Buraiha

Buraiha hay Vô Lại Phái  (無頼派 buraiha, văn phái của sự vô trách nhiệm và suy đồi) là một nhóm các nhà văn phóng đãng, phô bày sự vô mục đích và khủng hoảng bản sắc của thời kì hậu Thế chiến II tại Nhật Bản.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ Vô Lại Phái thường được nhắc nhiều về nhà văn Sakaguchi Ango, Dazai OsamuOda Sakunosuke. Tuy nhiên, vẫn có một số người khác cũng được nhắc tới như những người thuộc về văn phái vô lại như Ishikawa Jun, Sei Itō, Takami Jun, Hidemitsu TanakaDan Kazuo. Theo Okuno Takeo, văn phái này cũng bao gồm cả Jūrō MiyoshiHirabayashi Taiko.

Lối sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nhà văn thuộc văn phái này đôi khi được gọi là "những kẻ phóng đãng suy đồi" ở phương Tây vì lối sống của họ: thường xuyên lui đến các quán rượu, sử dụng chất ma tuý và kích thích, thường xuyên có quan hệ tình dục ngoài luồng. Một ví dụ điển hình là Sakaguchi Ango, người đã chấn động công chúng Nhật Bản khi xuất bản một bài tiểu luận mang tựa đề Trụy Lạc Luận (堕落 論 darakuron, Luận về sự suy đồi). Theo như một nhà phê bình khác bình luận, tác phẩm này "cho phép người dân Nhật Bản, đặc biệt là các thanh thiếu niên Nhật Bản chuộc lại ý thức về bản thân và bắt đầu cuộc sống sau giai đoạn hậu chiến".

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ "burai", là thuật ngữ của các nhà phê bình bảo thủ, ám chỉ những người có hành vi chống lại các tập quán xã hội truyền thống. Bởi vì các tác phẩm của họ có bản chất là "lật đổ" nền văn học đương thời nên ban đầu chúng được gọi là Shingesakuha (新 戯 作派 作派 Tân Phái Gesaku) sau một phong trào văn học thời Edo, nhưng các thuật ngữ này sau đó đã được thay thế vì các tác phẩm đã từng không được kính trọng cho lắm trước đây trở nên nổi tiếng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Orbaugh, Sharalyn. Bruce Fulton, Joshoua S. Mostow. ed. The Columbia Companion to Modern East Asian Literature; Phần II Japan. Columbia University Press. ISBN 0-231-11314-5.
  • Literary Mischief: Sakaguchi Ango, Culture, and the War, edited by James Dorsey and Doug Slaymaker, dịch thuật bởi James Dorsey. Lanham, MA: Lexington Books, 2010. (Bài tiểu luận phê bình của Doug Slaymaker, James Dorsey, Robert Steen, Karatani Kojin, và Ogino Anna; bản dịch từ "Nihon bunka shikan" [Quan điểm cá nhân về văn hoá Nhật Bản, 1942], "Shinju" [Ngọc trai, 1942], "Darakuron" [Trụy Lạc Luận, 1946], and "Zoku darakuron" [Trụy Lạc Luận, Phần II, 1946].)
  • Dorsey, James. "Culture, Nationalism, and Sakaguchi Ango," Journal of Japanese Studies tập 27, số 2 (Summer 2001), trang. 347~379.
  • Dorsey, James. "Sakaguchi Ango," trong Modern Japanese Writers, ed. Jay Rubin (New York: Charles Scribner’s Sons, 2000), trang. 31~48.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
4 chữ C cần nhớ khi mua kim cương
Lưu ngay bài viết này lại để sau này đi mua kim cương cho đỡ bỡ ngỡ nha các bạn!
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster 2015 - Khi “Ế” chính là một cái tội
The Lobster là một bộ phim viễn tưởng hài hước đen siêu thực năm 2015 do Yorgos Lanthimos đạo diễn, đồng biên kịch và đồng sản xuất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
[Review sách] Tàn ngày để lại: Còn lại gì sau một quá khứ huy hoàng đã mất
Trong cuộc phỏng vấn với bà Sara Danius - thư ký thường trực Viện Hàn lâm Thụy điển, bà nói về giải thưởng Nobel Văn học dành cho Kazuo
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Nhân vật Zanac Valleon Igana Ryle Vaiself - Overlord
Zanac được mô tả là một người bất tài trong mắt nhiều quý tộc và dân thường, nhưng trên thực tế, tất cả chỉ là một mưu mẹo được tạo ra để đánh lừa đối thủ của anh ta