Biểu tình cầu Tứ Thông Bắc Kinh

Biểu tình cầu Tứ Thông Bắc Kinh
Một phần của các phong trào dân chủ tại Trung Quốcbiểu tình chống phong tỏa COVID-19 tại Trung Quốc 2022
Cầu Tứ Thông được chụp vào năm 2013
Ngày13 tháng 10 năm 2022
Địa điểm
Cầu Tứ Thông, quận Hải Điến, Bắc Kinh, Trung Quốc

39°57′56″B 116°18′55″Đ / 39,96564°B 116,31517°Đ / 39.96564; 116.31517
Nguyên nhânPhản đối chính sách của Tập Cận Bình và chính sách Zero-COVID
Hình thứcTreo băng rôn, phát khẩu hiệu trên loa phóng thanh, đốt lốp xe để tạo khói đen
Tình trạngNgười biểu tình bị bắt, biểu ngữ và loa phóng thanh bị gỡ bỏ

Biểu tình cầu Tứ Thông Bắc Kinh là một cuộc biểu tình chính trị tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vào sáng ngày 13 tháng 10 năm 2022, một người biểu tình đã xuống đường phản đối chủ nghĩa sùng bái cá nhân, chế độ độc đài, vi phạm nhân quyền, tăng cường kiểm duyệt và thực thi chính sách Zero-COVID của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình bằng cách treo biểu ngữ và đốt lốp xe ở trên cầu Tứ Thông [zh] (tiếng Trung: 四通桥; bính âm: Sìtōng Qiáo) ở quận Hải Điến, thành phố Bắc Kinh.

Danh tính của người biểu tình chưa được xác nhận nhưng anh ta được gọi danh là Bridge Man hoặc Banner Man tương tự Tank Man. Sự kiện được coi là một phong trào phản kháng hiếm hoi ở Bắc Kinh sau sự kiện ngày 4 tháng 6 và những khẩu hiệu tương tự đã xuất hiện trong các cuộc biểu tình giấy trắng nổ ra một tháng sau đó.[1]

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc biểu tình diễn ra thường xuyên ở Trung Quốc vào những năm 2000, với 180.000 cuộc biểu tình diễn ra vào năm 2010 theo giáo sư xã hội học Sun Liping tại Đại học Thanh Hoa.[2]

Cuộc biểu tình được diễn ra nhằm phản đối Tập Cận Bình và các chính sách của ông rất ít xảy ra, đặc biệt là vài ngày trước khi bắt đầu Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ, giai đoạn mà chính quyền áp đặt sự kiểm soát cực kỳ chặt chẽ đối với các cuộc biểu tình và bất đồng chính kiến. Nhiều người kỳ vọng rằng sự cai trị của ông Tập cho nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có sẽ tiếp tục được củng cố tại Đại hội.[3][4][5][6][7][8]

Biểu tình

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi không muốn xét nghiệm axit nucleic, chúng tôi muốn có thức ăn;
Chúng tôi không muốn phong tỏa, chúng tôi muốn tự do;
Chúng tôi không muốn dối trá, chúng tôi muốn nhân phẩm;
Chúng tôi không muốn Cách mạng văn hóa, chúng tôi muốn cải cách;
Chúng tôi không muốn các nhà lãnh đạo (độc tài), chúng tôi muốn bầu cử;
Chúng tôi không muốn làm nô lệ, chúng tôi muốn làm công dân.[9]

(不要核酸要吃饭 不要封控要自由 不要谎言要尊严
不要文革要改革 不要领袖要选票 不做奴才做公民)

Nội dung biểu ngữ bên trái

Hãy đình công ở trường và nơi làm việc, loại bỏ nhà độc tài và kẻ phản quốc Tập Cận Bình!
Đứng lên! Những người không muốn làm nô lệ! Phản đối chế độ độc tài. Phản đối chủ nghĩa độc tài. Cứu Trung Quốc, mỗi người mỗi lá phiếu để bầu chủ tịch!!!
(罢课罢工罢免独裁国贼习近平
起来不愿意做奴隶的人们! 反独裁反专制救中国 一人一票选主席!!!)

Nội dung biểu ngữ bên phải

Tôi muốn ăn. Tôi muốn được tự do. Tôi muốn bầu cử.
Không học đi. Không công việc. Hãy loại bỏ nhà độc tài Tập Cận Bình!
(要吃饭,要自由,要选票!
罢课,罢工,罢免独裁国贼习近平!)

Nội dung được phát bởi loa

Cuộc biểu tình được tổ chức vào ngày 13 tháng 10, trên cầu Tứ Thông bởi một người biểu tình đơn lẻ. Người biểu tình đã cải trang thành công nhân xây dựng bằng cách mặc áo màu cam và đội mũ bảo hiểm màu vàng, đặt hai biểu ngữ trên cầu và đốt lốp xe để tạo ra khói thu hút sự chú ý. Sau đó, liên tục hô vang qua loa, "Hãy đình công ở trường học và nơi làm việc, loại bỏ nhà độc tài và kẻ phản quốc Tập Cận Bình! Chúng tôi muốn ăn, chúng tôi muốn tự do, chúng tôi muốn bầu cử!"[10] Người này sau đó sớm bị lực lượng cảnh sát bắt giữ.[11][12]

Danh tính của người biểu tình chưa được xác nhận, mặc dù một số người tin rằng anh là một nhà vật lý hàn lâm và đã tràn vào tài khoản Twitter của người này để ca ngợi.[10] The Wall Street JournalĐài Á Châu Tự Do đã đăng tải nhiều nhà hoạt động dân chủ tin rằng người biểu tình là Peng Lifa, còn được gọi là Peng Zaizhou, một người đam mê vật lý, 48 tuổi.[13][14]

Các chủ đề biểu ngữ phản đối bao gồm sự sùng bái cá nhân, chế độ độc tài và toàn trị của Tập Cận Bình, vi phạm nhân quyền, tăng cường kiểm duyệt, việc Tập Cận Bình tái đắc cử mặc dù không tuân thủ giới hạn nhiệm kỳ, Cách mạng Văn hóa, việc thực hiện chính sách "Zero-COVID" và làm việc quá sức.[12][15][16][17][18]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]
Những tờ rơi chống Tập Cận BìnhĐại học Stanford để đoàn kết với cuộc biểu tình ở cầu Tứ Thông
Những tờ rơi chống Tập Cận BìnhĐại học Stanford để đoàn kết với cuộc biểu tình ở cầu Tứ Thông

Hành động của người đàn ông này được BBC News mô tả là "một trong những hành động phản đối quan trọng nhất của Trung Quốc dưới thời ông Tập".[10]

Đáp lại cuộc biểu tình, nhiều bức ảnh được lan truyền trên Twitter về các áp phích thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình và các khẩu hiệu lên án Tập Cận Bình từ khuôn viên của nhiều trường đại học ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Hà LanHàn Quốc.[19][20] Những khẩu hiệu phản đối tương tự sau đó đã xuất hiện dưới dạng graffiti ở các thành phố khác ở Trung Quốc[21] và thông qua AirDrop.[22] Những bức tranh vẽ về người đàn ông cũng được lan truyền rộng rãi trên các nền tảng trực tuyến.[10]

Hình ảnh và video về cuộc biểu tình đã bị kiểm duyệt bởi hệ thống kiểm duyệt internet của Trung Quốc.[23][24] Một số cá nhân đăng lại video hoặc hình ảnh về cuộc biểu tình cũng đã bị bắt.[25][26] Chính quyền Trung Quốc cũng đã kiểm duyệt các thuật ngữ có thể dẫn người dân đến biểu tình, bao gồm "cầu Tứ Thông" và "người dũng cảm",[27] tờ Bloomberg News đăng tải những từ như "can đảm", "cây cầu" và thậm chí "Bắc Kinh" cũng bị kiểm duyệt.[27][28]

Vài tháng sau, Apple đã phát hành bản cập nhật iOS liên quan đến AirDrop ở chế độ "Mọi người" trong hơn 10 phút mỗi lần cho người dùng ở Trung Quốc (sau đó, nó trở lại chế độ yêu cầu người gửi phải có trong danh sách liên hệ của người nhận). Apple tuyên bố công khai rằng điều này nhằm giúp giảm bớt những hình ảnh không mong muốn và tính năng này sẽ có sẵn bên ngoài Trung Quốc vào một ngày sau đó. Bloomberg News cho rằng sự thay đổi này được thực hiện theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.[29][30]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “上海等地爆发反清零群体抗议 "习近平下台"口号声震海内外”. 美国之音 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ “China's Spending on Internal Policing Outstrips Defense Budget”. Bloomberg News. 6 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ 'New tank man': Rare protest in Beijing mars Xi Jinping's moment”. The Washington Post. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. the Sitong Bridge in Beijing on Friday, where protest banners with slogans criticizing the Communist Party's policies were hung the day before, ahead of China's 20th Communist Party Congress
  4. ^ 'We all saw it': anti-Xi Jinping protest electrifies Chinese internet”. The Guardian. 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. Such an overt and publicised protest against Xi specifically would be significant at the best of times, but this occurred just days out from the ruling Communist party congress.
  5. ^ “Anti-Xi protest spreads in China and worldwide as Chinese leader begins third term”. CNN. 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. Over the past week, as party elites gathered in Beijing's Great Hall of the People to extoll Xi and his policies at the 20th Party Congress, anti-Xi slogans echoing the Sitong Bridge banners have popped up in a growing number of Chinese cities and hundreds of universities worldwide.
  6. ^ “Unusual public criticism of Xi Jinping before CCP meeting”. Quartz. 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “China's 'Bridge Man' inspires Xi Jinping protest signs around the world”. BBC News. 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. A rare one-man protest against Xi Jinping in Beijing has inspired solidarity protests around the world as China's party congress sits this week.
  8. ^ “Rare protest criticizes China's president days before Communist Party congress”. NBC News. 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022. A rare protest calling for Chinese President Xi Jinping's overthrow was staged in the country's capital Thursday, days before the start of the Communist Party congress, which is expected to cement his rule for an unprecedented third term.
  9. ^ Mair, Victor, Translation strategies: open protest at Sitong (Four-Way) Bridge, October 20, 2022, Language Log.
  10. ^ a b c d “China congress: How one man on a bridge marred Xi Jinping's big moment”. BBC News (bằng tiếng Anh). 21 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022.
  11. ^ Tan, Yvette (14 tháng 10 năm 2022). “China protest: Mystery Beijing demonstrator sparks online hunt and tributes”. BBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2022.
  12. ^ a b 'New tank man': Rare protest in Beijing mars Xi Jinping's moment”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ Fan, Wenxin; Lu, Shen (22 tháng 10 năm 2022). “Beijing Protester's Battle Cry Sends Ripples Worldwide”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ “Chinese police pressure family of U.S.-based student over support for 'Bridge Man'”. Đài Á Châu Tự Do. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ “北京闹市出现反习反封控、要求民主横额”. Radio Free Asia (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2022.
  16. ^ “Rare protest against China's Xi Jinping days before Communist Party congress”. CNN (bằng tiếng Anh). 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ “Anti-CCP protest and lockdown fears fuel China tensions before congress”. The Guardian (bằng tiếng Anh). 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ Pan, Jenny (13 tháng 10 năm 2022). “Chinese police arrest bridge protestor calling for citizens to 'take down dictator Xi Jinping'. The Daily Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ “Beijing Protester's Battle Cry Sends Ripples Worldwide”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ Quinn, Jimmy (14 tháng 10 năm 2022). “Beijing Bridge Demonstration Goes Global Ahead of Xi's Big Meeting”. National Review. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ “Anti-Xi Slogans in Rare Beijing Protest Spread Within China”. Bloomberg News. 18 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ Cheung, Rachel (19 tháng 10 năm 2022). “Anti-Xi Jinping Posters Are Spreading in China via AirDrop”. Vice News. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ Kang, Dake (13 tháng 10 năm 2022). “China quashes social media about protest banners in Beijing”. Associated Press (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  24. ^ Wakabayashi, Daisuke; Fu, Claire (14 tháng 10 năm 2022). “China's Internet Censors Race to Quell Beijing Protest Chatter”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2022.
  25. ^ “Shanghai police detain retired teacher who posted "Bridge Man" clips on Twitter”. Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  26. ^ “Global Propaganda on Uyghurs, 20th Congress Censorship, Brazen Transnational Repression”. Freedom House (bằng tiếng Anh). tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  27. ^ a b Antelava, Natalia (20 tháng 10 năm 2022). “China censors 'Beijing' on Weibo, torture in Izium, and Russia is jailing its elites”. Coda Media (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  28. ^ “China Censors 'Beijing' After Rare Protest in City Against Xi”. Bloomberg News. 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  29. ^ Gurman, Mark (10 tháng 11 năm 2022). “Apple Limits iPhone File-Sharing Tool Used for Protests in China”. Bloomberg News. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2022.
  30. ^ “Apple hobbled a crucial tool of dissent in China weeks before widespread protests broke out”. Quartz (bằng tiếng Anh). 27 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Thuật toán A* - Thuật toán tìm đường đi ngắn nhất giữa hai điểm bất kì được Google Maps sử dụng
Đây là thuật toán mình được học và tìm hiểu trong môn Nhập môn trí tuệ nhân tạo, mình thấy thuật toán này được áp dụng trong thực tế rất nhiều
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Giới thiệu nhân vật Evileye trong Overlord
Keno Fasris Invern, trước đây được gọi là Chúa tể ma cà rồng huyền thoại, Landfall, và hiện được gọi là Evileye, là một nhà thám hiểm được xếp hạng adamantite và người làm phép thuật của Blue Roses cũng như là bạn đồng hành cũ của Mười Ba Anh hùng.
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Những bộ anime nhất định phải xem trong thập kỉ vừa qua
Chúng ta đã đi một chặng đường dài của thế kỉ 21, khép lại thập kỉ đầu tiên cùng với hàng trăm bộ anime được ra mắt công chúng