Biểu tượng Bộ Nội vụ Liên Xô | |
Tổng quan Bộ Liên bang-Cộng hòa | |
---|---|
Thành lập | 15/3/1946 13/12/1968 |
Bộ Liên bang-Cộng hòa tiền thân | |
Giải thể | 7/5/1960 25/12/1991 |
Cơ quan thay thế | |
Quyền hạn | Liên Xô |
Lãnh đạo chịu trách nhiệm |
Bộ Nội vụ Liên Xô (MVD) - (tiếng Nga: Министерство внутренних дел СССР (МВД)) - là cơ quan cấp bộ của Liên Xô. Nhiệm vụ chính là chống tội phạm và duy trì trật tự công cộng trong giai đoạn năm 1946-1960 và 1968-1991.
Trước khi Liên Xô sụp đổ, Bộ là cơ quan thống nhất 15 Bộ Nội vụ của các nước Cộng hòa Liên bang.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 1946, tại kỳ họp thứ V của Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua Luật Chuyển đổi Hội đồng Dân ủy Liên Xô thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, và các Bộ Dân ủy trở thành các Bộ. Bộ Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) được chuyển đổi thành Bộ Nội vụ Liên Xô (MVD). Những thay đổi tương ứng trong Hiến pháp Liên Xô được thông qua sau đó ngày 25 tháng 2 năm 1947.
Vào tháng 1 năm 1947, theo nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Lực lượng Nội vụ của Bộ Nội vụ Liên Xô được chuyển đến Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô (MGB). Lực lượng Biên phòng, đơn vị hộ tống và lực lượng Nội vụ bảo vệ các cơ sở công nghiệp và đường sắt vẫn trực thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô. Quá trình loại bỏ dần quyền hạn Bộ Nội vụ Liên Xô bắt đầu từ năm 1947, đến năm 1953, Bộ Nội vụ quản lý các trại giam, cơ quan và doanh nghiệp hoạt động kinh tế, công nghiệp (xây dựng, thăm dò địa chất, khai thác, lâm nghiệp, v.v.):
Sau khi Stalin qua đời, tại cuộc họp chung giữa Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đã quyết định sáp nhập Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô và Bộ Nội vụ Liên Xô thành một bộ - Bộ Nội vụ của Liên Xô. Các luật liên quan đã được thông qua vào ngày 15 tháng 3 năm 1953. Lavrentiy Beria được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Trong giai đoạn này, Bộ Nội vụ đã thực hiện một số bước nhằm giảm thiểu chính sách thi hành hiện có và đưa các hoạt động đặc biệt theo các quy phạm pháp luật. Vì vậy, một số vụ án chính đầu thập niên 50 đã được sửa đổi và làm lại (âm mưu bác sĩ, vấn đề Mingrelian) trong tháng 3/1953. Bộ Nội vụ loại bỏ chức năng sản xuất, kinh tế đặc biệt, trại Gulag được chuyển cho Tổng cục số 1 thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô và các cơ quan khác. Các thông tin về "việc hạn chế quyền hạn Hội đồng đặc biệt" và "bãi bỏ giới hạn việc sử dụng hộ khẩu trong đi lại" được gửi lên Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô. Bộ Nội vụ ban hành lệnh số 0068 ngày 4 tháng 4 năm 1953, mọi biện pháp cưỡng chế và tác động vật lý trong quá trình điều tra đều bị nghiêm cấm.
Vào tháng 3 năm 1953, liên quan đến việc chuyển đổi chức năng Bộ Nội vụ Liên Xô khỏi các hoạt động sản xuất và kinh tế từ Bộ Nội vụ Liên Xô, hơn 21 cục, ban đã được chuyển sang các bộ, ngành khác. Tổng cục trại giam, Tổng cục định cư trẻ em và các tổ chức lao động cải tạo được chuyển cho Bộ Tư pháp Liên Xô ngoại trừ những người bị kết án về tội phạm chống lại nhà nước.
Ngày 26 tháng 6 năm 1953 Kruglov Sergey Nikiforovich được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô.
Vào ngày 1 tháng 9 năm 1953, theo Nghị định của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, Hội đồng đặc biệt dưới quyền Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã bị bãi bỏ.
Vào ngày 21 tháng 1 năm 1954, theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Tổng cục Trại giam (Gulag) và Tổng cục định cư trẻ em (UDC) một lần nữa được chuyển từ Bộ Tư pháp Liên Xô sang Bộ Nội vụ Liên Xô.
Theo Bộ Nội vụ Liên Xô, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 1954, có 1,360,000 tù nhân ở Gulag. Trong số này, có tới 450 nghìn người đang thụ án vì tội ác phản cách mạng và khoảng 680 nghìn người vì tội nghiêm trọng. Trong số các tù nhân, gần 28% là thanh niên dưới 25 tuổi.
Vào ngày 10 tháng 2 năm 1954, Đoàn chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Bộ Chính trị) đã thông qua quyết định tách các cơ quan an ninh nhà nước khỏi Bộ Nội vụ Liên Xô với tư cách là một bộ phận độc lập - Ủy ban An ninh Nhà nước. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1954, theo sắc lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB) được thành lập thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, và Serov Ivan Alexandrovich, nguyên Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô, được bổ nhiệm làm Chủ tịch. Cảnh sát vẫn ở Bộ Nội vụ Liên Xô.
Ngày 31 tháng 1 năm 1956 Nikolai Pavlovich Dudorov được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô.
Vào ngày 25 tháng 10 năm 1956, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã thông qua một nghị quyết "Về các biện pháp cải thiện công việc của Bộ Nội vụ Liên Xô". Các cơ quan của Bộ Nội vụ được tổ chức lại thành các sở, phòng nội vụ của các ủy ban chấp hành Xô viết. Do đó, hệ thống quản lý kép đã được hồi sinh: các Xô viết địa phương và cơ quan cao hơn là Bộ Nội vụ.
Vào ngày 13 tháng 1 năm 1960, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, Khrushchev, đã ký Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô số 48, trong đó ghi lại như sau: Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô quyết định bãi bỏ Bộ Nội vụ Liên Xô. Trình lên Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô một dự thảo Nghị định về vấn đề này. Cùng ngày, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao của Liên Xô, Voroshilov đã ký hai sắc lệnh: về việc bãi bỏ Bộ Nội vụ Liên Xô và về việc chuyển đổi Tổng cục Lưu trữ Bộ Nội vụ Liên Xô sang Tổng cục Lưu trữ Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Trong một nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ngày 13 tháng 1 năm 1960, "Về các vấn đề liên quan đến việc bãi bỏ Bộ Nội vụ Liên Xô", theo đó các cơ quan của Bộ Nội vụ được chuyển về thuộc Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, các Bộ.
Vào ngày 7 tháng 5 năm 1960, một nghị quyết đã được thông qua về việc bãi bỏ Bộ Nội vụ Liên Xô; chức năng đã được chuyển cho các bộ nội vụ của các nước cộng hòa Liên bang.
Trong 6 năm, cơ quan quyền lực kiểm soát hoàn toàn đời sống Liên Xô bị gián đoạn.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 1966, Nghị định của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô về việc thành lập Bộ Bảo vệ trật tự công cộng Liên Xô (MOOP) đã khôi phục quyền quản lý tập trung của cảnh sát trong cả nước. Sau 8 ngày, Xô viết Tối cao Liên Xô đã phê chuẩn việc tái lập cơ quan thực thi pháp luật liên bang. Các hoạt động của cảnh sát được điều chỉnh bởi Quy chế về Cảnh sát Liên Xô ngày 17 tháng 8 năm 1962.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 1966, Xô viết Tối cao Nga Xô đã bãi bỏ Bộ Bảo vệ trật tự công cộng Nga Xô và chuyển giao các chức năng của nó cho Liên Xô. Các bộ bảo vệ trật tự công cộng trong các nước cộng hòa liên bang khác và các nước cộng hòa tự trị tiếp tục tồn tại.
Vào ngày 25/11/1968, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô đã thông qua Nghị định "Về việc đổi tên của Bộ trật tự công cộng của Liên Xô thành Bộ Nội vụ Liên Xô". Vào ngày 13 tháng 12, Xô viết Tối cao Liên Xô đã phê chuẩn quyết định này. Các quyết định tương tự đã được đưa ra trong các nước Cộng hòa Liên bang và các nước cộng hòa tự trị của Liên Xô. Ngoài việc thay đổi tên chính thức, cảnh sát được tổ chức lại, các cơ quan chính trị được thành lập, nhiều lực lượng khác nhau được kết hợp thành lực lượng nội vụ Bộ Nội vụ. Những sự kiện này kéo dài đến tháng 2 năm 1969, khi cấu trúc mới của Bộ được công bố và việc chuyển đổi lực lượng nội vụ đã hoàn thành.
Đầu những năm 70, khung pháp lý đã được cập nhật đáng kể. Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô số 452 ngày 16 tháng 6 năm 1972 đã phê chuẩn Quy chế của Bộ Nội vụ Liên Xô, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô số 385 ngày 8 tháng 6 năm 1973 đã phê chuẩn Quy chế về Cảnh sát Liên Xô, có hiệu lực đến năm 1991. Vào tháng 6 năm 1973, các nhiệm vụ và quyền cơ bản của cảnh sát Liên Xô trong việc bảo vệ trật tự công cộng và cuộc chiến chống tội phạm đã được xác định.
Vào ngày 27 tháng 10 năm 1989, Bộ Nội vụ Nga Xô được thành lập lại.
Vào ngày 6 tháng 3 năm 1991, Luật Liên Xô mới về Cảnh sát Liên Xô đã được thông qua. Một cột mốc quan trọng trong lịch sử của các cơ quan thực thi pháp luật Liên Xô là việc kết nạp Liên Xô vào Interpol tại phiên họp thứ 59 của Đại hội đồng Interpol, được tổ chức tại Ottawa vào ngày 1-3 tháng 10 năm 1990. Vào ngày 1 tháng 1 năm 1991, Văn phòng Trung ương Quốc gia của Interpol được thành lập như một bộ phận của Bộ Nội vụ Liên Xô.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 1991, theo Nghị định của Chủ tịch Liên Xô, một Quy định tạm thời mới về Bộ Nội vụ Liên Xô đã được phê duyệt, nhưng nó đã không thể có hiệu lực trước khi Liên Xô sụp đổ.
Bộ Nội vụ Liên Xô có một loạt các nhiệm vụ, chịu trách nhiệm phát hiện và điều tra một số loại tội phạm, truy bắt tội phạm, giám sát hệ thống hộ khẩu, duy trì trật tự công cộng, chống nhiễm độc công cộng, giám sát quản chế, quản lý nhà tù và trại lao động, cung cấp phòng cháy chữa cháy và kiểm soát giao thông. Cho đến đầu năm 1988, Bộ Nội vụ Liên Xô cũng phụ trách các bệnh viện tâm thần đặc biệt, nhưng một đạo luật được thông qua vào tháng 1 năm 1988 đã chuyển tất cả các bệnh viện tâm thần cho Bộ Y tế.
Bộ Nội vụ có những nhiệm vụ chính:
Bộ Nội vụ cùng với việc thực hiện các chức năng được quy định trong Quy định chung về các Bộ của Liên Xô:
Đứng đầu Bộ Nội vụ Liên Xô là Bộ trưởng, được Xô Viết Tối cao Liên Xô bổ nhiệm theo hiến pháp Liên Xô, và trong khoảng thời gian giữa các phiên họp - bởi Đoàn Chủ tịch Xô Viết Tối cao Liên Xô và sau đó được Xô viết Tối cao Liên Xô phê chuẩn.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô do Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô giới thiệu ứng viên. Việc phân công trách nhiệm giữa các Thứ trưởng do Bộ trưởng quy định.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô chịu trách nhiệm cá nhân về việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho Bộ và xác định trách nhiệm, mức độ trách nhiệm của các Thứ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan hành chính và các đơn vị khác của Bộ đối với việc quản lý các lĩnh vực riêng biệt vận hành của Bộ, cũng như cho công việc của các đơn vị, cơ sở, tổ chức và doanh nghiệp thuộc hệ thống Bộ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô, trong thẩm quyền của Bộ, ban hành các lệnh và chỉ thị trên cơ sở và tuân thủ các luật Liên Xô, cũng như các nghị định và pháp lệnh Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, và đưa ra các chỉ thị ràng buộc đối với các Bộ Nội vụ Liên bang và các nước cộng hòa tự trị, bởi chính quyền và bởi các bộ phận nội vụ thuộc Ủy ban Chấp hành Xô viết Đại biểu Nhân dân, các vụ, cơ sở, tổ chức và doanh nghiệp thuộc hệ thống Bộ và kiểm tra việc thực hiện.
Các lệnh và chỉ thị do Bộ ban hành trong giới hạn quyền được cấp cho Bộ Nội vụ Liên Xô về an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông ở các thành phố và các khu vực đông dân cư khác, giao thông trên đường và các vấn đề khác được xác định theo luật Liên Xô là bắt buộc đối với các doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan, bất kể bộ phận trực thuộc, và cả đối với công dân.
Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô sẽ ban hành các lệnh và chỉ thị chung với người đứng đầu các bộ và ban ngành khác.
Bộ Nội vụ Liên Xô thành lập Đoàn Chủ tịch bao gồm Bộ trưởng (Chủ tịch) và các Thứ trưởng, cũng như các quan chức cấp cao khác của Bộ.
Các thành viên của Đoàn Chủ tịch của Bộ được phê duyệt bởi Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Đoàn Chủ tịch Bộ Nội vụ Liên Xô tại các phiên họp thường kỳ xem xét các vấn đề cơ bản về hoạt động và cải tiến công việc của Bộ, thảo luận về các vấn đề quản lý thực tế của các vụ, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp thuộc hệ thống Bộ, kiểm tra việc thực hiện, tuyển chọn và sử dụng nhân sự, soạn thảo các lệnh và chỉ thị quan trọng nhất, nghe báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ các nước cộng hòa thuộc Liên bang, báo cáo của các vụ, ban, ngành của Bộ, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Theo quy định, các quyết định Đoàn Chủ tịch Bộ Nội vụ Liên Xô được thực hiện theo lệnh của Bộ trưởng. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa Bộ trưởng và Đoàn Chủ tịch, Bộ trưởng thi hành quyết định của mình, báo cáo về những khác biệt phát sinh cho Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, và các thành viên của Đoàn Chủ tịch, lần lượt, có thể báo cáo ý kiến của mình lên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Năm 1969 cơ cấu Bộ Nội vụ Liên Xô gồm:
Năm 1972, Tổng cục 5 (cảnh sát đặc biệt tại các cơ sở Lực lượng Tên lửa Chiến lược) được thành lập;
Tháng 3 năm 1976, Tổng cục cảnh sát quản lý hành chính được chuyển thành Tổng cục Bảo vệ trật tự xã hội.
Năm 1977, Tổng cục 5 (thi hành án không giam giữ) được thành lập, Tổng cục 5 trước đây đã đổi số thành thứ Tổng cục 12.
Theo lệnh của Bộ Nội vụ số 0014 ngày 15 tháng 11 năm 1988, Tổng cục 6 (chống tội phạm có tổ chức) được thành lập. Vào tháng 2 năm 1991, được chuyển đổi thành Tổng cục chống tội phạm bạo lực, tội phạm có tổ chức, tham nhũng và buôn bán ma túy.
Năm 1987, Tổng cục lao động và các tổ chức lao động và Tổng cục Lâm nghiệp và các tổ chức lao động được sáp nhập thành Tổng cục các tổ chức lao động.
STT | Họ và tên (sinh - mất) |
Nhiệm kỳ | Chưc vụ kiêm nhiệm | Ghi chú | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Bổ nhiệm | Miễn nhiệm | |||||
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô | ||||||
1 | Trung tướng Vasily Stepanovich Ryasnoy (1904-1995) |
19 tháng 3 năm 1946 | 24 tháng 2 năm 1947 | |||
2 | Thượng tướng Ivan Alexandrovich Serov (1905-1990) |
24 tháng 2 năm 1947 | 13 tháng 3 năm 1954 | Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô | ||
3 | Thượng tướng Bogdan Zakharovich Kobulov (1904-1953) |
11 tháng 3 năm 1953 | 29 tháng 6 năm 1953 | Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô | Bị bắt trong "vụ án Lavrentiy Beria" | |
4 | Thượng tướng Sergei Nikiforovich Kruglov (1907—1977) |
11 tháng 3 năm 1953 | 26 tháng 6 năm 1953 | Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô | Trở thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ | |
5 | Nikolay Nikolaevich Shatalin (1904-1984) |
30 tháng 6 năm 1953 | 28 tháng 7 năm 1953 | Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô | ||
6 | Đại tá An ninh Nhà nước Konstantin Fedorovich Lunev (1907-1980) |
30 tháng 7 năm 1953 | 13 tháng 3 năm 1954 | |||
7 | Trung tướng Semyon Nikiforovich Perevertkin (1905-1961) |
15 tháng 3 năm 1956 | 16 tháng 1 năm 1960 | |||
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Bảo vệ trật tự công cộng Liên Xô | ||||||
1 | Tướng Nội vụ hạng 3 Vladimir Petrovich Petushkov (1904-1995) |
21 tháng 1 năm 1967 | 13 tháng 12 năm 1968 | |||
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ Liên Xô | ||||||
1 | Trung tướng Nội vụ Vladimir Petrovich Petushkov (1904-1995) |
13 tháng 12 năm 1968 | 14 tháng 4 năm 1974 | |||
2 | Trung tướng Nội vụ Viktor Semyonovich Paputin (1926-1979) |
6 tháng 6 năm 1974 | 28 tháng 12 năm 1979 | Tự sát | ||
3 | Thượng tướng Nội vụ Yuri Mikhailovich Churbanov (1936-2013) |
6 tháng 2 năm 1980 | 5 tháng 11 năm 1984 | Con rể Tổng bí thư Leonid Ilyich Brezhnev Liên quan đến "vụ án Bông" | ||
4 | Thượng tướng Nội vụ Vasily Petrovich Trushin (1934-2006) |
10 tháng 12 năm 1984 | 26 tháng 10 năm 1989 | |||
5 | Trung tướng Nội vụ Leonid Georgievich Sizov (1931-2005) |
28 tháng 7 năm 1986 | 5 tháng 1 năm 1990 | |||
6 | Thượng tướng Nội vụ Ivan Fedorovich Shilov (1930-2021) |
5 tháng 1 năm 1990 | 18 tháng 12 năm 1991 | |||
7 | Thượng tướng Boris Vsevolodovich Gromov (1943-) |
1 tháng 12 năm 1990 | 5 tháng 9 năm 1991 | Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô | ||
8 | Trung tướng Cảnh sát Viktor Fyodorovich Yerin (1944-2018) |
5 tháng 9 năm 1991 | 19 tháng 12 năm 1991 |
Bộ Nội vụ Liên Xô cử đến một số quốc gia thiết lập văn phòng cố vấn, đại diện Bộ Nội vụ Liên Xô tại nước ngoài: