Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm., nom. illeg.
Polypodium fortunei Kunze ex Mett.
Cốt toái bổ hay còn được gọi dưới các tên Tắc kè đá, Ráng bay, Hộc quyết, Hầu khương, Hồ tôn khương, Thân khương, Tổ phượng, Tổ rồng, Tổ diều, Co tạng tó, Co in tó, (danh pháp khoa học: Aglaomorpha fortunei) là một loài cây phụ sinh trong họ Dương xỉ (Polypodiaceae), bộ Polypodiales.[2][3][4]
Một là lá bất thụ, hứng mùn: không cuống, màu nâu, hình trái xoan, gốc hình tim có gân nổi rõ, mép lá có răng nhọn, dài 5–8 cm, rộng 3–6 cm, phủ kín thân rễ có tác dụng thu mùn.
Hai là lá hữu thụ: có cuống, màu xanh, dày, dai, không lông, xẻ thùy sâu hình lông chim, mặt dưới có nhiều túi tử nang xếp thành hàng hai bên gân; bào tử hình tròn hoặc hình trái xoan màu vàng nhạt. Lá dài 10–40 cm, rộng 8–15 cm.
Wikipedia tiếng Việtkhông bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Có vị đắng tính ẩm, bổ thận chỉ huyết, mạch gân cốt. Dùng chữa đau lưng, sưng đau khớp, ngã chấn thương tụ máu, bong gân, dập sương, ù tai chảy máu chân răng, thận hư. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc ngâm rượu. Dùng ngoài giã đắp lên chỗ sưng đau không kể liều lượng. Loài Drynaria bonii Christ cũng được gọi là bổ cốt toái và có cùng công dụng.
Tăng cường sự hấp thu calci của xương, nâng cao lượng Phosphor và calci trong máu giúp cho chóng liền xương
Phòng ngừa lipid huyết cao, làm giảm lipid máu cao và phòng ngừa được chứng xơ mỡ mạch, chữa bong gân tụ máu
Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), ỉa chảy kéo dài, ù tai. Thực nghiệm trên chuột lang, nhận thấy thuốc có tác dụng làm giảm độc của Kanamycin sulfat đối với tai trong, nhưng sau khi ngưng thuốc, tai vẫn bị điếc vẫn phát triển.
PPG I (2016). “A community-derived classification for extant lycophytes and ferns”. Journal of Systematics and Evolution. 54 (6): 563–603. doi:10.1111/jse.12229. S2CID39980610.
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)