Carcinus

Carcinus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Brachyura
Họ (familia)Carcinidae
Phân họ (subfamilia)Cacininae
Chi (genus)Carcinus
Leach, 1814
Loài điển hình
Cancer maenas
Linnaeus, 1758
Các loài[1]

Carcinus (từ tiếng Hy Lạp: Καρκίνος Karkinos) là danh pháp khoa học của một chi cua, bao gồm Carcinus maenas - một loài xâm lấn khét tiếng, và C. aestuarii - một loài đặc hữu Địa Trung Hải.[1][2]

Carcinus maenas

[sửa | sửa mã nguồn]

C. maenas nằm trong số 100 "loài xâm lấn ngoại lai tệ hại nhất thế giới". Nó là loài bản địa đông bắc Đại Tây Dươngbiển Baltic, nhưng đã xâm lấn các môi trường sống tương tự tại Australia, Nam Phi, Nam Mỹ cũng như ở cả vùng duyên hải Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Nó có thể phát triển tới kích thước rộng của mai là khoảng 90 mm (3,5 in). Thức ăn chủ yếu của nó là các loại động vật thân mềm, giun và động vật giáp xác nhỏ, có tiềm năng ảnh hưởng tới một loạt các bãi cá. Sự gieo rắc thành công của nó xảy ra thông qua một loạt các cơ chế, như trên thân tàu hay vật liệu đóng gói, lẫn trong động vật hai mảnh vỏ được di chuyển để nuôi trồng thủy sản và trôi theo bè mảng.

C. maenas được biết đến với các tên gọi khác nhau trên thế giới. Tại đảo Anh, nói chung nó được nhắc đến đơn giản như là cua bờ biển (shore crab). Tại Bắc MỹNam Mỹ nó được gọi là cua xanh (green crab) hay cua xanh châu Âu (European green crab). Tại AustraliaNew Zealand nó được gọi là cua xanh châu Âu (European green crab) hay cua bờ biển châu Âu (European shore crab).

C. aestuarii

[sửa | sửa mã nguồn]

C. aestuarii là bản địa Địa Trung Hải. Nó rất giống với C. maenas và đôi khi được coi là phân loài của C. maenas chứ không phải một loài theo đúng nghĩa. Hai đơn vị phân loại này có thể phân biệt được bằng phần phía trước của mai giữa hai mắt, với phần này ngắn và có khía răng cưa ở C. maenas nhưng dài hơn và nhẵn hơn ở C. aestuarii.

Không giống như C. maenas, C. aestuarii chỉ dính vào một vụ xâm lấn; với vùng bờ biển Nhật Bản bị xâm lấn bởi hoặc là C. aestuarii hoặc là sinh vật lai ghép giữa C. aestuarii với C. maenas.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Peter K. L. Ng, Danièle Guinot & Peter J. F. Davie (2008). “Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant Brachyuran crabs of the world” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 17: 1–286. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ WoRMS (2019). Carcinus Leach, 1814”. Cơ sở dữ liệu sinh vật biển.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan