Chỉ số chất lượng không khí

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) là thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí hiện tại hoặc dự báo mức độ ô nhiễm không khí trong tương lai.[1][2][3] Rủi ro sức khỏe cộng đồng tăng lên khi AQI tăng. Các quốc gia khác nhau có thang đo AQI riêng, tương ứng với tiêu chuẩn không thống nhất về chất lượng không khí của từng quốc gia, ví dụ như Chỉ số Sức khỏe Chất lượng Không khí (Canada), Chỉ số Ô nhiễm Không khí (Malaysia) và Chỉ số Tiêu chuẩn Ô nhiễm (Singapore).

Sương khói [4] là ví dụ về mức Không tốt cho sức khỏe trên chỉ số chất lượng Không khí (AQI).
Cháy rừng làm tăng AQI ở một số vùng của Hy Lạp

Tính toán

[sửa | sửa mã nguồn]
Một trạm đo chất lượng không khí ở Edinburgh, Scotland

Để đo AQI cần xác định nồng độ chất ô nhiễm không khí trong một khoảng thời gian trung bình, thu được từ máy theo dõi không khí. Nồng độthời gian là thước đo liều lượng chất gây ô nhiễm không khí. Ảnh hưởng sức khỏe trong 1 liều nhất định được thiết lập bởi các nghiên cứu dịch tễ học.[5] Giá trị chỉ số chất lượng không khí thường được tính trên nhiều phạm vi. Mỗi phạm vi ứng với 1 mô tả, 1 mã màu, từ đó chuẩn hóa mức độ cảnh báo sức khỏe cộng đồng.

AQI cao là do sự gia tăng khí thải (ví dụ, vào giờ cao điểm, phương tiện giao thông đi lại nhiều hoặc khi có cháy rừng) hoặc không khí ô nhiễm không thoát ra khỏi 1 vị trí xác định nào đó. Không khí ứ đọng gây ra do hiện tượng xoáy nghịch, nghịch nhiệt, hay gió thổi chậm khiến ô nhiễm không khí vẫn còn hiện diện trong 1 địa phương, dẫn đến sự tăng nồng độ các chất ô nhiễm, phản ứng hóa học giữa các chất thải và tạo điều kiện cho hiện tượng bụi mù.[6]

Bảng hiệu ở Houston gắn đồng hồ đo ozon

Khi AQI dự đoán tăng lên do ô nhiễm hạt bụi mịn, cơ quan hoặc tổ chức y tế công cộng có thể:

Trong những thời kỳ mà tình trạng không khí cực kì kém, khi AQI cao đến mức phơi nhiễm cấp tính có thể gây ra tác hại nặng nề cho sức khỏe cộng đồng, các nhà chức trách sẽ đề xuất kế hoạch khẩn cấp, chẳng hạn như giảm thiểu nguồn phát khí thải lớn (như các nhà máy sử dụng nhiên liệu than) để giảm lượng khí thải cho đến khi sự độc hại giảm bớt.[10]

Hầu hết các chất gây ô nhiễm không khí không có mối tương quan xác định với AQI. Nhiều quốc gia giám sát ozon (O3) ở tầng đối lưu, hạt mịn, lưu huỳnh điôxit (SO2), cacbon monoxit (CO) và nitơ điôxit (NO2), dựa trên những thông số này để tính toán các chỉ số chất lượng không khí cho các chất ô nhiễm.[11]

Định nghĩa AQI trong 1 quốc gia cụ thể phản ánh sự mô tả chất lượng không khí tại quốc gia đó theo tiêu chuẩn.[12] Gần đây đã thiết lập một trang web định nghĩa chung nhất về AQI, cho phép cơ quan chính phủ ở bất cứ đâu trên thế giới gửi dữ liệu giám sát không khí theo thời gian thực của họ.[13]

Chỉ số theo vị trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Chất lượng không khí ở Canada được báo cáo trong nhiều năm bằng Chỉ số Sức khỏe Chất lượng Không khí (Canada) (AQIs). Chỉ số này cung cấp lời khuyên cải thiện chất lượng không khí bằng cách đề xuất thay đổi hành vi để giảm vết cacbon trong môi trường. Chỉ số này đặc biệt chú ý đến những người thuộc nhóm nhạy cảm với ô nhiễm không khí. Chỉ số này đưa cho họ lời khuyên về cách bảo vệ sức khỏe bản thân trong từng mức chất lượng không khí.

Chỉ số Sức khỏe Chất lượng Không khí tính theo thang đo từ 1 - 10+ tương ứng mức độ rủi ro sức khỏe liên quan đến chất lượng không khí tại địa phương. Đôi khi lượng không khí ô nhiễm cao bất thường, con số có thể vượt quá 10. AQHI cung cấp giá trị hiện tại về chất lượng không khí cục bộ cũng như dự báo chỉ số chất lượng không khí tối đa trong cùng ngày và ngày hôm sau, cung cấp lời khuyên liên quan sức khỏe.[14]

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 +10
Rủi ro: Thấp (1–3) Vừa phải (4–6) Cao (7–10) Rất cao (trên 10)
Mối nguy hại cho sức khỏe Chỉ số chất lượng không khí Khuyến cáo
Nhóm nguy cơ Nhóm bình thường
Thấp 1–3 Tận hưởng các hoạt động ngoài trời thông thường của bạn. Chất lượng không khí lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời
Vừa phải 4–6 Cân nhắc giảm hoặc sắp xếp lại các hoạt động ngoài trời nếu bạn gặp phải các triệu chứng. Vẫn phù hợp cho các hoạt động ngoài trời của bạn trừ khi bạn gặp phải các triệu chứng như ho và rát họng.
Cao 7–10 Giảm hoặc sắp xếp lại các hoạt động ngoài trời. Cân nhắc giảm hoặc sắp xếp lại các hoạt động ngoài trời nếu bạn gặp các triệu chứng như ho và ngứa họng.
Rất cao Trên 10 Tránh các hoạt động ngoài trời. Trẻ em và người già cũng nên tránh gắng sức ngoài trời. Giảm hoặc sắp xếp lại các hoạt động ngoài trời, đặc biệt nếu bạn gặp các triệu chứng như ho và ngứa họng.

Hồng Kông

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30 tháng 12 năm 2013, Hồng Kông đã thay thế Chỉ số Ô nhiễm Không khí bằng một chỉ số mới: Chỉ số Sức khỏe Chất lượng Không khí.[15] Chỉ số này đo theo thang từ 1 đến 10+, bao gồm 4 chất gây ô nhiễm không khí như ozon; nitơ dioxide; sulfur dioxide và bụi mịn (bao gồm PM10 và PM2.5). AQHI được tính bằng tổng số phần trăm rủi ro nhập viện hàng ngày tăng lên trong mối tương quan với nồng độ 4 chất ô nhiễm trong 3 giờ:[16]

Mức độ rủi ro sức khỏe AQHI
Thấp 1
2
3
Vừa phải 4
5
6
Cao 7
Rất cao 8
9
10
Nghiêm trọng 10+

mức độ thấpvừa phải, mọi người có thể tiếp tục các hoạt động bình thường ngoài trời. Ở mức độ cao, trẻ em, người già, người mắc bệnh tim hoặc hô hấp nên hạn chế ra ngoài trời. Trên mức này (mức rất cao hoặc nghiêm trọng), mọi người cần tránh hoặc không ra ngoài trời.

Ấn Độ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số chất lượng không khí quốc gia (AQI) ban hành tại New Delhi ngày 17 tháng 9 năm 2014 trong sứ mệnh Swachh Bharat.[17]

AQI Thể loại, chất ô nhiễm và điểm dừng sức khỏe
AQI PM10 (24 giờ) PM2.5 (24 giờ) NO2 (24 giờ) O3 (8 giờ) CO (8 giờ) SO2 (24 giờ) NH3 (24 giờ) Pb (24 giờ)
Tốt (0–50) 0–50 0–30 0–40 0–50 0–1 0–40 0–200 0–0.5
Đạt yêu cầu (51–100) 51–100 31–60 41–80 51–100 1.1–2 41–80 201–400 0.5–1.0
Vừa phải (101–200) 101–250 61–90 81–180 101–168 2.1–10 81–380 401–800 1.1–2.0
Kém (201–300) 251–350 91–120 181–280 169–208 10–17 381–800 801–1200 2.1–3.0
Rất kém (301–400) 351–430 121–250 281–400 209–748 17–34 801–600 1200–1800 3.1–3.4
Nặng (401–500) Hơn 430 Hơn 250 Hơn 400 748+ 34+ Hơn 1600 Hơn 1800 Hơn 3,5
PM 2.5 trong 24 giờ

Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) phát triển Chỉ số Chất lượng Không khí. AQI này được chia thành sáu mức theo cấp độ ô nhiễm tăng dần. Giá trị AQI trên 300 thể hiện chất lượng không khí nguy hiểm và dưới 50 thể hiện chất lượng không khí tốt.[11]

Khoảng già trị AQI Chất lượng không khí Màu sấc Mã màu RGB
0 - 50 Tốt Xanh 0;228;0
51 - 100 Vừa phải Vàng 255;255;0
101 - 150 Không tốt cho người thuộc nhóm nhạy cảm Da cam 255;126;0
151 - 200 Ô nhiêm Đỏ 255;0;0
201 - 300 Rất ô nhiễm Tím 143;63;151
301 - 500 Nguy hại Nâu 126;0;35

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12/11/2019, Tổng cục Môi trường đã ban hành Quyết định số 1459/QĐ-TCMT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN_AQI).[18]

Khoảng giá trị AQI Chất lượng không khí Màu sấc Mã màu RBG
0 - 49 Tốt Xanh 0;228;0
50 - 99 Trung bình Vàng 255;255;0
100 - 149 Kém Da cam 255;126;0
150 - 199 Xấu Đỏ 255;0;0
200 - 299 Rất xấu Tím 143;63;151
300 - 500 Nguy hại Nâu 126;0;35

Chỉ số chất lượng không khí toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số chất lượng không khí BreezoMeter (BAQI)

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ số chất lượng không khí BreezoMeter, BAQI, được phát triển dựa trên nghiên cứu nội bộ nhằm giải quyết sự không thống nhất trong khái niệm chất lượng không khí. Mục đích là cung cấp một cách rõ ràng và trực quan để đọc và tìm hiểu thông tin chất lượng không khí theo thời gian thực do sự không nhất quán về quy mô, chất gây ô nhiễm, phương thức tính toán chuẩn và nguồn số liệu. Để khắc phục tất cả những mâu thuẫn này, các kỹ sư môi trường và nhà khoa học dữ liệu của BreezoMeter đã phát triển BAQI. Chỉ số đo theo thang 100 với giá trị 0 (chất lượng không khí kém) đến giá trị 100 (chất lượng không khí tuyệt vời) với 5 mức, mỗi mức tương ứng một màu và chia theo khoảng bằng nhau. Chỉ số này dựa trên 6 chất gây ô nhiễm chính trên toàn thế giới và các chất gây ô nhiễm bổ sung sẽ được thêm vào theo thời gian [19]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

[20]

[21]

[22]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các trang web dưới đây hiển thị bản đồ chỉ số chất lượng không khí được cập nhật liên tục. Cũng có một số trang web ngừng hoạt động:

  1. ^ “International Air Quality”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ National Weather Service Corporate Image Web Team. “NOAA's National Weather Service/Environmental Bich quit listening Agency - United States Air Quality Forecast Guidance”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 10 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ Smog
  5. ^ “Step 2 - Dose-Response Assessment”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ Myanmar government (2007). “Haze”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2007.
  7. ^ “Air Quality Index - American Lung Association”. American Lung Association. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ “Spare the Air - Summer Spare the Air”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  9. ^ “FAQ: Use of masks and availability of masks”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  10. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  11. ^ a b “Air Quality Index (AQI) - A Guide to Air Quality and Your Health”. US EPA. ngày 9 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2012.
  12. ^ Jay Timmons (ngày 13 tháng 8 năm 2014). “The EPA's Latest Threat to Economic Growth”. WSJ. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  13. ^ “World Air Quality Index”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  14. ^ “Environment Canada - Air - AQHI categories and explanations”. Ec.gc.ca. ngày 16 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2011.
  15. ^ Hsu, Angel. “China's new Air Quality Index: How does it measure up?”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  16. ^ “Air Quality Health Index”. Government of the Hong Kong Special Administrative Region. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2014.
  17. ^ Rama Lakshmi (ngày 17 tháng 10 năm 2014). “India launches its own Air Quality Index. Can its numbers be trusted?”. Washington Post. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2015.
  18. ^ “CEM | Tổng cục Môi trường ban hành Hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam”. 13 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2021.
  19. ^ Friedman, Shaked. “BreezoMeter's Air Quality Index: A Global Solution, Street-level Resolution”. blog.breezometer.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2019.
  20. ^ “Indices definition”. Air quality. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  21. ^ CiteairII — Common Information to European Air (ngày 9 tháng 7 năm 2012). “CAQI Air quality index — Comparing Urban Air Quality across Borders – 2012” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
  22. ^ “European Air Quality Index: current air quality information at your finger tips”. European Environment Agency. ngày 16 tháng 11 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2018.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan