Nukata no ōkimi 額田姬王 | |
---|---|
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 630 |
Mất | 690 |
Giới tính | nữ |
Quốc tịch | Nhật Bản |
Nghề nghiệp | nhà thơ, nhà văn |
Gia đình | |
Bố | Kagami |
Hôn nhân | Thiên hoàng Tenmu, Thiên hoàng Tenji, Nakatomi no Ōshima |
Con cái | Tōchi |
Lĩnh vực | thơ |
Vương tước Nukata (額田王 (Ngạch Điền vương) Nukata no Ōkimi , c. 630–690 CE) là một nhà thơ nổi tiếng của Nhật Bản trong Thời kỳ Asuka.
Bà là con gái của Hoàng tử Kagami và được cho là em gái của Công chúa Kagami. Công chúa Nukata trở thành sủng thê của Thiên hoàng Tenmu và hạ sinh cho ông một cô con gái là Công chúa Tōchi (sau này trở thành Hoàng hậu của Thiên hoàng Kōbun). Một truyền thuyết cho rằng sau đó bà trở thành thê thiếp của Thiên hoàng Tenji, anh trai của Thiên hoàng Tenmu, nhưng không có bằng chứng nào cho việc này.
Công chúa Nukata là một trong những nhà thơ nữ vĩ đại nhất thời kỳ Asuka; Mười ba bài thơ của bà đã xuất hiện trong Vạn Diệp tập: Đó là các bài thơ: Bài thơ số 7, số 9, 16,18, 20, 112, 113, 151, 155, 488 và 1606. (bài thơ số 1606 được cho là sự lặp lại của bài thơ số 488) Hai trong số những bài thơ đó được in lại trong các tập thơ sau này là Shinchokusen Wakashū và Shinshūi Wakashū.
Trong đó, bài thơ số 9 được coi là bài thơ nổi tiếng nhất Vạn Diệp tập, do độ khó trong việc lý giải ý nghĩa của nó.Nguyên văn bài thơ này như sau[1]:
Nguyên gốc | Phiên mã | Rômaji | Dịch |
|
|
|
|
Những câu thơ sau đây đã được công nhận về ý nghĩa sâu sắc của nó, bao gồm:
Theo Alexander Vovin, hai dòng đầu tiên nên được đọc bằng tiếng Triều Tiên cổ, theo đó ý nghĩa của chúng tương tự như những dòng được đề xuất bởi Sengaku.[2]