Nguyễn Trác

Nguyễn Trác
Chức vụ
Phó trưởng ban Pháp chế Trung Ương
Nhiệm kỳ1966 – 
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An
Nhiệm kỳ1960 – 1964
Nhiệm kỳ1960 – 1966
Bí thư Đảng Đoàn
Nhiệm kỳ1958 – 1959
Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Nhiệm kỳ1958 – 1959
Tiền nhiệmNguyễn Văn Hưởng
Kế nhiệmPhạm Tống Hoàng
Giám đốc Vụ hình hộ, Bộ Tư Pháp
Nhiệm kỳ1955 – 1958
Giám đốc Sở Tư Pháp quân khu 4
Nhiệm kỳ1950 – 1955
Chánh án toà án quân sự
Nhiệm kỳ1945 – 1955
Nhiệm kỳ1945 – 1950
Tiền nhiệmHuỳnh Ngọc Huệ
Bí thư xứ ủy Trung Kì
Nhiệm kỳ1936 – 1938
Tiền nhiệmLê Mao
Nhiệm kỳ1936 – 1938
Tiền nhiệmVõ Minh
Kế nhiệmNguyễn Thành Hãn
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh4 tháng 11, 1904
Hà Thanh, Hạ Nông, Diên Phước, Điện Bàn, Quảng Nam
Mất11 tháng 8, 1986(1986-08-11) (81 tuổi)
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
20/7/1930
Tặng thưởngHuân chương Sao Vàng Huân chương Sao Vàng
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập Huân chương Độc lập hạng Nhất

Nguyễn Trác (4 tháng 11 năm 1904 – 11 tháng 8 năm 1986), bí danh Thiều, là một chính trị gia người Việt Nam. Sinh ngày 4-11-1904, tại làng Hà Thanh, tổng Hạ Nông, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, nay là làng Hà Tây, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư Pháp, Bí thư Đảng Đoàn, nguyên Phó Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, nguyên bí thư Xứ ủy Trung Kỳ. Ông được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng huân chương Sao Vàng, huân chương Hồ Chí Minhhuân chương Độc lập.

Gia cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Trác, bí danh Thiều, sinh ngày 4-11-1904, tại làng Hà Thanh, tổng Hạ Nông, phủ Điện Bàn, nay là làng Hà Tây, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tham gia cách mạng, đến cuối năm 1937 được bầu làm Phó Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, kiêm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam phụ trách các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng. Sau khi học hết năm thứ hai bậc trung học, ông quyết định rời khỏi gia đình vào Sài Gòn làm công nhân cho một hãng buôn.[1]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 20 tháng 7 năm 1930, Nguyễn Trác được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Chi bộ hãng Charner - trực thuộc Tỉnh ủy Gia Định. Tháng 10 năm 1930, ông được Thành ủy Sài Gòn bổ nhiệm làm Bí thư Chi bộ Charner. Ông nắm quyền lãnh đạo cuộc đấu tranh của công nhân và nhân viên xưởng buôn Charner yêu cầu cải thiện chất lượng đời sống vào ngày 21 tháng 1 năm 1931. Chủ hãng buôn Charner nghi ngờ ông cầm đầu tổ chức cuộc đấu tranh nên đã bắt và đưa ông về Sở mật thám Catinat. Đến đầu tháng 5 năm 1933, thực dân Pháp mở phiên tòa xét xử đặc biệt, tuyên án ông 10 năm tù và đày đi nhà tù Côn Đảo. Ở nhà tù Côn Đảo, ông được yêu cầu lãnh đạo phong trào đấu tranh và được cử làm Bí thư một chi bộ. Sau đó,  ông cùng với chi bộ nhà lao thành lập Chi bộ Bang II và được cử làm Bí thư Chi bộ kiêm phụ trách Ban đời sống Bang II trong các năm 1934, 1935, 1936. Tháng 7 năm 1936, ông được trao trả tự do.[2][3]

Trong thời gian giữ chức Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam, ông đã cùng tập thể Tỉnh ủy lãnh đạo nhiều phong trào đấu tranh như hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội, lấy chữ ký kiến nghị gửi cho phái đoàn nghị sĩ Pháp sang Đông Dương điều tra tình hình, vận động bầu Phan Thanh vào Viện Dân biểu Trung kỳ khóa III, để tang bà Thái Thị Bôi.

Ngày 15 tháng 11 năm 1938, Nguyễn Trác bị Thực dân Pháp bắt và bị tuyên án 1 năm tù khi phong trào chống thực dân Pháp tăng thuế nổ ra, sau đó tăng lên 5 năm tù vì tội tham gia tổ chức Đảng, âm mưu lật đổ chính quyền quốc gia. Sau cùng, Thực dân Pháp bắt đày ông đi các nhà lao Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột. Đến năm 1943, ông mãn hạn tù và bị đưa đi an trí ở Đắk Tô tỉnh Kon Tum.[4]

Từ năm 1945 đến năm 1966 ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư thành ủy Đà Nẵng, Chánh án Toà án khu vưc Thuận Hoá, Giám đốc Vụ hình hộ, Giám đốc Sở tư pháp. Từ tháng 5 năm1958 đến tháng 10 năm1959, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Bí thư Đảng đoàn, từ 1960 - 1966 ông là Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao. Ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa II (1960 - 1964), đơn vị tỉnh Nghệ An. Năm 1966 ông được bầu làm Phó trưởng ban thường trực Ban pháp chế Trung Ương. Đến năm 1979 thì ông nghỉ hưu.[5]

Năm Chức vụ
10/1930 Bí thư chi bộ xưởng Charner
1934-7/1936 Bí thư chi bộ kiêm phụ trách Ban II nhà tù Côn Đảo
10/1936 Bí thư tỉnh ủy lâm thời Quảng Nam
12/1937 Phó bí thư xứ ủy Trung Kì

Bí thư tỉnh ủy lâm thời Quãng Nam

7/1945 Bí thư thành ủy Đà Nẵng

Phó Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Đà Nẵng

Ủy viên Quân sự và Ủy viên tư pháp Thành phố Đà Nẵng lâm thời

11/1945 Chánh án toà án quân sự khu vực Thuận Hoá (Gồm 5 tỉnh từ Quãng Trị đến Quãng Ngãi)
1946 Công tố Ủy Viên Toà án quân sự Liên khu 4
1950 Giám đốc Sở tư pháp Liên khu 4
1954 Phó trưởng đoàn cán bộ Bộ Tư pháp
1/1955 Công tố Ủy viên toà án Nhân dân thành phố Hà Nội

Giám đốc Vụ hình hộ, Bộ Tư pháp

5/1958-10/1959 Thứ trưởng Bộ Tư Pháp

Bí thư Đảng Đoàn

1960-1966 Phó Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao
1960-1964 Đại biểu Quốc hội khoá II thuộc tỉnh Nghệ An
1966 Phó trưởng ban thường trực Ban Pháp chế Trung Ương.
4/1979 Ông nghỉ hưu.

Khen tặng

[sửa | sửa mã nguồn]

Với những đóng góp của mình cho sự nghiệp chính trị Nguyễn Trác đã được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí MinhHuân chương Độc lập hạng Nhất.

Ngày 11 tháng 7 năm 2013 Nguyễn Trác được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Huân chương Sao vàng.[6]

Có nhiều con đường mang tên ông như:

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NGUYỄN TRÁC MỘT TẤM GƯƠNG TẬN TRUNG VỚI NƯỚC, TẬN HIẾU VỚI DÂN”. Cổng thông tin điện tử Điện Bàn. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ “Truy tặng huân chương Sao Vàng cho ông Nguyễn Trác”. Báo Thanh Niên. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  3. ^ “Truy tặng Huân chương Sao vàng nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Trác”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2021.
  4. ^ “Truy tặng đồng chí Nguyễn Trác huân chương Sao Vàng”. Báo Nhân dân.
  5. ^ “Nguyễn Trác người chiến sĩ cách mạng trung kiên”. Báo Quảng Nam.
  6. ^ “Truy tặng huân chương Sao Vàng cho đồng chí Nguyễn Trác”. Công an Đà Nẵng.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp mạnh tới mức nào?
Đầu Xạ Chú Pháp là một thuật thức di truyền của gia tộc Zen’in. Có hai người trong gia tộc được xác nhận sở hữu thuật thức này
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Download Mahoutsukai no Yoru [Tiếng Việt]
Trong một ngôi nhà đồn rằng có phù thủy sinh sống đang có hai người, đó là Aoko Aozaki đang ở thời kỳ tập sự trở thành một thuật sư và người hướng dẫn cô là một phù thủy trẻ tên Alice Kuonji
Giới Thiệu Nhân Vật | Seele - Honkai: Star Rail
Giới Thiệu Nhân Vật | Seele - Honkai: Star Rail
Seele là một nhân vật có thuộc tính Lượng tử, vận mệnh săn bắn, có thể gây sát thương cho một kẻ địch