Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO được thành lập vào tháng 11 năm 2005 để bảo tồn di sản địa chất của Trái Đất, cũng như để thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển bền vững của các giá trị cộng đồng có liên quan. [1] Nó được thay thế cho Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu được thành lập vào năm 1998. Các thành viên GGN được hình thành bởi các công viên địa chất quốc gia, hoặc công viên địa chất địa phương được công nhận để tập trung vào việc bảo vệ các điểm địa chất và di sản đặc biệt này.
Các Công viên địa chất thành viên đầu tiên của GGN đã được công bố trong Hội nghị quốc tế về Công viên địa chất lần đầu tiên vào năm 2004. Tính đến giữa năm 2017, đã có 127 Công viên địa chất toàn cầu UNESCO thuộc 35 quốc gia đã chính thức trở thành một phần của gia đình GGN.[2] Các Công viên địa chất này có mặt ở 5 trong số 7 lục địa ngoại trừ Nam Cực và châu Úc. Trung Quốc là nước có số lượng công viên địa chất toàn cầu nhiều nhất, trong khi một vài quốc gia và khu vực như Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, Nam Á, Trung Đông, phần lớn châu Phi (ngoại trừ Marốc và Quần đảo Canaria) vẫn chưa có một thành viên nào.[2]
Dưới đây là danh sách các công viên địa chất toàn cầu được UNESCO công nhận tính đến hết năm 2018:[3]
Công viên địa chất Lochaber của Vương quốc Anh đã từng là thành viên của Mạng lưới vào năm 2007 nhưng đã bị xóa bỏ vào năm 2011.[6]