Melicope pteleifolia | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Sapindales |
Họ (familia) | Rutaceae |
Chi (genus) | Melicope |
Loài (species) | M. pteleifolia |
Danh pháp hai phần | |
Melicope pteleifolia (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley, 1993 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Từ đồng nghĩa
|
Ba chạc[1][2] hay còn gọi dấu dầu ba lá,[2] dấu dầu háo ẩm,[2] chè đắng, chè cỏ (danh pháp khoa học: Melicope pteleifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được (Champ. ex Benth.) T.G. Hartley mô tả khoa học đầu tiên năm 1993.[3]
Cây nhỏ, cao 1 – 3m, có khi hơn (4 – 5m). Cành non có lông, sau đó nhẵn. Lá kép mọc đối, có ba lá chét, mép nguyên, gân phụ 15 – 20 cặp, lá non có lông rất mịn, lá chét hình trái xoan: dài 4,5 – 13 cm, rộng 2,5 – 5,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn; cuống lá dài có lông, tày ở phần dính vào thân, cuống lá chét không có hoặc rất ngắn. Cụm hoa mọc thành xim ở kẽ lá, ngắn hơn lá; lá bắc nhỏ; hoa nhỏ màu trắng; lá đài hình trái xoan, có lông ở mép; cánh hoa có 4 – 5, dài gấp 3 lần lá đài, hơi khum ở đầu, nhẵn; nhị 4, chỉ nhị bằng hoặc dài hơn cánh hoa; bầu nhụy hình trứng, có lông, vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy có 4 rãnh. Quả nang hình trái xoan, khi chín màu đỏ, chia làm 1– 4 mảnh, vỏ nhẵn (1– 4 hạch nhẵn), phía ngoài nhăn nheo; mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu đường kính 2mm, màu đen xanh, bóng. Toàn cây có tinh dầu thơm. Mùa hoa tháng 4 – 5, mùa quả tháng 6 – 7.[cần dẫn nguồn]
Ba chạc là cây bụi ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Trên thế giới, cây Ba chạc phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Philippin. Ở Việt Nam, cây mọc hoang, rất phổ biến trên khắp nước ta từ miền Bắc đến miền Nam. Cây thường được gặp ở các vùng đồi, rừng thứ sinh, rừng thưa, hoặc trong các bụi cây ở vùng đồng bằng.[cần dẫn nguồn]|