Cờ Chiến thắng


"Cờ Chiến thắng số 5" được cắm ngay bên dưới một bức tượng trên nóc tòa nhà Reichstag

Cờ Chiến thắng Xô viết (tiếng Nga: Знамя Победы) là lá cờ được lính Hồng Quân cắm trên nóc tòa nhà ReichstagBerlin vào ngày 1 tháng 5 năm 1945, một ngày sau khi Adolf Hitler tự sát. Lá cờ được cắm bởi ba người chiến sĩ Xô viết: Alexei Berest, Mikhail Yegorov, và Meliton Kantaria.

Lá cờ Chiến thắng, được tạo ra trong thời kỳ chiến tranh, là biểu tượng chính thức cho chiến thắng của nhân dân Xô viết trước phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó cũng là một trong những báu vật quốc gia của Nga. Dòng chữ Kirin trên cờ ghi:

Sư đoàn Bộ binh 150, Huân chương Kutuzov hạng Hai, Sư đoàn Idritsa, Quân đoàn Bộ binh 79, Tập đoàn quân Đột kích 3, Phương diện quân Belorussia 1.

Mặc dù đây không phải là lá cờ duy nhất được kéo lên trên tòa nhà Reichstag, nó là lá cờ đầu tiên và duy nhất còn sót lại trong số những lá cờ "chính thức" được đặc biệt chuẩn bị cho sự kiện này. Trong những buổi lễ diễu binh mừng ngày Chiến thắng mùng 9 tháng 5 tại Moskva, một bản sao của lá Cờ Chiến thắng số 5 được mang theo ngay sau quốc kỳ Nga. (năm 2015 thứ tự này được đổi ngược lại.)

Theo luật pháp Nga, lá cờ Chiến thắng phải được lưu trữ vĩnh viễn tại một địa điểm an toàn và cho phép công chúng tới xem.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]
Lá cờ Chiến thắng bản gốc được lưu trữ tại Bảo tàng Trung tâm các Lực lượng Vũ trang, Moskva
Lá cờ Chiến thắng bản gốc được lưu trữ tại Bảo tàng Trung tâm các Lực lượng Vũ trang, Moskva

Báo cáo của chỉ huy Tập đoàn quân xung kích 3 tới Tổng cục chính trị Hồng Quân về cuộc chiến tại Reichstag và sự kiện cắm Cờ Chiến thắng tại đây. (trích dẫn) [1]

2 tháng 7 năm 1945.

Chỉ huy Phương diện quân Belorussia 1, đồng chí G. K. Zhukov ra lệnh cho các chiến sĩ Tập đoàn quân xung kích kích 3 tiến vào Berlin để chiếm trung tâm thành phố, tòa nhà Reichstag và cắm Cờ Chiến thắng tại đây.<...>

Sau khi đã đánh bại những thành trì cuối cùng của địch, quân đội tiến vào Berlin lúc 6 giờ chiều ngày 21 tháng 4 năm 1945.<...>

Sau khi kiểm soát được trung tâm thành phố, lính tập đoàn quân đột kích 3 tiến vào khu vực tòa nhà Reichstag cuối ngày 29 tháng 4 năm 1945..

Vào ngày 30 tháng 4, lúc bình minh, họ đã bắt đầu tiến công quy mô lớn vào tòa nhà Reichstag.<...>

Vào lúc 14:25 ngày 30 tháng 4 năm 1945, các chiến sĩ trong tiểu đội của hạ sĩ thượng cấp Syanov đồng loạt xông vào và lên được mái vòm. Những người chiến sĩ dũng cảm - Trung úy Đảng viên Berest, Binh sĩ Đoàn viên Egorov và Hạ sĩ Sơ cấp Kantaria đã cắm lá cờ, biểu tượng cho Chiến thắng Vĩ đại của chúng ta, lá cờ Liên Xô đầy tự hào tung bay trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức!

Lá cờ đã vượt qua bao khói lửa và đạn bom để tung bay trên bầu trời thành phố Berlin thất thủ <...>

Chỉ huy binh lính Tập đoàn quân xung kích 3, Anh hùng Liên Xô, Thượng tướng Kuznetsov

Ủy viên Ban Quân sự Tập đoàn quân xung kích 3, Thiếu tướng Litvinov

Cờ Chiến thắng của Yeltsin

[sửa | sửa mã nguồn]
Lá cờ được Boris Yeltsin chấp thuận trong một sắc lệnh năm 1996 từng là cờ của Quân đội Nga

Một phiên bản khác của cờ Xô viết không có biểu tượng búa liềm được tổng thống Boris Yeltsin trao địa vị giống như quốc kỳ vào ngày 5 tháng 4 năm 1996. Tổng thống Vladimir Putin cũng lấy Cờ Chiến thắng làm cờ chính thức của Quân đội Nga. Lá cờ này được đặt theo tên của lá cờ được cắm trên tòa nhà Reichstag, cũng là Cờ Chiến thắng.

Ngày nay phiên bản này không còn là một biểu tượng chính thức nữa. Cờ của Lục quân Nga được đổi lại thành một lá cờ khác không còn biểu tượng ngôi sao thời Xô viết.[2][3]

Những lá cờ được sử dụng nhân dịp ngày Chiến thắng Xô viết nay được luật pháp liên bang định rõ.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Russian archive: Second World War: B. 15 (4-5). Fight for Berlin (Red Army in the defeated Germany).— M.: Terra, 1995. Chapter III. «Banner above Reichtag»
  2. ^ “Флаги”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ Федеральный закон Российской Федерации «О знамени Вооруженных Сил Российской Федерации, знамени Военно-Морского Флота, знаменах иных видов Вооруженных Сил Российской Федерации и знаменах других войск»
  4. ^ Федеральный закон Российской Федерации от 7 мая 2007 г. N 68-ФЗ "О Знамени Победы"
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan