Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (Thành phố Hồ Chí Minh)

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
Cổng chính của bệnh viện
Tên khácBệnh viện Drouhet
Bệnh viện Hồng Bàng
Vị trí
Vị trí120 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°45′25″B 106°39′54″Đ / 10,757023°B 106,665047°Đ / 10.757023; 106.665047 (Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện chuyên khoa
Giường1.035
Liên kết
Điện thoại(028) 38550207
Websitebvpnt.org.vn

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạchbệnh viện chuyên khoa Lao và Bệnh phổi trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] địa chỉ tại số 120 đường Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.[2][3] Bệnh viện được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I,[4] có nhiệm vụ khám và chữa các bệnh về hô hấp và bệnh lao cho người dân các tỉnh thành miền Nam Việt Nam.[2]

Đây cũng là một trong những bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Bệnh viện chia ra 10 phòng chức năng, 22 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng và 3 khoa hỗ trợ lâm sàng.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Một góc Bệnh viện Drouhet vào năm 1909

Bệnh viện được chính quyền thực dân Pháp xây dựng vào năm 1906 với tên gọi Bệnh viện Drouhet (theo tên của thị trưởng Chợ Lớn Frédéric Drouhet), tuy nhiên bấy giờ chỉ dành cho người Pháp.[5][6] Vào năm 1945, địa điểm này trở thành trại tù binh Pháp sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Năm 1950, chính quyền Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Văn Thinh (theo tên của Thủ tướng Cộng hòa tự trị Nam Kỳ Nguyễn Văn Thinh), lúc này là bệnh viện dành cho người Việt.[7]

Năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tổ chức thành bệnh viện chuyên khoa Lao và đổi tên thành Bệnh viện Hồng Bàng. Đây cũng là bệnh viện lao đầu tiên tại miền Nam Việt Nam.[7] Theo số liệu năm 1961, bệnh viện có 403 giường.[8] Tính đến năm 1971, Bệnh viện Hồng Bàng có 8 khu: ngoại chẩn, phòng cấp cứu, lao nhi đồng, lao người lớn, rọi cuống phổi và thử nghiệm cơ năng hô hấp, quang tuyến, tiếp liệu y dược cụ.[9]

Sau năm 1975, Bệnh viện Hồng Bàng tiếp tục là cơ sở điều trị lao cho người dân miền Nam. Năm 1983, bệnh viện được đặt tên theo bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Năm 1987, bệnh viện sáp nhập Trạm Lao Thành phố và đổi tên thành Trung tâm Lao và Bệnh phổi Phạm Ngọc Thạch, đến năm 2002 lại đổi thành Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch như hiện nay.[7][10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b c Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (30 tháng 8 năm 2022). “Tổng quan Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch”. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Thành lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 Phạm Ngọc Thạch”. Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 25 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Situation de l'Indo-Chine de 1902 à 1907 – Tome II. Saigon: Imprimerie Commerciale Marcellin Rey. 1908. tr. 113. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  6. ^ Gouvernement général de l'Indochine (1911). Fonctionnement du service de l'assistance médicale en Indochine. Paris: Émile Larose. tr. 25. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  7. ^ a b c Trần Nam Tiến (2006). Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh: Những sự kiện đầu tiên và nhất. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 12–13. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
  8. ^ Thành tích bảy năm hoạt động của chánh phủ. Ấn quán Mai Lĩnh. 1961. tr. 1137. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  9. ^ Quy-pháp vựng-tập Quyển XIV – Tập II. Sở Công báo. 1971. tr. 1317.
  10. ^ “Lịch sử phát triển Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch qua các năm”. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. 8 tháng 4 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Giới thiệu nhân vật Kaeya Alberich - Genshin Impact
Đêm mà Kaeya Alberich nhận được Vision trời đổ cơn mưa to
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Review phim
Review phim "Muốn gặp anh"
Nhận xét về phim "Muốn gặp anh" (hiện tại phin được đánh giá 9.2 trên douban)
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Long Chủng và Slime trong Tensura sự bình đẳng bất bình thường.
Những cá thể độc tôn mạnh mẽ nhất trong Tensura, hiện nay có tổng cộng 4 Long Chủng được xác nhận