Cồn Dã Viên

Cồn Dã Viên

Cồn Dã Viên là một cồn sông nhỏ sa bồi, có hình thoi dài, nằm ở đoạn trung lưu sông Hương, phía tây nam [1] Kinh thành Huế. Lúc bấy giờ, cồn này thuộc làng Dương Xuân; nay thuộc địa bàn phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

Khi xây dựng Kinh thành vào đầu thế kỷ 19, các nhà quy hoạch thời nhà Nguyễn đã chọn cồn Dã Viên là "hữu bạch hổ" và cồn Hến (cách Dã Viên 3,5 km về phía đông bắc tòa thành ấy) là "tả thanh long" theo thuật địa lý phong thủy, cốt để bảo vệ cho vương quyền.

Giới thiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như cồn Hến, cồn Dã Viên được hình thành từ sự bồi lắng phù sa của sông Hương. Hiện nay, cồn có chiều dài 890 m, rộng 185 m, với diện tích khoảng 107.970 .[2]

Không rõ cồn Dã Viên xuất hiện trên sông từ bao giờ, song theo sử sách, thì nó đã có từ thời các chúa Nguyễn. Vào ngày 5 tháng 1 năm 1750, chúa Nguyễn Phúc Khoát (ở ngôi chúa: 1738 - 1765) đã từng tổ chức một trận đấu giữa voicọp (hổ) ở đây. Hôm đó 40 con voi đã quật chết hết 18 con cọp.

Và theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, thì cái tên Dã Viên mãi đến thời Tự Đức mới có, tức sau khi nhà vua sai lập khu vườn ngự tại đây vào năm 1868. Trước đó, dân địa phương chỉ gọi chung chung là "cồn", còn người Pháp thì gọi là "đảo"[3]

Căn cứ tấm bia (hiện nằm trong khuôn viên khu nhà tập thể cán bộ nhân viên Nhà máy nước Dã Viên)[4] khắc năm Tự Đức thứ 21 (1868) và bài "Dữ Dã Viên ký" do vua Tự Đức viết, thì chính nhà vua đã đặt tên cho khu vườn ấy là "Dữ Dã Viên" (vườn Dữ Dã) sau khi nó được xây dựng xong [5]. Tên vua đặt là thế, nhưng người dân thường gọi tắt là "Dã Viên". Kể từ đó, nơi mà nó tọa lạc cũng được gọi là cồn Dã Viên. Ý nghĩa của cái tên Dữ Dã (rút gọn từ 4 chữ "Ngô dữ Điểm dã") đã được gợi hứng từ một câu chuyện ghi chép trong sách Luận ngữ. Câu chuyện là một cuộc đàm thoại giữa Khổng Tử và bốn môn đệ của ông[3].

Sau cái chết của vua Tự Đức (chủ nhân Dữ Dã Viên) vào năm 1883, khu vườn dần hoang phế, và bị phá hủy nặng trong trận bão năm Thìn (1904).

Năm 1908, một chiếc cầu bằng sắt bắc qua sông Hương được xây dựng xong và bắt đầu hoạt động để nối tuyến tàu hỏa Bắc – Nam. Cũng theo Phan Thuận An, thì nó được đặt tên là cầu Dã Viên, vì phần giữa của đoạn đường sắt này đã được xây dựng ngay trên mặt đất của cồn Dã Viên [3]. Nhưng có lẽ do quan niệm cồn Dã Viên là "bạch hổ" của Kinh thành, nên người dân Huế vẫn gọi tuyến giao thông ấy là cầu Bạch Hổ[2].

Trong hai năm 19551956, chính quyền tỉnh Thừa Thiên đã cho thi công xây dựng trên cồn một nhà máy nước để cung ứng đủ nước sạch cho thành phố Huế, và đặt tên là Nhà máy nước Dã Viên.

Tháng 3 năm 2006, đã có một dự án mang tên "Khu du lịch Dã Viên" được đưa ra, song đến giờ vẫn còn nằm trên giấy, bởi nhiều lý do, trong đó có sự phản đối của những người làm công tác bảo tồn di sản[2].

Tháng 12 năm 2009, một cây cầu đường bộ song song với tuyến đường sắt vừa kể trên được xây dựng. Đây là cây cầu hiện đại nối trục Quốc lộ 1 với bờ nam sông Hương. Cầu được khởi công xây dựng với tên gọi là cầu đường bộ Bạch Hổ và khánh thành ngày 31 tháng 8 năm 2012. Tháng 12 năm ấy, sau khi lấy ý kiến của nhân dân trên địa bàn và những người yêu Huế ở trong và ngoài nước, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã biểu quyết thông qua với hơn 77% số phiếu tán thành, và chính thức đặt tên là cầu Dã Viên [6].

Như vậy, trong quá khứ, đã có một truyền thống đặt tên nhất quán cho những công trình được xây dựng tại khu vực này: Vườn ngự Dã Viên, cồn Dã Viên, Nhà máy nước Dã Viên và cầu Dã Viên...[3].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tức cồn Dã Viên ở phía trước và bên phải Kinh thành Huế (theo hướng nhìn từ trong thành ra).
  2. ^ a b c Theo bài viết "Cồn Dã Viên - Bạch Hổ của kinh thành Huế" của tác giả Hà Thành đăng tải trên VOV [1] Lưu trữ 2013-11-14 tại Wayback Machine, cập nhật ngày 10/07/2013; và trên website Khám phá Huế [2][liên kết hỏng], cập nhật ngày 17/09/2013.
  3. ^ a b c d Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An, "Trái khoáy việc đặt tên cầu ở Huế", cập nhật 09/09/2012 [3].
  4. ^ Tấm bia cao 70 cm, rộng 40 cm, dày 11 cm. Mặt trước có diềm chạy chỉ tạo thành gò nổi ở chung quanh, lòng bia có 3 dòng chữ được khắc chìm xuống đá: "Tự Đức nhị thập nhất niên ngũ nguyệt cát nhật phụng sắc tạo", tức: Vâng theo lệnh vua ban, lập bia vào ngày tối tháng 5, năm Tự Đức thứ 21 (tháng 7/1868).
  5. ^ Bài ký dài 1.413 chữ Hán đã được Quốc sử quán triều Nguyễn khắc in ở quyển 18 trong bộ "Ngự chế văn nhị tập" vào năm Tự Đức thứ 29 (1867). Nội dung kể nhiều về lịch sử và vị thế của cồn Dã Viên, lý do thiết lập khu vườn ngự và diện mạo đương thời của nó (trong đó có nói rằng khởi thủy, cồn này có bảy ngôi nhà dân ở, nhỏ hẹp và xiêu vẹo), lý giải vì sao lại đặt tên cho khu vườn là Dữ Dã, tự thuật về sinh hoạt và nghỉ ngơi của nhà vua ở vườn, lý luận về ý nghĩa của đời sống tránh xa danh lợi, hòa mình vào thiên nhiên để hưởng thú thanh nhàn, v.v...Xem chi tiết trong bài "Huế: Những phát hiện mới về phế tích Dữ Dã Viên", [4], cập nhật ngày 21/7/2001.
  6. ^ Nguồn: [5] Lưu trữ 2013-12-07 tại Wayback Machine, cập nhật ngày 10/12/2012].
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Tổng quan về Vua thú hoàng kim Mech Boss Chunpabo
Sau khi loại bỏ hoàn toàn giáp, Vua Thú sẽ tiến vào trạng thái suy yếu, nằm trên sân một khoảng thời gian dài. Đây chính là lúc dồn toàn bộ combo của bạn để tiêu diệt quái
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
Layla là đại diện hoàn hảo cho tôi ở trường, lol (có lẽ tôi nên đi ngủ sớm hơn)
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2019): Chiến tranh và người lính thủy đánh bộ qua lăng kính điện ảnh
Fury (2014) sẽ đem lại cho bạn cái nhìn chân thực, những mặt tối và hậu quả nặng nề đằng sau các cuộc chiến tranh mà nhân loại phải hứng chịu.
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Kinh nghiệm thuê xe và lái xe ở Mỹ
Dịch vụ thuê xe ở Mỹ rất phát triển có rất nhiều hãng cho thuê xe như Avis, Alamo, Henzt