Bandai Namco Entertainment

Bandai Namco Entertainment Inc.
Tên bản ngữ
株式会社バンダイナムコエンターテインメント
Tên phiên âm
Kabushiki gaisha Bandai Namuko Entāteinmento
Tên cũ
  • Namco Bandai Games
    (2006–2014)
  • Bandai Namco Games
    (2014–2015)
Loại hình
Kabushiki gaisha
(Công ty cổ phần)
Công ty con
Ngành nghềTrò chơi điện tử
Tiền thânNamco
Thành lập31 tháng 3 năm 2006; 18 năm trước (2006-03-31)[1][2]
Trụ sở chínhMinato, Tokyo, Nhật Bản
Khu vực hoạt độngToàn thế giới
Thành viên chủ chốt
Oshita Satoshi (Chủ tịch và CEO)
Sản phẩmDanh sách trò chơi điện tử Bandai Namco
Doanh thuTăng 240,3 tỷ yên Nhật (2020)
Tăng 24,7 tỷ yên Nhật (2020)
Tăng 240.004,7 tỷ yên Nhật (2020)
Số nhân viênBandai Namco Entertainment
710 (tính đến tháng 4 năm 2018)
Bandai Namco Studios
1066 (tính đến tháng 4 năm 2018)[3]
Bandai Namco Online
139 (tính đến tháng 7 năm 2019)
Bandai Namco Network Services
48 (tính đến tháng 4 năm 2019)
Công ty mẹBandai Namco Holdings
Công ty conBandai Namco Studios
Bandai Namco Online
Bandai Namco Network Services
B.B. Studio
BXD Inc.
D3 Publisher
Reflector Entertainment
Vibe Inc.
Websitewww.bandainamcoent.com

Bandai Namco Entertainment Inc.[a]là một nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử đa quốc gia của Nhật Bản, có trụ sở tại Minato-ku, Tokyo. Các chi nhánh quốc tế của nó, Bandai Namco Entertainment America và Bandai Namco Entertainment Europe, lần lượt có trụ sở tại Santa Clara, CaliforniaLyon, Pháp. Đây là một công ty con thuộc sở hữu của Bandai Namco Holdings.

Bandai Namco Entertainment được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 2006, sau khi hợp nhất giữa NamcoBandai vào ngày 29 tháng 9 năm trước đó. Ban đầu được gọi là Namco Bandai Games, họ đã sáp nhập cả Bandai Games và Namco Networks vào tháng 1 để tạo ra một bộ phận Bắc Mỹ, Namco Bandai Games America. Namco Bandai Games đã thu nhận bộ phận trò chơi điện tử của Banpresto vào năm 2008 và giải thể Bandai Networks vào năm 2009. Các hoạt động phát triển đã được chuyển sang một công ty mới vào năm 2012, Namco Bandai Studios, nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển và sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các nhóm phát triển. Công ty đã được đổi tên thành Bandai Namco Games vào năm 2014 và Bandai Namco Entertainment, tên hiện tại của họ, vào năm 2015.

Bandai Namco Entertainment sản xuất một số nhượng quyền trò chơi điện tử trị giá hàng triệu đô la, bao gồm Gundam, Pac-Man, Tekken, Soulcalibur, Tales, Ace Combat, Taiko no Tatsujin, The IdolmasterDark Souls. Tính đến tháng 3 năm 2020, đây là công ty trò chơi lớn thứ ba ở Nhật Bản về doanh thu và vốn hóa thị trường, sau Sony Interactive EntertainmentNintendo, trước Square Enix, KonamiSega[4]. Công ty cũng sở hữu giấy phép cho một số nhượng quyền truyền thông của Nhật Bản như Dragon Ball, One Piece, Sword Art OnlineNaruto. Công ty là bộ phận xuất bản và phát triển cốt lõi của "Đơn vị kinh doanh chiến lược về mặt Nội dung" (Content SBU) của Bandai Namco Group,[5] và các chi nhánh trò chơi điện tử chính của Namco Bandai Holdings.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở trước của Bandai Namco

Vào tháng 2 năm 2005, sau lễ kỷ niệm 50 năm, Namco tuyên bố ý định sáp nhập với Bandai để thành lập Bandai Namco Holdings. Việc hợp nhất đã được hoàn tất vào ngày 25 tháng 9, tạo ra nhà sản xuất video game lớn thứ ba tại Nhật Bản tính theo doanh thu.[6] Bandai đã mua Namco với giá 1,7 tỷ USD, với Namco nhận 43% cổ phần và Bandai nhận 57% còn lại. Cả hai công ty, trong một tuyên bố chung, đều trích dẫn tỷ lệ sinh giảm và tiến bộ về mặt công nghệ của Nhật Bản là lý do cho sự hợp nhất, và để tăng kết nối với đối tượng khán giả mới hơn. Cả hai công ty hoạt động độc lập dưới trướng Bandai Namco Holdings mới thành lập cho đến ngày 31 tháng 3 năm 2006, khi các hoạt động trò chơi điện tử của họ được hợp nhất để tạo thành Namco Bandai Games.[1][2][7] Trước đó vào ngày 26 tháng 1, Namco Hometek và Bandai Games đã sáp nhập để tạo thành Namco Bandai Games America, bộ phận Bắc Mỹ.[8][9]

Vào ngày 1 tháng 4 năm 2008, các hoạt động trò chơi điện tử của Banpresto đã được Namco Bandai Games tiếp nhận.[10] Vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, Bandai Networks, doanh nghiệp điện thoại di động của Namco Bandai, đã bị giải thể và sáp nhập vào Namco Bandai Games.[11]

Ngay trước khi phát hành Afro Samurai vào cuối năm 2008, công ty đã công bố nhãn xuất bản Surge.[12] Nhãn hiệu mới là một nỗ lực tạo ra một bản sắc riêng cho công ty, nhắm đến đối tượng phương Tây, mong muốn các chủ đề trưởng thành hơn trong nội dung trò chơi.[13] Theo sau Afro, các tài liệu báo chí ban đầu chỉ ra rằng Dead to Rights: RetributionSplatterhouse cũng sẽ được phát hành dưới nhãn Surge, nhưng cuối cùng không có trò chơi nào làm được; cả hai đều được phát hành với nhãn Namco cũ thay để phản ánh di sản của loạt.

Năm 2010, Namco Bandai Games đã được ghi vào kỷ lục Guinness thế giới với tư cách là công ty phát hành nhiều quảng cáo trên truyền hình nhất cho cùng một sản phẩm, một trò chơi Nintendo DS có tên Solatorobo: Red the Hunter. Họ đã tạo ra 100 phiên bản quảng cáo vì trò chơi bao gồm 100 chương.[14]

Đầu năm 2011, Namco Networks đã được tiếp nhận vào Namco Bandai Games America, hợp nhất hiệu quả các hoạt động phát triển trò chơi, thiết bị cầm tay và trò chơi điện tử di động của Namco Bandai.[15]

Vào ngày 2 tháng 4 năm 2012, Namco Bandai Games đã ngừng hoạt động phát triển thành một công ty mới có tên Namco Bandai Studios. Công ty mới được thúc đẩy bởi sự quan tâm của Namco Bandai để có thời gian phát triển nhanh hơn và sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các nhóm phát triển khác nhau. Bao gồm khoảng 1.000 nhân viên, những người vốn đã là người của Namco Bandai.[16]

Vào tháng 3 năm 2013, Namco Bandai Games đã thành lập hai xưởng trò chơi điện tử mới. Đầu tiên, Namco Bandai Studios Singapore, là "trung tâm phát triển hàng đầu" của Namco Bandai ở châu Á và phát triển nội dung cho thị trường châu Á Thái Bình Dương. Xưởng thứ hai, Namco Bandai Studios Vancouver, hoạt động với các trò chơi xã hội trực tuyến và phát triển nội dung cho Bắc Mỹ và Châu Âu, và là một phần của Trung tâm Truyền thông Kỹ thuật số - Center for Digital Media (CDM)[17]. Vào tháng 7 năm 2013, Namco Bandai Partners (NBP), từng giám sát mạng lưới phân phối PAL kể từ tháng 9 năm 2012, đã sáp nhập với Namco Bandai Games Europe (NBGE) để thúc đẩy phân phối và sản xuất, thành một Namco Bandai Games Europe (NBGE).[18]

Năm 2014, Namco Bandai Games và Namco Bandai Studios lần lượt trở thành Bandai Namco Games và Bandai Namco Studios. Sự thay đổi này đã thống nhất thương hiệu quốc tế để tăng "giá trị" và "độ xuất hiện" của thương hiệu.[19] Tên công ty đầy đủ đã được đổi thành Bandai Namco Entertainment vào ngày 1 tháng 4 năm 2015.[20]

Vào ngày 01 tháng 4 năm 2018, bộ phận kinh doanh máy chơi trò chơi giải trí của Namco Bandai Entertainment đã được chuyển giao cho công ty chị em Bandai Namco Amusement.[21][22]

Vào tháng 9 năm 2020, Bandai Namco Entertainment Europe đã mua lại nhà phát triển trò chơi điện tử Canada, Reflector Entertainment.[23]

Cấu trúc tập đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Bandai Namco Entertainment ban đầu có trụ sở tại Shinagawa, Tokyo, sau đó chuyển hoạt động của họ đến Minato-ku, Tokyo vào tháng 2 năm 2016. Các bộ phận Bắc Mỹ và Châu Âu tương ứng ở Santa Clara, California với tên Bandai Namco Entertainment America và ở Lyon, Pháp với tên Bandai Namco Entertainment Europe. Các bộ phận cũng đã được thành lập ở Trung Quốc, Hồng KôngĐài Loan. Bandai Namco Partners, ban đầu là Sega Ozisoft và sau đó là Infogrames Australia, giám sát việc xuất bản trò chơi điện tử cho Châu Đại Dương (ÚcNew Zealand), là nhà phân phối hàng đầu của Square Enix Europe, NIS AmericaCodemasters. Bandai Namco Entertainment là bộ phận phát triển cốt lõi của " Đơn vị kinh doanh chiến lược về mặt Nội dung" của Bandai Namco Group (Content SBU) và chi nhánh trò chơi điện tử chính của Bandai Namco Holdings.

Phát triển phần mềm và các công ty con

[sửa | sửa mã nguồn]

Xưởng phát triển trò chơi điện tử cốt lõi của Bandai Namco Entertainment là Bandai Namco Studios, được thành lập vào tháng 4 năm 2012 với tư cách là một công ty riêng - Bandai Namco Studios tạo ra các trò chơi điện tử cho máy chơi trò chơi điện tử tai gia, máy chơi trò chơi điện tử cầm tay và phần cứng máy game thùng, trong khi Bandai Namco Entertainment quản lý, tiếp thị và xuất bản các sản phẩm này[16]. Bandai Namco Studios cũng sản xuất nhạc và video dựa trên tài sản của mình và có các xưởng phát triển ở Liên minh Châu Âu, Canada, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Đài LoanAnh.[24] Bandai Namco Online là một công ty con chịu trách nhiệm mảng trực tuyến trong các game của Bandai Namco Studios, và cũng phát triển các trò chơi điện tử tập trung vào mảng trực tuyến. B.B. Studio được thành lập vào tháng 4 năm 2011 từ sự hợp nhất giữa Banpresto và Bandai Entertainment Company (BEC), xử lý việc phát triển nhượng quyền Super Robot Wars và các trò chơi điện tử khác dựa trên giấy phép của Nhật Bản.

  1. ^ 株式会社バンダイナムコエンターテインメント Kabushiki gaisha Bandai Namuko Entāteinmento?, chính thức được cách điệu thành BANDAI NAMCO Entertainment Inc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Karlin, David (ngày 1 tháng 11 năm 2006). “Bandai and Namco Finalize Merger Details”. 1UP.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020. With around 1800 employees, Bandai Namco Games will be established on March 31st, 2006.
  2. ^ a b “Reorganization of the Japanese Operations of the BANDAI NAMCO Group” (PDF). ngày 11 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020. On ngày 31 tháng 3 năm 2006 it will establish a new Group company under the name of NAMCO BANDAI Games Inc.
  3. ^ “About”. Bandai Namco Studios. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2017.
  4. ^ “Top 25 gaming companies”. Newzoo.com. 2015. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ “Strategic Business Units”. Bandai Namco. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  6. ^ Feldman, Curt (ngày 13 tháng 12 năm 2005). “Bandai, Namco to merge”. GameSpot. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “株式会社バンダイナムコホールディングス 2005年度事業報告書” (PDF). Bandai Namco Holdings. 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2017.
  8. ^ Adams, David. “Namco, Bandai Complete North American Merger”. IGN. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  9. ^ “Namco and Bandai complete merger in North America”. GameSpy. ngày 4 tháng 1 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  10. ^ Spencer (ngày 9 tháng 11 năm 2007). “Banpresto absorbed by Namco Bandai”. Silicon Era. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ “KatanaXtreme.com – Namco Bandai Games Inc. to Take Over Bandai Networks Co., Ltd”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2008.
  12. ^ McWhertor, Michael. “Namco Bandai Needs Westerners, Plans "Surge". Kotaku. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  13. ^ Sheffield, Brandon. “Q&A: Namco Bandai's Iwai Talks Tricky Topics In Western Markets”. Gamasutra. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  14. ^ “Most TV commercials for the same product (8 hrs) – regional/Free-to-air”. Guinness World Records. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ “Namco Bandai Games America/Namco Networks merger”. Games Industry International. ngày 5 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  16. ^ a b Gilbert, Ben (ngày 10 tháng 2 năm 2012). “Namco spins off internal dev studios into 'Namco Bandai Studio'. Famitsu. Engadget. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ Romano, Sal (ngày 10 tháng 4 năm 2013). “Namco Bandai opening Singapore and Vancouver studios”. Gematsu. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  18. ^ Long, Niel (ngày 1 tháng 7 năm 2013). “Namco Bandai completes merger of publishing and distribution businesses”. Edge Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  19. ^ Goldfarb, Andrew. “Namco Bandai Changing Name to Bandai Namco”. IGN. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  20. ^ 2014-12-16, Bandai Namco Games changing name to Bandai Namco Entertainment, Gematsu
  21. ^ Corporate History, Bandai Namco Entertainment
  22. ^ “Notice Regarding Reorganization of Subsidiaries”. Bandai Namco Holdings Inc. ngày 9 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2020.
  23. ^ “Bandai Namco acquires Unknown 9 studio Reflector Entertainment”. Gematsu. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2020.
  24. ^ Romano, Sal (ngày 10 tháng 4 năm 2013). “Namco Bandai opening Singapore and Vancouver studios”. Gematsu. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)
Sự khác biệt về mặt
Sự khác biệt về mặt "thông số" của Rimuru giữa hai phiên bản WN và LN
Những thông số khác nhau giữa 2 phiên bản Rimuru bản Web Novel và Light Novel
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
[X-Men] Nhân vật Apocalypse - The First One
Câu chuyện của Apocalypse (En Sabah Nur) bắt đầu khi anh ta sinh ra vào khoảng 5000 năm trước công nguyên ở Ai Cập
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya (星ほし之の宮みや 知ち恵え, Hoshinomiya Chie) là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-B.