh;
  3. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
  4. Khoa Vi sinh;
  5. Trung tâm Điện quang;
  6. Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào học.

Hệ thống

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Hội đồng tư vấn
    • Khoa học
    • Thuốc và điều trị
    • Chống nhiễm khuẩn
    • Khen thưởng và kỷ luật
  2. Khoa lâm sàng
  3. Khoa cận lâm sàng
  4. Phòng chức năng
  5. Các viện nghiên cứu
  6. Các trung tâm

Đại dịch COVID-19

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến 30/3 năm 2020, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nhận định Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành ổ dịch COVID -19 lớn nhất, nguy hiểm nhất trên toàn quốc.[6][7] Ông cũng đề xuất Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai rằng tất cả các xét nghiệm mà bệnh viện thực hiện với nhân viên y tế công bố vào ngày 19 đến 24.3 không có giá trị, phải xét nghiệm lại toàn bộ.[8]

Kể từ sáng ngày 28 tháng 3, Bệnh viện đã ngừng toàn bộ việc tiếp nhận bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho người bệnh cũng như tránh lây nhiễm cho cộng đồng.[9]

Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển 5.113 bệnh nhân đang điều trị tại đây về các tỉnh thành miền Bắc, trong đó TP Hà Nội đã tiếp nhận 1.592 trường hợp. Đến nay, TP Hà Nội cũng đã xác minh được toàn bộ người thân của gần 1.600 bệnh nhân này và cho cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Chung đề nghị "đóng băng" bệnh viện sớm nhưng đề xuất không được chấp thuận. Theo đó, Bạch Mai chỉ "đóng băng" một số tầng, khoa nơi có bệnh nhân dương tính.

Tính đến trưa 30-3, 32 ca nhiễm liên quan đến BV Bạch Mai: 22 ca nhiễm thuộc Cty Trường Sinh, cung cấp dịch vụ ăn uống cho BV BM,2 điều dưỡng(86,87) và một con gái bệnh nhân 86, 3 bệnh nhân: 133, 161 và 170, 4 người nhà chăm sóc bệnh: 162,163,172 và 185.[10]

Bệnh viện Bạch Mai đang xây dựng bệnh viện dã chiến ngay trong khuôn viên để sẵn sàng điều trị các ca mắc Covid-19. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức đưa đón các y, bác sĩ đảm bảo các quy tắc an toàn phòng dịch. Công an Quận Đống Đa chịu trách nhiệm triển khai vận chuyển bệnh nhân, hàng hóa thiết bị, đảm bảo an ninh, an toàn và kịp thời.[11]

Giám đốc Nguyễn Quang Tuấn sáng 30/3 cho biết bệnh viện gặp khó khăn trong bối cảnh bị cách ly. Đó là việc thiếu đội ngũ bác sĩ, thiếu vật dụng sinh hoạt hàng ngày như điều kiện ăn uống, ngủ nghỉ. "Đáng buồn hơn, chúng tôi cần các bác sĩ đang ở nhà vào bệnh viện hỗ trợ, nhưng tại nơi cư trú, họ bị địa phương ra quyết định cách ly tại nhà".[12]

Đến ngày 12 tháng 4, Bệnh viện Bạch Mai hết thời gian cách ly, trở lại hoạt động bình thường vào đầu tháng 5.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bệnh viện Bạch Mai phát triển 7 lĩnh vực đạt trình độ ngang tầm quốc tế
  2. ^ a b “Bệnh viện Bạch Mai hết cách ly từ 0h ngày 12-4, sẽ hoạt động lại vào đầu tháng 5”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 21 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ https://osdbachmai.com/gioi-thieu/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/31-tin-hoat-dong-benh-vien/6842-khoa-phau-thuat-tao-hinh-tham-my-benh-vien-bach-mai-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong-va-nhan-benh-nhan-noi-tru-tu-ngay-4-1-2021.html. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ “Bệnh viện Bạch Mai thành lập Khoa Da liễu và Bỏng”.
  6. ^ “Hà Nội lo nguy cơ từ 'ổ dịch' Bạch Mai”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ “Chủ tịch Hà Nội: Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai đang là nơi nguy hiểm nhất”. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  8. ^ “Chủ tịch Hà Nội đề nghị xét nghiệm lại hơn 7.000 nhân viên y tế Bạch Mai”. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  9. ^ “Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai: 'Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất' - VnExpress Sức khỏe”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  10. ^ “Virus corona: Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch, lỗi tại ai?” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  11. ^ “Hà Nội dồn lực tối đa hỗ trợ mọi yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.
  12. ^ “Nhân viên y tế bệnh viện Bạch Mai ngủ gục trên bàn - VnExpress Sức khỏe”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 31 tháng 3 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Review Mắt Biếc: Tình đầu, một thời cứ ngỡ một đời
Không thể phủ nhận rằng “Mắt Biếc” với sự kết hợp của dàn diễn viên thực lực trong phim – đạo diễn Victor Vũ – nhạc sĩ Phan Mạnh Quỳnh cùng “cha đẻ” Nguyễn Nhật Ánh đã mang lại những phút giây đắt giá nhất khi xem tác phẩm này
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Hướng dẫn du hí tại Đài Loan
Trước tiên tôi sẽ thu thập các món ăn ngon nổi tiếng ở Đài Loan và địa điểm sẽ ăn chúng