Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo

Cây cú pháp đơn giản hóa:
PN = danh từ riêng.
N = danh từ.
V = động từ.
NP = cụm danh từ.
RC = mệnh đề quan hệ.
VP = cụm động từ.
S = câu.

"Buffalo buffalo Buffalo buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo" là một câu có ngữ pháp hợp lệ trong tiếng Anh. Câu này là một ví dụ về cách thức mà các từ đồng âm nhưng khác nghĩa (homonym) và các từ đồng âm nhưng khác chữ viết (homophone) có thể được sử dụng để tạo ra các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp. Câu này đã được bàn luận trong văn học kể từ khi nó được giáo sư William J. Rapaport tại Đại học tại Buffalo sử dụng vào năm 1972.[1] Giáo sư Rapaport đã đăng câu này trên Linguist List vào năm 1992.[2] Câu này cũng xuất hiện trong một cuốn sách năm 1994 có tựa đề The Language Instinct của Steven Pinker với vai trò như một thí dụ về một câu mà "trông có vẻ như vô nghĩa" nhưng thực ra lại đúng ngữ pháp. Pinker nêu đích danh học trò của ông, Annie Senghas, chính là người đã chế tác ra câu này.[3]

Ý nghĩa của câu này dần trở nên rõ ràng hơn khi nó được hiểu là thành phố Buffalo, New Yorkđộng từ ít phổ biến là "to buffalo" (có nghĩa là "ăn hiếp hay bắt nạt"), và khi phép chấm câu và ngữ pháp được mở rộng thì câu này được đọc như sau: "Buffalo buffalo that Buffalo buffalo buffalo, buffalo Buffalo buffalo". Nghĩa của nó càng rõ ràng hơn khi các từ đồng nghĩa được dùng để giải thích nó như sau: "Buffalo-origin bison that other Buffalo bison intimidate, themselves bully Buffalo bison" (tạm dịch: "Chính mấy con bò bison tại Buffalo mà bị mấy con bò bison tại Buffalo khác ăn hiếp, lại ăn hiếp mấy con bò bison tại Buffalo").

Giải thích

[sửa | sửa mã nguồn]
Biểu đồ Reed-Kellogg của câu.
Bò bison, trong tiếng Anh Mỹ là "buffalo" trong một cuộc tranh giành quyền lãnh thổ. Câu này giả sử rằng giống bò bison ở Buffalo có một lịch sử bắt nạt với các con bison khác, cũng từ Buffalo mà đến.
Thành phố Buffalo, bang New York.

Câu này không có chấm phẩy và sử dụng ba cách đọc khác nhau của từ "buffalo". Theo thứ tự sử dụng ba từ "buffalo" đầu tiên là như sau:

  • a. thành phố Buffalo, New York tại Hoa Kỳ, được dùng trong vai trò như một danh từ phụ trợ để bổ nghĩa cho danh từ "con vật" đi sau.
  • n. danh từ buffalo (là một con vật) ở dạng số nhiều (tương đương với "buffaloes" hay "buffalos") để tránh phải dùng mạo từ.
  • v. động từ "buffalo" có nghĩa là bắt nạt, ăn hiếp, lừa đảo, nhầm lẫn.

Đánh dấu mỗi từ "buffalo" với cách sử dụng của nó như được mô tả ở phía trên sẽ cho ra:

Buffaloa buffalon Buffaloa buffalon buffalov buffalov Buffaloa buffalon.

Câu này vận dụng các mệnh đề liên kết giản lược được phép sử dụng trong tiếng Anh – nghĩa là các mệnh đề này không có các đại từ liên kết hay các dấu liên kết khác. Như thế đại từ liên kết that hay which đáng lẽ ra xuất hiện giữa chữ thứ hai và chữ thứ ba của câu có thể được loại bỏ.

Như thế, khi được phân tích thì câu này được đọc như là một lời quả quyết rằng mấy con bò rừng bison mà bị ăn hiếp bởi mấy con bò bison khác chính ra cũng đang ăn hiếp mấy con bò rừng bison (ít ra tại thành phố Buffalo – ám chỉ thành phố Buffalo của tiểu bang New York):

Buffalo buffalo (mấy con bò rừng từ thành phố Buffalo, bang New York) [that] Buffalo buffalo buffalo (mà mấy con bò rừng từ thành phố Buffalo, bang New York ăn hiếp) buffalo Buffalo buffalo (đang ăn hiếp mấy con bò rừng từ thành phố Buffalo, bang New York).

Câu này có thể được làm cho dễ hiểu hơn bằng cách thay thế các từ đồng nghĩa như "bison" cho con vật "buffalo", "bully" cho động từ "buffalo", và "New York" để chỉ tiểu bang của thành phố Buffalo:

"New York bison New York bison bully bully New York bison", hay:
"New York bison whom other New York bison bully, themselves bully New York bison".

Hay cách thay thế khác vẫn giữ nguyên tên thành phố Buffalo:

"Buffalo bison Buffalo bison bully bully Buffalo bison".

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Thomas Tymoczko chỉ ra rằng không có gì đặc biệt đối với tám chữ "buffalo"; bất cứ câu nào có đơn độc mỗi từ "buffalo" được lặp đi lặp lại với bất cứ số lần đọc nào cũng đều đúng ngữ pháp. Câu ngắn nhất là "Buffalo!", được dùng như một câu mệnh lệnh cách để bắt nạt người nào đó ("You, buffalo!") mà trong câu đó chủ ngữ được hiểu là "you" đã bị loại bỏ.[4] Tymoczko sử dụng câu này như một thí dụ để minh họa luật rewrite trong các ngôn ngữ.[5]

Các trường hợp khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ tiếng Anh khác cũng có thể sử dụng để tạo những câu mang tính chất "chơi" ngữ pháp tương tự (dù không nhất thiết phải có nghĩa), tạo ra một chuỗi lặp liên tục. Bất cứ từ nào vừa là danh từ số nhiều vừa là ngoại động từ không biến đổi (khi chia động từ) đều có thể làm được; như, police (cảnh sát/khống chế) hay dice (xúc xắc/đổ xúc xắc).

Một câu khá tượng tự khác và không có dấu chấm câu có thể kể đến là "James while John had had had had had had had had had had had a better effect on the teacher". Câu nói nhắc đến một tình huống trong lớp học tiếng Anh có liên quan tới từ had, và có thể viết lại với các dấu chấm câu như sau: "James, while John had had 'had', had had 'had had'; 'had had' had had a better effect on the teacher."

Một số ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rapaport, William J. ngày 22 tháng 9 năm 2006. "A History of the Sentence "Buffalo buffalo buffalo Buffalo buffalo."". Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006. (archived copy)
  2. ^ Rapaport, William J. ngày 19 tháng 2 năm 1992. "Message 1: Re: 3.154 Parsing Challenges Lưu trữ 2009-10-19 tại Wayback Machine". Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2006.
  3. ^ Pinker, Steven. The Language Instinct: How the Mind Creates Language, William Morrow and Company, Inc., New York, 1994. tr. 210
  4. ^ Thomas Tymoczko; James M. Henle (2000). Sweet reason: a field guide to modern logic (ấn bản thứ 2). Birkhäuser. tr. 99–100, 104. ISBN 978-0-387-98930-3.
  5. ^ Thomas Tymoczko; James M. Henle (2000). Sweet reason: a field guide to modern logic (ấn bản thứ 2). Birkhäuser. tr. 104–105. ISBN 978-0-387-98930-3.
  6. ^ Magonet, Jonathan (2004). A rabbi reads the Bible (ấn bản thứ 2). SCM-Canterbury Press. tr. 19. ISBN 978-0-334-02952-6. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009. You may remember an old classroom test in English language. What punctuation marks do you have to add to this sentence so as to make sense of it?
  7. ^ Hans-Martin Gärtner, Generalized Transformations and Beyond, trang 58, Akademie Verlag, 2002. truy cập tại online Lưu trữ 2012-11-04 tại Wayback Machine ngày 6 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Nghe bài viết này
(2 parts, 5 phút)
Icon Wikipedia được đọc ra
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Cà phê rang đậm có chứa nhiều Caffeine hơn cà phê rang nhạt?
Cà phê rang đậm có chứa nhiều Caffeine hơn cà phê rang nhạt?
Nhiều người cho rằng cà phê rang đậm sẽ mạnh hơn và chứa nhiều Caffeine hơn so với cà phê rang nhạt.
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Nhân vật Kyouka Uzen - Nô Lệ Của Ma Đô Tinh Binh
Kyouka Uzen (羽う前ぜん 京きょう香か, Uzen Kyōka) là Đội trưởng Đội 7 của Quân đoàn Chống Quỷ và là nhân vật nữ chính của bộ truyện tranh Mato Seihei no Slave.