Cộng hòa Xô viết Bayern

Cộng hòa Xô viết Bayern
Tên bản ngữ
  • Bayerische Räterepublik
năm 1919
Quốc kỳ
Quốc kỳ
Quốc huy
Quốc huy
Tổng quan
Vị thếNhà nước không được công nhận
Thủ đôMunich
Ngôn ngữ thông dụngĐức
Chính trị
Chính phủCộng hòa xã hội chủ nghĩa
• ngày 6 tháng 4 – ngày 12 tháng 4
Ernst Toller
• ngày 12 tháng 4 – ngày 3 tháng 5
Eugen Leviné
Lịch sử 
• Thành lập
ngày 6 tháng 4 năm 1919
• Giải thể
ngày 3 tháng 5 năm 1919
Kinh tế
Đơn vị tiền tệGerman Papiermark (ℳ)
Tiền thân
Kế tục
Cộng hòa Weimar
Vương quốc Bayern
Cộng hòa Weimar
Free State of Bavaria
Hiện nay là một phần của Đức

Cộng hòa Xô viết Bayern (Đức: Bayerische Räterepublik)[1][2] là một dự định thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa tồn tại trong thời gian ngắn ở bang Bayern trong thời kỳ Cách mạng Đức diễn ra. Nhà nước được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa với Hội đồng của giai cấp công nhân. Thủ đô được đặt đặt tại Munich. Nó cũng tranh đấu cho sự độc lập từ Cộng hòa Weimar mới được tuyên bố.

Cuộc cách mạng không đổ máu của Kurt Eisner

[sửa | sửa mã nguồn]
Kurt Eisner năm 1919.

Vào ngày 7 tháng 11 năm 1918 nhân dịp kỷ niệm một năm Cách mạng tháng Mười Nga, Kurt Eisner, một thành viên của Đảng dân chủ xã hội độc lập Đức (USPD), nói chuyện trước khoảng 60.000 người tại bãi đất Theresienwiese (chỗ tổ chức Oktoberfest).[3][4] Ông đòi hỏi hòa bình ngay lập tức, chế độ ngày làm việc 8 giờ, giảm thất nghiệp và kêu gọi vua Bayern Ludwig III và hoàng đế Đức Wilhelm II thoái vị và đề nghị thành lập hội đồng công nhân và quân đội. Đám đông sau đó đã diễu hành đến doanh trại quân đội và chinh phục hầu hết các binh sĩ đứng về phía cuộc cách mạng. Đêm đó, nhà vua bỏ đi lưu vong. Ngày hôm sau, Eisner tuyên bố Bayern là một "Freistaat" (một nước Cộng hòa không vua). Một tuyên bố mà lật đổ chế độ quân chủ của triều đại Wittelsbach đã cai trị trong hơn 700 năm, và Eisner đã trở thành thủ tướng của Bayern [5] Mặc dù ủng hộ một "XHCN", ông cho biết sự khác biệt với những người Bolshevik Nga, tuyên bố rằng chính phủ của ông sẽ bảo vệ quyền sở hữu. Trong một vài ngày, nhà kinh tế München Lujo Brentano làm ủy viên nhân dân về thương mại (Volkskommissar für Handel).

Đảng dân chủ xã hội độc lập Đức của Eisner bị đánh bại trong cuộc bầu cử tháng 1 năm 1919, chỉ đứng hạng thứ sáu. Vào ngày 21 tháng 2 năm 1919, khi ông đang trên đường tới quốc hội để tuyên bố từ chức, ông bị bắn chết bởi một người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu Anton Graf von Arco auf Valley, người đã bị từ chối được trở thành thành viên trong Hội Thule vì tổ tiên người Do Thái phía mẹ mình. Vụ ám sát này gây ra tình trạng bất ổn và vô luật pháp ở Bayern, và các tin tức về một cuộc cách mạng cánh tả ở Hungary khuyến khích những người Cộng sản và vô trị giành chính quyền.[6]

Chính phủ Hoffmann

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 3 năm 1919, lãnh đạo Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD), mà chiếm đa số, là Johannes Hoffmann lập nên chính phủ liên minh. Tuy nhiên chính quyền này không tập hợp được đủ sự ủng hộ chính trị.[7]

Chính phủ Ernst Toller

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 4 năm 1919, Cộng hòa Xô viết chính thức được tuyên bố. Các thành viên của Đảng USPD nắm quyền kiểm soát chính phủ bao gồm Ernst Toller, Gustav Landauer, Silvio Gesell, và Erich Mühsam. Toller, một nhà soạn kịch, mô tả cuộc cách mạng như là "Cách mạng Bayern của tình thương".[8]

Tuy nhiên việc bổ nhiệm các thành viên trong nội các không hợp lý. Điển hình như trường hợp bổ nhiệm Thứ trưởng bộ ngoại giao Franz Lipp (người đã nhiều lần vào viện tâm thần). Ông tuyên bố tình trạng chiến tranh với Thụy Sĩ vì nước này không cho mượn 60 toa tàu xe lửa.[9] Ông cũng tuyên bố là người quen của Giáo hoàng Biển Đức XV và thông báo với Vladimir Lenin rằng cựu thủ tướng Hoffmann đã trốn tới Bamberg và mang theo chìa khóa phòng vệ sinh của bộ.[10][11]

Chính phủ Eugen Leviné

[sửa | sửa mã nguồn]
Eugène Leviné

Ngày 12 tháng 4 năm 1919, Đảng Cộng sản do Eugen Leviné lãnh đạo giành lấy chính quyền.[3] Leviné ban hành hàng loạt cải cách Cộng sản bao gồm: xây dựng Hồng quân, tịch thu tiền và lương thực, sung công các căn hộ sang trọng cho người vô gia cư vào ở, giành quyền sở hữu và kiểm soát các nhà máy. Leviné cũng lên kế hoạch xóa bỏ tiền giấy và cải cách hệ thống giáo dục. Tuy nhiên chính quyền của ông sụp đổ trước khi bắt đầu thực hiện những chính sách này.

Ngày 30 tháng 4 năm 1919, tám người, bao gồm cả công tước Gustav của Thurn và Taxis, bị cáo buộc là gián điệp cánh hữu và bị xử tử. Bí thư của Hội Thule, nữ bá tước Hella von Westarp, cũng bị xử tử.[12]

Sụp đổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chẳng bao lâu sau đó, vào ngày 3 tháng 5 năm 1919, những phần tử còn lại trung thành với quân đội Đức (được người Cộng sản gọi là những kẻ bạch vệ của chủ nghĩa Tư bản) với một lực lượng là 9000 quân Đức và 30.000 quân của lực lượng Freikorps tiến vào München và đánh bại những người Cộng sản. Ước tính hơn 1000 người ủng hộ chính quyền bị giết trong cuộc giao tranh trên đường phố và khoảng 700 người bị bắt và bị hành quyết sau khi quân độị Freikorps giành thắng lợi. Leviné bị kết tội phản quốc và bị xử bắn trong nhà tù Stadelheim. Gustav Landauer bị đánh đập và bắn chết bởi một đám binh lính.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Allan Mitchell. Revolution in Bavaria, 1918-1919: The Eisner Regime and the Soviet Republic. Princeton University Press, 1965 (reprinted 2015). p. 346. ISBN 9781400878802
  2. ^ Neil Hollander. Elusive Dove: The Search for Peace During World War I. McFarland, 2013. p. 283 (note 269). ISBN 9781476614106
  3. ^ a b Gaab, Jeffrey S. (2006). Munich: Hofbräuhaus & History. New York Washington, D.C./Baltimore Bern Frankfurt am Main Berlin Brussels Vienna Oxford Lang 2006. tr. 58.
  4. ^ Encyclopedia Britannia 1969, Bavarian Council Republic
  5. ^ Thomas Schuler (tháng 12 năm 2008). “The Unsung Hero: Bavaria's amnesia about the man who abolished the monarchy”. The Atlantic Times. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ Erich Mühsam, Von Eisner bis Leviné, p. 47
  7. ^ Jeffrey S. Gaab (tháng 12 năm 2011). “Hitler's Beer Hall Politics: A Reassessment based on New Historical Scholarship”. International Journal of Humanities and Social Science. tr. 36.
  8. ^ Jeffrey S. Gaab. Munich: Hofbräuhaus & history. Peter Lang. tr. 59.
  9. ^ Edumund Taylor (1963). “The Fall of the Dynasties: The Collapse of Old Order”. Weidenfeld & Nicolson. tr. 365.
  10. ^ Gustav Noske, Von Kiel bis Kapp, p. 136
  11. ^ Paul Werner (Paul Frölich), Die Bayerische Räterepublik. Tatsachen und Kritik, p. 144
  12. ^ Timebase Multimedia Chronography. Timebase 1919 Lưu trữ 2006-09-29 tại Wayback Machine. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.
  13. ^ James Horrox. “Gustav Landauer (1870-1919)”. Anarchy Archives. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2015.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
[Chap 2] Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu
Truyện ngắn “Cậu của ngày hôm nay cũng là tất cả đáng yêu” (phần 2)
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Đặc điểm Sức mạnh Titan - Shingeki no Kyojin
Sức mạnh Titan (巨人の力 Kyojin no Chikara) là khả năng cho phép một người Eldia biến đổi thành một trong Chín Titan
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Trong số đó người giữ vai trò như thợ rèn chính, người sỡ hữu kỹ năng chế tác cao nhất của guild chính là Amanomahitotsu
Cốt lõi của
Cốt lõi của "kiệt sức vì công việc" nằm ở "mức độ hài lòng với bản thân"?
Nếu bạn cảm thấy suy kiệt, bắt đầu thấy ghét công việc và cho rằng năng lực chuyên môn của mình giảm sút, bạn đang có dấu hiệu kiệt sức vì công việc.