Ngũ hành

Sơ đồ tương tác giữa các nguyên tố. Chu kỳ "tương sinh" được minh họa bằng các mũi tên màu xám chạy theo chiều kim đồng hồ bên ngoài vòng tròn, trong khi chu kỳ "tương khắc" được thể hiện bằng các mũi tên màu đỏ bên trong vòng tròn.

Trong triết học cổ Trung Hoa, Ngũ hành (tiếng Trung: 五行; bính âm: wǔxíng)[a] là một sơ đồ khái niệm gồm năm nguyên tố được sử dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu truyền thống của Trung Quốc để giải thích một loạt các hiện tượng, bao gồm cả các chu kỳ vũ trụ, sự tương tác giữa các cơ quan nội tạng, sự kế thừa của các chế độ chính trị và tính chất của thuốc thảo dược.

Năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là Hỏa (火), Thủy (水), Mộc (木), Kim (金), Thổ (土).[b] Đây không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật trong mối tương quan hài hòa, thống nhất.[2][3][4]

Quy luật tương sinh có thể được áp dụng để giải thích hiện tượng tự nhiên và sự chuyển đổi giữa các ngũ hành như sau:[cần dẫn nguồn]

  • Mộc sinh Hỏa: mối quan hệ giữa Mộc và Hỏa được thể hiện qua việc cây khô (Mộc) có khả năng tạo ra ngọn lửa mạnh mẽ khi cháy. Mộc đóng vai trò là nguyên liệu chính và thiết yếu nhất để tạo nên yếu tố Hỏa.
  • Hỏa sinh Thổ: yếu tố Hỏa, tức là lửa, có khả năng thiêu đốt mọi thứ xung quanh. Quá trình này dẫn đến việc Hỏa tạo ra yếu tố Thổ, bởi vì sau khi các vật thể bị đốt cháy, chúng biến thành tro và tro này sau một thời gian dài sẽ trở thành đất, thuộc yếu tố Thổ. Hoặc như hiện tượng núi lửa phun trào, sau một thời gian, dung nham nguội dần tạo thành vật chất có tính Thổ
  • Thổ sinh Kim: Thổ thường đại diện cho các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất cát, đồi núi, nơi mà các tài nguyên được tích tụ và hình thành. Kim, ở đây, đại diện cho các loại quặng và khoáng sản hình thành bên trong đất. Quá trình hình thành các quặng và khoáng sản này đưa đến sự tương sinh từ Thổ sang Kim.
  • Kim sinh Thủy: kim loại, có tính hàn, nên khi để ngoài điều kiện phòng sẽ tạo hiện tượng ngưng tụ hơi nước, tạo thành chất lỏng bám trên bề mặt. Có ý kiến cho rằng do kim loại có thể nóng chảy thành dạng chất lỏng nên gọi là Kim sinh Thủy, cách giải thích này thiếu thuyết phục và kiêng cưỡng, bởi "thủy" này mà là kim loại lỏng thì không thể giúp Thủy sinh Mộc được.
  • Thủy sinh Mộc: Thủy ở đây đại diện cho nước, một yếu tố quan trọng đối với sự sinh sôi và phát triển của cây cối. Cây cối trong ngữ cảnh này, đại diện cho yếu tố Mộc. Sự tương sinh giữa Thủy và Mộc thể hiện trong việc nước cung cấp độ ẩm và nguồn năng lượng cho cây cối để chúng phát triển mạnh mẽ.
  1. ^ Tiếng Nhật: gogyō (五行);[1] tiếng Hàn Quốc: ohaeng (오행).
  2. ^ Thứ tự trình bày này được gọi là trình tự "Days of the Week". Theo thứ tự "tương sinh" (相生; xiāngshēng) là Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Theo thứ tự "tương khắc" (相克; xiāngkè) là Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa và Kim.[2][3][4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hayashi, Makoto; Hayek, Matthias (2013). “Editors' Introduction: Onmyodo in Japanese History”. Japanese Journal of Religious Studies: 3. doi:10.18874/jjrs.40.1.2013.1-18. ISSN 0304-1042.
  2. ^ a b Deng Yu; Zhu Shuanli; Xu Peng; Deng Hai (2000). “五行阴阳的特征与新英译” [Characteristics and a New English Translation of Wu Xing and Yin-Yang]. Chinese Journal of Integrative Medicine. 20 (12): 937. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2015.
  3. ^ a b Deng Yu et al (1999). Fresh Translator of Zang Xiang Fractal five System. Chinese Journal of Integrative Medicine.
  4. ^ a b Deng Yu et al (1999). TCM Fractal Sets 中医分形集. Journal of Mathematical Medicine. 12 (3): 264–265.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan