Chính phủ Quốc gia Việt Nam

Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên danh nghĩa là cơ quan hành pháp cao nhất của Quốc gia Việt Nam. Các thành viên của Chính phủ, gồm Thủ tướng, các Tổng trưởng, Bộ trưởng và Thứ trưởng đều do Quốc trưởng bổ nhiệm bằng sắc lệnh và chịu trách nhiệm trước Quốc trưởng. Quyền hạn các thành viên chính phủ do sắc lệnh của Quốc trưởng ấn định.

Quốc trưởng cũng có quyền cách chức bất kỳ thành viên nào của Chính phủ.

Chính phủ lâm thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam là chính phủ được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1948, nhằm chuẩn bị cho việc thành lập chính phủ chính thức của Quốc gia Việt Nam đứng đầu bởi Quốc trưởng Bảo Đại vào ngày 14 tháng 7 năm 1949.

STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân
2 Phó thủ tướng Trần Văn Hữu
3 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ
4 Tổng trưởng Bộ Lễ và Giáo dục Nguyễn Khoa Toàn
5 Tổng trưởng Kinh tế Tài chánh Nguyễn Trung Vinh
6 Tổng trưởng Thông tin Phan Huy Đán
7 Tổng trưởng Canh nông Trần Thiện Vàng
8 Tổng trưởng Y tế Đặng Hữu Chí
9 Tổng trưởng Công chánh Nguyễn Văn Tỷ
10 Bộ trưởng Quốc phòng Trần Quang Vinh
11 Bộ trưởng Phủ thủ tướng Đinh Xuân Quảng
* Quốc vụ khanh Bắc Kỳ Nghiêm Xuân Thiện
* Quốc vụ khanh Trung Kỳ Phan Văn Giáo
* Quốc vụ khanh Nam Kỳ Lê Văn Hoạch

Chính phủ Bảo Đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ chính thức đầu tiên, hoạt động từ ngày 14 tháng 7 năm 1949 đến 21 tháng 1 năm 1950, do Quốc trưởng Bảo Đại kiêm quyền Thủ tướng

STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Quốc trưởng Bảo Đại kiêm Thủ tướng
2 Phó thủ tướng Trần Văn Hữu kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3 Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Phan Long
4 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ
5 Tổng trưởng Nội vụ Vũ Ngọc Trản[1]
6 Tổng trưởng Y tế Nguyễn Hữu Phiếm
7 Tổng trưởng Thông tin Trần Văn Tuyên
8 Tổng trưởng Tài chánh Dương Tấn Tài
9 Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thông Trần Văn Của
10 Tổng trưởng Thương mại Hoàng Cung
11 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục Phan Huy Quát
12 Tổng trưởng Thanh niên và Thể thao Nguyễn Tôn Hoàn
12 Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hội Phan Khắc Sửu
13 Bộ trưởng Phủ thủ tướng Đặng Trinh Kỳ
14 Bộ trưởng Quốc phòng Trần Quang Vinh
15 Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thăng
15 Bộ trưởng Kinh tế Trần Văn Văn
* Thủ hiến Bắc phần Nguyễn Hữu Trí
* Thủ hiến Trung phần Phan Văn Giáo
* Thủ hiến Nam phần Trần Văn Hữu

Chính phủ Nguyễn Phan Long

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 1 năm 1950, tướng Nguyễn Văn Xuân từ chức khỏi chính phủ. Quốc trưởng Bảo Đại ra Sắc lệnh số 6/QT ngày 21 tháng 1 năm 1950, chỉ định nhà báo Nguyễn Phan Long làm Thủ tướng, chuẩn bị thành lập chính phủ mới. Tuy nhiên, chính phủ tạm thời chỉ hoạt động được hoạt động đến 27 tháng 4 năm 1950 thì Thủ tướng Nguyễn Phan Long từ chức dưới áp lực của Phủ Cao ủy Pháp vì cho rằng ông có quá nhiều tư tưởng Quốc gia độc lập và tỏ ra thân Mỹ.[2]

STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Nguyễn Phan Long kiêm Tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ
2 Phó thủ tướng Phan Huy Quát kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ
4 Tổng trưởng Nội vụ Vũ Ngọc Trân
5 Tổng trưởng Y tế Nguyễn Hữu Phiếm
6 Tổng trưởng Thông tin Trần Văn Tuyên
7 Tổng trưởng Tài chánh Dương Tấn Tài
8 Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thông Trần Văn Của
9 Tổng trưởng Thương mại Hoàng Cung
10 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục khuyết
11 Tổng trưởng Thanh niên và Thể thao Nguyễn Tôn Hoàn
12 Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hội Phan Khắc Sửu
13 Bộ trưởng Phủ thủ tướng Đặng Trinh Kỳ
14 Bộ trưởng Quốc phòng Trần Quang Vinh
15 Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thăng
16 Bộ trưởng Kinh tế Trần Văn Văn

Chính phủ Trần Văn Hữu

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động từ ngày 6 tháng 5 năm 1950 đến 3 tháng 6 năm 1952, do cựu Thủ hiến Trần Văn Hữu làm Thủ tướng.

Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 5 năm 1950.[3]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Trần Văn Hữu kiêm Tổng trưởng Ngoại giao và Nội vụ
2 Phó thủ tướng Phan Huy Quát kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
3 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Khắc Vệ
4 Tổng trưởng Nội vụ Vũ Ngọc Trân
5 Tổng trưởng Y tế Nguyễn Hữu Phiếm
6 Tổng trưởng Thông tin Trần Văn Tuyên
7 Tổng trưởng Tài chánh Dương Tấn Tài
8 Tổng trưởng Công chánh Kế hoạch và Giao thông Trần Văn Của
9 Tổng trưởng Thương mại Hoàng Cung
10 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục khuyết
11 Tổng trưởng Thanh niên và Thể thao Nguyễn Tôn Hoàn
12 Tổng trưởng Lao động Canh nông và Xã hội Phan Khắc Sửu
13 Bộ trưởng Phủ thủ tướng Đặng Trinh Kỳ
14 Bộ trưởng Quốc phòng Trần Quang Vinh
15 Bộ trưởng Ngoại giao Lê Thăng
16 Bộ trưởng Kinh tế Trần Văn Văn
Chính phủ cải tổ ngày 21 tháng 2 năm 1951.[4][5]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Trần Văn Hữu kiêm Tổng trưởng Ngoại giao, Quốc phòng và Nội vụ
2 Phó thủ tướng Nguyễn Khắc Vệ kiêm Tổng trưởng Tư pháp
3 Tổng trưởng phụ trợ Thủ tướng kiêm Quốc gia Giáo dục Vương Quang Nhường
4 Tổng trưởng Tài chánh Nguyễn Trung Vinh
5 Tổng trưởng Quốc gia Kinh tế Trần Văn Khá
6 Tổng trưởng Công vụ Dương Tấn Tài
7 Tổng trưởng An ninh Nguyễn Văn Tâm
8 Tổng trưởng Công chánh, Vận tải, Viễn thông Lê Quang Huy
9 Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiết Nguyễn Duy Thanh
10 Tổng trưởng Y tế Đặng Hữu Chí
11 Tổng trưởng Xã hội Lê Thăng
12 Bộ trưởng Phủ thủ tướng Trần Văn Tuyên
13 Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Hữu Thuần
14 Bộ trưởng Ngân sách Đinh Xuân Quảng
15 Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Phạm Văn Bính
16 Bộ trưởng Lao động Nguyễn Trí Độ
Chính phủ cải tổ ngày 7 tháng 3 năm 1952.[6]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Trần Văn Hữu kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Tài chính
2 Tổng trưởng Tư pháp Vương Quang Nhường
3 Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Trung Vinh
4 Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Tâm
5 Tổng trưởng Canh nông Lê Văn Hoạch
6 Tổng trưởng Xã hội và Lao động Nguyễn Chánh Hải
7 Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Thành Giung
8 Tổng trưởng Công chánh và Giao thông Lê Quang Huy
9 Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiết Nguyễn Duy Thanh
10 Tổng trưởng phụ tá Quốc phòng Nghiêm Văn Tri
11 Quốc vụ khanh Nguyễn Trác
12 Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đinh Xuân Quảng

Chính phủ Nguyễn Văn Tâm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động từ ngày 6 tháng 6 năm 1952 đến 7 tháng 12 năm 1953, do cựu Tổng trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Tâm làm Thủ tướng.

Chính phủ thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1952.[7][8] Chính phủ ra mắt ngày 25 tháng 6 năm 1952
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm kiêm Tổng trưởng Nội vụ
2 Phó thủ tướng Phan Văn Giáo kiêm Tổng trưởng Thông tin tuyên truyền
3 Phó thủ tướng Ngô Thúc Địch kiêm Tổng trưởng Cựu chiến binh và Phế binh
4 Tổng trưởng Quốc phòng Nghiêm Văn Tri
5 Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế quốc gia Nguyễn Huy Lai
6 Tổng trưởng Ngoại giao Trương Vĩnh Tống
7 Tổng trưởng Tư pháp Lê Tấn Nẩm
8 Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Thành Giung
9 Tổng trưởng Công chánh, Giao thông và Bưu điện Lê Quang Huy
10 Tổng trưởng Y tế Lê Văn Hoạch
11 Bộ trưởng Canh nông Cung Đình Quỳ sau nâng thành Tổng trưởng
12 Bộ trưởng Quy thuận và Bình định Hoàng Nam Hùng sau đổi thành Bộ Chiêu an Bình định
13 Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên Vũ Hồng Khanh được cử sau
14 Tổng trưởng Xã hội Lao động Lê Thăng được cử sau
15 Thứ trưởng Nghiên cứu và Cải cách Trần Văn Quế được cử sau
Chính phủ cải tổ ngày 8 tháng 1 năm 1953.[9]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm kiêm Tổng trưởng Nội vụ
2 Phó thủ tướng Lê Văn Hoạch kiêm Tổng trưởng Thông tin Truyền thông và Tâm lý chiến
3 Phó thủ tướng Nguyễn Huy Lai kiêm Tổng trưởng Tài chánh, Kế hoạch và Kiến thiết
4 Tổng trưởng Ngoại giao Trương Vĩnh Tống
5 Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế quốc gia Nguyễn Huy Lai
6 Tổng trưởng Ngoại giao Trương Vĩnh Tống
7 Tổng trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát
8 Tổng trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Nhung
9 Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Thành Giung
10 Tổng trưởng Tư pháp Lê Tấn Nẩm
11 Tổng trưởng Công chánh, Giao thông và Viễn thông Lê Quang Huy
12 Tổng trưởng Y tế Tân Hàm Nghiệp
13 Tổng trưởng Canh nông Cung Đình Quỳ
14 Tổng trưởng Lao động và Xã hội Lê Thăng
15 Tổng trưởng Cựu chiến binh và Phế binh Phan Văn Hy
16 Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Đào Văn Vỹ
17 Bộ trưởng Nội vụ Lê Quang Hộ
18 Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên Vũ Hồng Khanh

Chính phủ Bửu Lộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 17 tháng 12 năm 1953, Thủ tướng Nguyễn Văn Tâm đệ đơn từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại chỉ định Hoàng thân Bửu Lộc làm Thủ tướng và thành lập nội các mới, hoạt động từ ngày 11 tháng 1 năm 1954 đến 16 tháng 6 năm 1954.

Chính phủ thành lập ngày 11 tháng 1 năm 1954.[10][11]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Bửu Lộc kiêm Tổng trưởng Nội vụ
2 Phó thủ tướng Nguyễn Trung Vinh kiêm Tổng trưởng Canh nông và Cải cách điền địa
3 Quốc vụ khanh Nguyễn Đệ
4 Tổng trưởng trực tiếp với Phủ Thủ tướng
phụ trách công cuộc dân chủ hóa quốc gia
Phan Huy Quát
5 Tổng trưởng Quốc phòng Nguyễn Đắc Khê
6 Tổng trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Định
7 Tổng trưởng Tài chánh Dương Tấn Tài
8 Tổng trưởng Kinh tế quốc gia và Kế hoạch Nguyễn Văn Tỵ
9 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Văn Đạm
10 Tổng trưởng Thông tin Lê Thăng
11 Tổng trưởng Giao thông Công chính Lê Quang Huy
12 Tổng trưởng Y tế, Cựu chiến binh và Nạn nhân chiến tranh Tân Hàm Nghiệp
13 Tổng trưởng Xã lao Phạm Văn Huyến
14 Phó tổng trưởng Nội vụ Đinh Xuân Quảng
15 Bộ trưởng Quyền Tổng trưởng Giáo dục Vũ Quốc Thúc

Chính phủ Ngô Đình Diệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ cuối cùng của Quốc gia Việt Nam, do Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng, hoạt động từ ngày 16 tháng 6 năm 1954 đến 23 tháng 10 năm 1955. Ngày 26 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, thành lập chính thể Việt Nam Cộng hòa.

Thành phần chính phủ thành lập ngày 6 tháng 7, 1954[12]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Ngô Đình Diệm kiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
2 Quốc vụ khanh Trần Văn Chương
3 Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Đỗ
4 Tổng trưởng Tài chánh và Kinh tế Trần Văn Của
5 Tổng trưởng Canh nông Phan Khắc Sửu
6 Tổng trưởng Lao động và Thanh niên Nguyễn Tăng Nguyên
7 Tổng trưởng Giao thông Công chánh Trần Văn Bạch
8 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn Dương Đôn
9 Tổng trưởng Y tế Xã hội Phạm Hữu Chương
10 Bộ trưởng tại Phủ thủ tướng Trần Chánh Thành
11 Bộ trưởng trực thuộc Phủ Thủ tướng
phụ trách nhiệm vụ Thông tin
Lê Quang Luật
12 Bộ trưởng Đặc nhiệm tại Phủ Thủ tướng Phạm Duy Khiêm
13 Bộ trưởng Quốc phòng Bùi Văn Thinh
14 Bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Văn Thoại
15 Bộ trưởng Tài chánh Trần Hữu Phương
Thành phần chính phủ cải tổ ngày 24 tháng 9, 1954[13][14]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Ngô Đình Diệm kiêm Tổng trưởng Nội vụ và Quốc phòng
2 Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòng Trần Văn Soái Trung tướng Hòa Hảo
3 Quốc vụ khanh, Ủy viên Quốc phòng Nguyễn Thành Phương Thiếu tướng Cao Đài
4 Tổng trưởng Ngoại giao Trần Văn Đỗ
5 Tổng trưởng Tư pháp Bùi Văn Thinh
6 Tổng trưởng Thông tin và Chiến tranh Tâm lý Phạm Xuân Thái
7 Tổng trưởng Tài chánh Trần Hữu Phương
8 Tổng trưởng Kinh tế Lương Trọng Tường
9 Tổng trưởng Canh nông Nguyễn Công Hầu
10 Tổng trưởng Công chánh Trần Văn Bạch
11 Tổng trưởng Kế hoạch và Kiến thiết Nguyễn Văn Thoại
12 Tổng trưởng Y tế Huỳnh Kim Hữu
13 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục Nguyễn Dương Đôn
14 Tổng trưởng Lao động và Thanh niên Nguyễn Tăng Nguyên
15 Tổng trưởng Cải cách Điền địa Nguyễn Đức Thuận
16 Tổng trưởng Phụ tá Quốc phòng Hồ Thông Minh
17 Bộ trưởng Đặc nhiệm Công vụ Trần Ngọc Liên
18 Bộ trưởng Đặc nhiệm Phủ Thủ tướng Bùi Kiện Tín trước 17 tháng 12, 1954
Trần Trung Dung từ 17 tháng 12, 1954
19 Bộ trưởng Đặc nhiệm Phủ Thủ tướng Phạm Duy Khiêm trước 17 tháng 12, 1954
Đinh Quang Chiêu từ 17 tháng 12, 1954
20 Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm
21 Thứ trưởng Nội vụ Nguyễn Văn Cát
Thành phần chính phủ cải tổ ngày 10 tháng 5, 1955[15]
STT Chức vụ Tên Ghi chú
1 Thủ tướng Ngô Đình Diệm kiêm Tổng trưởng Quốc phòng
2 Tổng trưởng Nội vụ Bùi Văn Thinh
3 Tổng trưởng Tư pháp Nguyễn Văn Sĩ
4 Tổng trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mẫu
5 Tổng trưởng Tài chánh Kinh tế Trần Hữu Phương
6 Tổng trưởng Thông tin Trần Chánh Thành
7 Tổng trưởng Quốc gia Giáo dục và Thanh niên Nguyễn Dương Đôn
8 Tổng trưởng Y tế và Xã hội Vũ Quốc Thông
9 Tổng trưởng Lao động Huỳnh Hữu Nghĩa
10 Tổng trưởng Canh nông Nguyễn Công Viên
11 Tổng trưởng Công chánh Trần Văn Mẹo
12 Tổng trưởng Điền thổ và Cải cách Điền địa Nguyễn Văn Thời
13 Tổng trưởng đại diện Phủ Thủ tướng Nguyễn Hữu Châu
14 Tổng trưởng Phụ tá Quốc phòng Trần Trung Dung

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Who's Who in Vietnam (pdf). Sài Gòn: Vietnam Press. 1974. tr. 830. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Ellen J. Hammer, Struggle for Indochina, 1940-1955, Stanford University Press, 1955 ISBN 9780804704588, pp. 273-274
  3. ^ Sắc lệnh số 37/CP ngày 6 tháng 5 năm 1950
  4. ^ Sắc lệnh số 10-QT ngày 21 tháng 2 năm 1951
  5. ^ "Biên niên Lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975". Nhà xuất bản. CTQG, H., 2011. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945- 1964, việc từng ngày, tr. 87-88.
  6. ^ Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 107-108.
  7. ^ Sắc lệnh số 49/QT ngày 6 tháng 6 năm 1952
  8. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975. Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, H., 2011. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr.111.
  9. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị quốc gia, 2011, tr. 378. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 121.
  10. ^ Sắc lệnh số 4/CP ngày 11 tháng 1 năm 1954
  11. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 444. Dẫn theo Đoàn Thêm, Hai mươi năm qua 1945-1964, việc từng ngày, tr. 140-141.
  12. ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 94.
  13. ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 95-96.
  14. ^ Biên niên sự kiện lịch sử Nam Bộ kháng chiến 1945-1975, H., Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia, 2011, tr. 497-498. Dẫn theo Công báo Việt Nam, Sài Gòn, năm 1954.
  15. ^ Trần Văn Đôn, Việt Nam nhân chứng, tr. 132-133.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Có thật soi gương diện mạo đẹp hơn 30% so với thực tế?
Lúc chúng ta soi gương không phải là diện mạo thật và chúng ta trong gương sẽ đẹp hơn chúng ta trong thực tế khoảng 30%
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Thông tin nhân vật Dark King: Silvers Rayleigh
Silvers Rayleigh có biệt danh là '' Vua Bóng Tối '' . Ông là Thuyền Viên Đầu Tiên Của Vua Hải Tặc Roger
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Quân đội Israel - Nguồn Gốc và Sức Mạnh
Đây là lời tuyên chiến đầu tiên của Israel kể từ năm 1973, tỏ rõ ý định muốn chơi tới cùng với Hamas và chắc chắn sẽ giành được chiến thắng chung cuộc.
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Một số Extensions dành cho các dân chơi Visual Code
Trước khi bắt tay vào cốt thì bạn cũng nên tự trang trí vì dù sao bạn cũng sẽ cần dùng lâu dài hoặc đơn giản muốn thử cảm giác mới lạ