Vụ tự thiêu của Phuntsog

Báo cáo hàng năm của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế đưa ra đánh giá toàn diện về các hoạt động của Ủy ban—những phát hiện, khuyến nghị và thành tựu của Ủy ban—trong năm qua nhằm thúc đẩy quyền phổ quát về tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo hoặc tín ngưỡng.

Vụ tự thiêu của Phuntsog là một vụ việc xảy ra khi một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng có tên Rigzin Phuntsog tự thiêu vào ngày 16 tháng 3 năm 2011 tại huyện Ngawa, Châu tự trị dân tộc Tạng-Khương Ngawa, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.[1] Sau đó khoảng 6 tháng, vào ngày 26 tháng 9, một vụ tự thiêu tương tự cũng đã được diễn ra tại đây.[2]

Phuntsog tự thiêu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 16 tháng 3 năm 2011, Rigzin Phuntsog, một tu sĩ khoảng 16 tuổi ở tu viện Kirti đã tự thiêu.[1] Ngay sau đó, anh ta đã được đưa đến bệnh viện, nhưng một số nhóm nhà sư đã giấu anh trong tu viện cho đến khi qua đời. Cuối cùng mẹ của Phuntsog đã đưa anh đến bệnh viện sau nhiều giờ thương lượng với nhóm nhà sư.[1][3]

Tranh cãi xung quanh cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Thông tin về nhà sư vẫn là một vấn đề tranh cãi. Đài Á Châu Tự DoChiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng [en] dẫn lời những người Tây Tạng địa phương cho biết cảnh sát đã dập lửa và sau đó đánh chết tu sĩ.[4][3] Theo tạp chí Time và lời kể từ những người trong tu viện, cảnh sát và những công chức mặc thường phục đã đến dập tắt đám cháy trong vòng 15 phút. Sau đó thì đánh đập và đá vị tu sĩ.[5] Còn theo Tân Hoa Xã, nguyên nhân tu sĩ tử vong là do bị điều trị chậm trễ sau khi các nhà sư ngăn cản việc mang Phuntsog tới bệnh viện.[5]

Phuntsog đã được báo cáo là 16 tuổi.[1] Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do lại đưa ra tên Lobsang Phuntsog, 21 tuổi; tên và tuổi hoàn toàn khác.[3] Các nguồn khác lại cho biết rằng Phuntsog 24 tuổi.[2]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Những ngày sau đó, một cuộc biểu tình đã diễn ra gần hiện trường vụ việc với sự tham gia của khoảng 1.000 nhà sư hô vang các khẩu hiệu.[3] Tại Dharamsala, Ấn Độ, một cuộc biểu tình khác đã diễn ra với khoảng 500 người.[2] Ba nhà sư đã bị kết án tù vì giúp Phuntsog trong vụ tự thiêu; bản án lần lượt là 10, 11 và 13 năm. Một trong những nhà sư là chú của Phuntsog.[6]

Vụ tự thiêu tháng 9

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai nhà sư khác là Lobsang Kalsang, 18 tuổi và Lobsang Konchok, 19 tuổi cũng đã tự thiêu vào ngày 26 tháng 9 cùng năm.[6] Lobsang Kalsang là anh trai của Rigzin Phuntsog. Các nhóm hoạt động cho biết hai nhà sư đã kêu gọi tự do tôn giáo và hô to "Đạt-lai Lạt-ma muôn năm" trước khi tự thiêu.[6] Vụ việc cũng xảy ra tại tu viện Kirti ở vùng Ngawa.[2]

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người định cư Tây Tạng ở khu vực Chandragiri, Gajapati, Ấn Độ đã phát động một cuộc biểu tình kéo dài 3 ngày chống lại các hành động của người Trung Quốc đối với người Tây Tạng vào ngày 19 tháng 10 năm 2011. Các nhóm địa phương ở Tây Tạng khác nhau cũng tổ chức các buổi cầu nguyệnăn chay.[7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Olessen, Alexa (ngày 19 tháng 3 năm 2011). "Family cremates Tibetan monk died of self-immolation". China.org.cn. Tân Hoa Xã. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ a b c d "2 Tibetan monks self-immolate amid Dalai Lama feud: group". The China Post. ngày 27 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ a b c d Dasgupta, Saibal (ngày 18 tháng 3 năm 2011). "China tense as teen Tibet monk immolates self". The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  4. ^ "Tibetan monastery sealed off following monk's death". The China Post. ngày 19 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.
  5. ^ a b AP / GILLIAN WONG Wednesday, Mar. 16, 2011 (ngày 16 tháng 3 năm 2011). "Monk Sets Himself on Fire in China, Dies". TIME. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.{{Chú thích báo}}: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ a b c Wong, Edward (ngày 26 tháng 9 năm 2011). "Two Tibetan Monks Set Themselves on Fire in Protest". New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  7. ^ "Tibetans stage anti-China stir". The Times of India. ngày 19 tháng 10 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Review Visual Novel Summer Pockets Trial
Summer Pocket là sản phẩm mới nhất của hãng Visual Novel danh giá Key - được biết đến qua những tuyệt tác Clannad, Little Buster, Rewrite
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
[Genshin Impact] Ý nghĩa phù lục trên người QiQi
Đạo Giáo đại thái được chia thành hai trường phái lớn là: Phù lục và Đan đỉnh
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Đôi nét về Park Gyu Young - Từ nữ phụ Điên Thì Có Sao đến “con gái mới của Netflix”
Ngoài diễn xuất, Park Gyu Young còn đam mê múa ba lê. Cô có nền tảng vững chắc và tiếp tục nuôi dưỡng tình yêu của mình với loại hình nghệ thuật này.
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu