Tham gia công ước
Ký kết, nhưng không phê chuẩn
Chưa ký | |
Ngày kí | 5 tháng 6 năm 1992 |
---|---|
Nơi kí | Rio de Janeiro |
Ngày đưa vào hiệu lực | 29 tháng 12 năm 1993 |
Điều kiện | 30 phê chuẩn |
Bên kí | 168 |
Bên tham gia | 195 |
Người gửi lưu giữ | Tổng thư ký Liên Hợp Quốc |
Ngôn ngữ | Ả rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha |
Công ước về Đa dạng sinh học (tiếng Anh:Convention on Biological Diversity; CBD) là một hiệp ước đa phương. Công ước có ba mục tiêu chính:
Nói cách khác, mục tiêu của nó là phát triển các chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Nó thường được coi là văn kiện trọng yếu liên quan đến phát triển bền vững.
Công ước được đưa ra ký kết tại Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro vào ngày 5 tháng 6 năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993.[1] Tính đến tháng 5 năm 2009 đã có 191 quốc gia tham gia Công ước này. Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16 tháng 11 năm 1994.[2]
Việt Nam là một trong số những nước ký công ước này. sau gần 30 năm, ngày 30/4/2022 , trung tâm truyền thông tài nguyên môi trường ( CNREV) và WWF- Việt Nam phối hợp với truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm đối thoại chính sách trong khuôn khổ dự án" cùng lên tiếng bảo vệ các hệ sinh thái về thiên nhiên và con người ( voices for diversity- VFD )
Đến năm 2000 đã ký kết Nghị định thư Cartagena, có hiệu lực vào năm 2003, được phê chuẩn vào năm 2010 và ban hành vào tháng 10 năm 2014.[3]
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học, còn gọi là "Ngày Đa dạng sinh học thế giới", được Liên Hợp Quốc chọn là ngày 22/05 hàng năm, để xúc tiến và thúc đẩy các vấn đề đa dạng sinh học.
Năm 2010 là Năm Quốc tế Đa dạng sinh học. Văn phòng của công ước này là trọng điểm của năm quốc tế đa dạng sinh học. Tại hội nghị các bên lần thứ 10 vào năm 2010 tại Nagoya, Nhật Bản, các nghị định thư đã được thông qua.[4] Nghị định thư Nagoya đưa ra hai thỏa thuận ràng buộc mang tính quốc tế nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ước. Trong khi nghị định thư Cartagena quy định về việc di chuyển các sinh vật biến đổi gen qua biên giới các nước, thì nghị định thư Nagoya thiết lập một khuôn khổ ràng buộc về mặt pháp lý cho việc tiếp cận các nguồn gen và chia sẻ lợi ích,[5] đồng thời lên kế hoạch bảo vệ các loài trên thế giới (mục tiêu Aichi).
Ngày 22 tháng 12 năm 2010, Liên Hợp Quốc tuyên bố thập kỷ từ 2011 đến 2020 là thập kỷ đa dạng sinh học (Decade on Biodiversity) của Liên Hợp Quốc.