![]() | Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện.(tháng 1/2025) |
Bộ gõ Thương Hiệt | |||||||||||||||||||||||
![]() Cách nhập chữ 倉頡輸入法 (Hán-Việt: Thương Hiệt du nhập pháp, nghĩa: Bộ gõ Thương Hiệt) bằng chữ Hán phồn thể | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 倉頡輸入法 | ||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 仓颉输入法 | ||||||||||||||||||||||
|
Bộ gõ Thương Hiệt (tiếng Anh: Cangjie input method hoặc Tsang-chieh input method, tiếng Trung: 倉頡輸入法) là bộ gõ chữ Hán, giúp người dùng có thể nhập chữ Hán vào máy tính thông qua bàn phím tiêu chuẩn. Được Châu Bang Phục (朱邦復, Chu Bong-Foo) sáng tạo năm 1976, bộ gõ này được đặt theo tên của Thương Hiệt, nhân vật thần thoại được xem là sáng tạo ra chữ Hán; theo gợi ý của Tưởng Vĩ Quốc (蔣緯國), khi ấy là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc. Ban đầu, bộ gõ chỉ hỗ trợ chữ Hán phồn thể, nhưng hiện nay bộ gõ Thương Hiệt đã được nâng cấp để hỗ trợ cả chữ giản thể.
Thương Hiệt là bộ gõ chữ Hán đầu tiên có dạng bàn phím QWERTY, trong khi các phương thức nhập chữ Hán trước đó đều có từ 40-2.400 phím, ngoại trừ phương pháp mã hóa 3 góc (Three Corner coding method, 三角編碼索引) chỉ sử dụng bàn phím số. Châu Bang Phục nhận thấy rằng bàn phím QWERTY sẽ ngày một phổ biến và trở thành tiêu chuẩn quốc tế, và cho rằng nên lấy nó làm phương tiện nhập liệu văn bản chữ Hán.[1] Năm 1982, Châu Bang Phục từ bỏ bằng sáng chế Bộ gõ Thương Hiệt bởi ông cho rằng nó thuộc về di sản văn hóa Trung Hoa.[2] Kể từ đó, bộ gõ này được cung cấp miễn phí, bất kỳ ai cũng được quyền sử dụng và hiệu chỉnh tùy ý, khiến Thương Hiệt trở thành một bộ gõ thông dụng trên các hệ máy hỗ trợ chữ Hán phồn thể.
Trong tên các tập tin và những nơi khác, tên của bộ gõ thường được viết tắt là cj.
Bộ gõ Thương Hiệt dựa vào tự dạng (tức hình dạng của chữ Hán) để đánh chữ, khác hẳn với bộ gõ Bính âm vốn lấy ngữ âm làm cơ sở. Mỗi một đồ họa cơ bản có một “tự căn” (字根) làm đại diện, tổng số là 24, ứng với mỗi ký tự Latinh trên bàn phím QWERTY tiêu chuẩn. Phím X dùng để nhập các "chữ khó" không gõ được bằng mã thông thường. Trong các biểu diễn phím-ký tự, chúng được chia thành bốn nhóm nhỏ: Philosophical Set (tương ứng các ký tự từ 'A' đến 'G' và đại diện cho mặt trời, mặt trăng và ngũ hành), Strokes Set (tương ứng các ký tự từ 'H' đến 'N' thể hiện các nét ngắn và tinh tế), Body-Related Set (tương ứng các ký tự từ 'O' đến 'R' đại diện cho các bộ phận khác nhau trong giải phẫu cơ thể người), và Shapes Set (tương ứng các ký tự từ 'S' đến 'Y' và thể hiện các nét phức tạp và bao hàm).
Thành phần tạo chữ cơ bản trong bộ gõ Thương Hiệt thường được gọi là "tự căn" (字根), thành phần dựa trên phép dựng hình; chứ không phải bộ thủ truyền thống, cũng không dựa trên thứ tự nét bút.
Có 24 tự căn nhưng có đến 26 phím; 24 tự căn liên kết với 76 phụ trợ tự hình (輔助 字形), trong nhiều trường hợp là các phiên bản xoay hoặc hoán vị của các tự căn. Ví dụ, phím A (日) có thể đại diện cho chính nó, rộng hơn một chút 曰 hoặc xoay 90°.
24 phím được xếp thành 4 nhóm
Nhóm | Phím | Tên | Nghĩa chính |
---|---|---|---|
Triết lý | A | 日 nhật |
|
B | 月 nguyệt |
| |
C | 金 kim |
| |
D | 木 mộc |
| |
E | 水 thủy | 氵, 又, 氺 | |
F | 火 hỏa |
| |
G | 土 thổ | 土, 士 | |
Bút hoạch | H | 竹 trúc |
|
I | 戈 qua |
| |
J | 十 thập | 十, 宀 | |
K | 大 đại | Nét hình chữ X: 乂ㄨナ犭疒廴 | |
L | 中 trung |
| |
M | 一 nhất |
| |
N | 弓 cung | Nét hình cung, móc câu: フ, ク, 乙, 亅,ㄱ | |
Nhân thể | O | 人 nhân |
|
P | 心 tâm |
| |
Q | 手 thủ | 手, ヰ,扌 | |
R | 口 khẩu | Bộ khẩu 口 | |
Tự hình | S | 尸 thi |
|
T | 廿 trấp |
| |
U | 山 sơn | Ba mặt đóng, mở bên trên: ㄩ, 乚, 屮 | |
V | 女 nữ |
| |
W | 田 điền |
| |
Y | 卜 bốc |
| |
Phím trùng, đặc biệt | X | 重/難 trùng/nan |
|
Kí tự đặc biệt | Z | Xem ghi chú | Các kí hiệu đặc biệt, các dấu chấm câu (như 。,、,「 」,『 』) |
Kí tự đại diện | *(Shift+8) | Kí tự đại diện | Có thể thay thế bất kì phím nào tự vị trí thứ 2 đến 5 và trả về danh sách tổ hợp. Hữu ích cho những lần đoán khi chắc chắn về phím đầu và cuối (VD: Nhập 竹 * 竹 sẽ cho ra danh sách 身, 物, 秒, 第 |
Người đánh máy phải quen với một số quy tắc phân tách để lấy mã Thương Hiệt:
Các quy tắc tuân theo các nguyên tắc sau:
Một số chữ được tách theo cùng 1 cách cho dù các quy tắc nói rằng chúng có được tách theo cách này hay không. Có ít các trường hợp như vậy
Chữ | Cách tách cố định |
---|---|
門 môn | 日弓 (AN) |
目 mục | 月山 (BU) |
鬼 quỷ | 竹戈 (HI) |
几 kỉ | 竹弓 (HN) |
贏 doanh | 卜弓月山金 (YNBUC) |
吂 mang | 卜女口 (YVR) |
隹 chuy | 人土 (OG) |
气 khí | 人一弓 (OMN) |
畿 (kỳ) bỏ 田 (điền) | 女戈 (VI) |
鬥 đấu | 中弓 (LN) |
阝phụ | 弓中 (NL) |
Một số chữ không thể tách. Chúng được biểu thị bằng phím X 難 trên bàn phím
Chữ | Cách tách cố định |
---|---|
臼 cữu | 竹難 (HX) |
與 dữ, dư, dự | 竹難卜金 (HXYC) |
興 hưng, hứng | 竹難月金 (HXBC) |
盥 quán | 竹難月廿 (HXBT) |
姊 tỷ | 女中難竹 (VLXH) |
齊 tề | 卜難 (YX) |
兼 kiêm | 廿難金 (TXC) |
鹿 lộc | 戈難心 (IXP) |
身 thân, quyên | 竹難竹 (HXH) |
卍 vạn | 弓難 (NX) |
黽 mãnh, mẫn | 口難山 (RXU) |
龜 quy | 弓難山 (NXU) |
廌 trãi, trĩ | 戈難火 (IXF) |
慶 khánh | 戈難水 (IXE) |
淵 uyên | 水中難中 (ELXL) |
肅 túc | 中難 (LX) |