Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn
Tên khácPolyclinique Dejean de la Bâtie
Vị trí
Vị trí125 Lê Lợi, Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tọa độ10°46′20″B 106°41′58″Đ / 10,772138°B 106,69943°Đ / 10.772138; 106.699430 (Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn)
Map
Tổ chức
Ngân quỹBệnh viện công lập
Loại bệnh việnBệnh viện đa khoa
Giường250
Liên kết
Điện thoại(028) 38291711
Websitebenhviendakhoasaigon.vn

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là một bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] có địa chỉ tại số 125 đường Lê Lợi, phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (đối diện với chợ Bến Thành). Đây là một bệnh viện hạng II[2] với quy mô 250 giường bệnh, có chức năng khám chữa bệnh đa khoa cho người dân thành phố và các địa phương khác chuyển đến theo phân tuyến. Bệnh viện đồng thời là nơi thực tập lâm sàng, đào tạo điều dưỡng tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.[3]

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cũng là một trong những bệnh viện có lịch sử lâu đời nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Về tổ chức, bệnh viện chia ra hai khối gồm lâm sàng và cận lâm sàng – dược (với 12 chuyên khoa), 7 phòng chức năng.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng khám vào thập niên 1920, trước khi được xây dựng lại
Phòng khám Dejean de la Bâtie thời điểm mới được xây dựng lại vào thập niên 1930

Bệnh viện này ban đầu là một phòng khám được xây dựng vào năm 1914 dành cho người Việt lúc bấy giờ, theo quyết định của Hội đồng thành phố Sài Gòn. Năm 1935, chính quyền lại quyết định xây mới phòng khám với quy mô lớn hơn. Công trình có kinh phí xây dựng là 185.000 piastre, hoàn thành năm 1939 và được đặt tên là Polyclinique Dejean de la Bâtie (theo tên của vị bác sĩ thành lập phòng khám). Tuy nhiên người dân còn gọi là nhà thương Chú Hỏa, do gia đình ông Hứa Bổn Hòa cũng có đóng góp một phần kinh phí xây dựng.[5][6]

Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên thành Bệnh viện Sài Gòn (cũng được gọi là Bệnh viện Đô thành). Tính đến năm 1971, Bệnh viện Sài Gòn có 10 khu: ngoại chẩn, nội khoa, nha khoa, ngoại khoa, giải phẫu, tai mũi họng, mắt, quang tuyến, thí nghiệm và ngân hàng máu, tiếp liệu y dược cụ.[7]

Năm 1985, Bệnh viện Sài Gòn sáp nhập với Trạm vận chuyển cấp cứu và lấy tên là "Trung tâm Cấp cứu Thành phố" theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1999, trung tâm cấp cứu được chuyển về Bệnh viện Trưng Vương[a], Bệnh viện Sài Gòn trở lại là bệnh viện đa khoa cho đến nay.[8][9]

Cơ sở vật chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, cơ sở vật chất tại bệnh viện đã xuống cấp sau hơn 80 năm hoạt động. Năm 2006, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chủ trương di dời bệnh viện. Năm 2017, thành phố có kế hoạch xây mới bệnh viện tại khu Mả Lạng (khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh, Quận 1), còn khu đất bệnh viện hiện nay sẽ giao cho Tập đoàn Bitexco xây dựng tổ hợp cao ốc văn phòng thương mại, khách sạn 5 sao.[10] Tuy nhiên đến nay dự án này vẫn chưa được thực hiện.[11][12]

  1. ^ Năm 2014, đơn vị này lại tách khỏi Bệnh viện Trưng Vương để thành lập Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y tế như hiện nay.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  3. ^ “Giới thiệu chung: Quá trình hình thành và phát triển”. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. 2 tháng 12 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ “Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn”. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  5. ^ Baudrit, André (1943). Guide historique des rues de Saigon. Saigon: S.I.L.I. tr. 465.
  6. ^ “La nouvelle polyclinique de Saigon”. La Tribune de Madagascar et dépendances. 15 tháng 4 năm 1939.
  7. ^ Quy-pháp vựng-tập Quyển XIV – Tập II. Sở Công báo. 1971. tr. 1320.
  8. ^ “Giờ làm việc của bệnh viện Đa khoa Sài Gòn”. Tạp chí Sức Khỏe Cộng Đồng. 26 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ TT cấp cứu 115 (21 tháng 8 năm 2017). “Trạm Cấp cứu vệ tinh phải hướng đến "Du lịch Y tế". Trang tin điện tử Trung tâm Cấp cứu 115.
  10. ^ Trung Sơn (16 tháng 8 năm 2017). “1.000 tỷ đồng xây bệnh viện Đa khoa Sài Gòn ở Mả Lạng”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
  11. ^ Quang Huy, Bùi Tuấn, Kim Huyền (22 tháng 7 năm 2022). “Khổ vì bệnh viện xuống cấp”. Báo Sài Gòn Giải Phóng điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  12. ^ Duy Tính (6 tháng 5 năm 2022). “Dự án di dời bệnh viện hơn 10 năm vẫn trên giấy”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Hướng dẫn tạo Image Slider với Vanila JS
Hướng dẫn tạo Image Slider với Vanila JS
Make an Image Slider also known as carousel with a clean UI
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Giới thiệu nhân vật Yuta Okkotsu trong Jujutsu Kaisen
Yuta Okkotsu (乙おっ骨こつ憂ゆう太た Okkotsu Yūta?) là một nhân vật phụ chính trong sê-ri Jujutsu Kaisen và là nhân vật chính của sê-ri tiền truyện.