Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (Thành phố Hồ Chí Minh)

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình
Cổng bệnh viện trên đường Trần Hưng Đạo
Tên khácY viện Sùng Chính
Bệnh viện Trần Hưng Đạo
Vị trí
Vị trí929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°45′15″B 106°40′42″Đ / 10,754305°B 106,67828°Đ / 10.754305; 106.678280 (Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện chuyên khoa
Giường500
Lịch sử
Thành lập1985
Liên kết
Điện thoại(028) 39235791
(028) 39235821
(028) 39237007
Websitebvctch.vn

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình là một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] địa chỉ tại số 929 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng I,[2] tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình của các tỉnh thành phía Nam Việt Nam.[3][4]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, bệnh viện có 10 phòng chức năng, 13 khoa lâm sàng và 4 khoa cận lâm sàng.[5]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa điểm này ban đầu vốn là Y viện Sùng Chính, cơ sở y tế do bang Hẹ của người Hoa tại Chợ Lớn xây dựng từ năm 1920 đến năm 1926.[6] Đến năm 1971, bệnh viện được xây dựng lại hiện đại hơn với 100 giường bệnh.[7][8]

Năm 1978, Y viện Sùng Chính chuyển thành bệnh viện công và đổi tên thành Bệnh viện Trần Hưng Đạo, là bệnh viện đa khoa với 320 giường. Ngày 18 tháng 5 năm 1985, theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Bình Dân sáp nhập với Bệnh viện Trần Hưng Đạo thành Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh.[9] Năm 2002, trung tâm đổi thành Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình với 500 giường nội trú, 1.100 giường ngoại trú như hiện nay.[7]

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau nhiều năm sử dụng, cơ sở vật chất tại bệnh viện đã xuống cấp, thường xuyên bị quá tải.[3][10] Năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch xây mới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh.[11] Tuy nhiên, do gặp vướng mắc nên đến nay dự án vẫn chưa được triển khai.[4][12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ a b Quỳnh Trần, Lê Phương (3 tháng 11 năm 2022). “Bệnh viện tuyến cuối xập xệ ở Sài Gòn”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b Nguyễn Ly (2 tháng 11 năm 2022). “BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM xuống cấp, 13 năm mòn mỏi chờ xây mới”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ “Cơ cấu tổ chức”. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Nguyễn Văn Huy (1993). Người hoa tại Việt Nam. Nhà xuất bản NBC. tr. 387. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ a b “Lịch sử hình thành”. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Trần Thanh Phương (8 tháng 8 năm 2009). “Những bệnh viện xưa nhất”. Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ N.T.M.H, Hồng Hoa (20 tháng 5 năm 2022). “Lễ kỷ niệm 37 năm ngày thành lập Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình (18/5/1985 – 18/5/2022)”. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hồ Chí Minh.
  10. ^ Xuân Mai (2 tháng 11 năm 2022). “Bệnh viện ở TP.HCM chật hẹp, xuống cấp trầm trọng nhưng tiếp nhận 5.000 người/ngày”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ L.VI (30 tháng 9 năm 2010). “Quý 4-2010: xây dựng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình mới”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  12. ^ Nguyễn Ngân (22 tháng 7 năm 2022). “TP.HCM: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các dự án ngành y tế”. Báo điện tử Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Yelan: Nên roll hay không nên
Yelan: Nên roll hay không nên
Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng bà dì mọng nước của chúng ta đã cập bến.
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Hướng dẫn nhiệm vụ và thành tựu Khvarena of Good and Evil phần 3
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Đêm mà Kaeya Alberich nhận được Vision trời đổ cơn mưa to