Chủ nghĩa cấu trúc

Trong xã hội học, nhân loại họcngôn ngữ học, chủ nghĩa cấu trúc hay cấu trúc luận (tiếng Anh: structuralism) là phương pháp luận cho rằng muốn hiểu các yếu tố của văn hóa loài người thì phải nghiên cứu theo hướng xem chúng có mối quan hệ trong cùng một hệ thống hoặc cấu trúc bao quát hơn. Phương pháp này làm sáng tỏ cấu trúc đóng vai trò nền tảng cho tất cả những gì con người làm, suy nghĩ, nhận thức và cảm nhận. Mặt khác, theo triết gia Simon Blackburn, chủ nghĩa cấu trúc là "niềm tin rằng [chúng ta] sẽ không thể hiểu được các hiện tượng trong đời sống con người từ phi thông qua [tìm hiểu] các mối quan hệ của chúng.[1]

Chủ nghĩa cấu trúc ở Âu châu phát triển vào đầu thập niên 1900, chủ yếu là ở PhápNga, biểu hiện trong ngôn ngữ học cấu trúc của Ferdinand de Saussure và sau này là của các trường phái ngôn ngữ học ở Praha, MoskvaCopenhagen.[2] Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, khi ngôn ngữ học cấu trúc phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ những người ủng hộ Noam Chomsky và do đó lu mờ dần tầm quan trọng thì một loạt các học giả nhân văn học đã mượn các khái niệm của Saussure để sử dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu tương ứng của họ. Nhà nhân chủng học người Pháp Claude Lévi-Strauss được cho là học giả đầu tiên, khơi nên mối quan tâm rộng khắp đối với chủ nghĩa cấu trúc.[1]

Phương pháp luận cấu trúc được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm nhân loại học, xã hội học, tâm lý học, phê bình văn học, kinh tế học và kiến trúc. Các nhà tư tưởng nổi bật nhất của chủ nghĩa cấu trúc là Claude Lévi-Strauss, nhà ngôn ngữ học Roman Jakobsonnhà phân tâm học Jacques Lacan. Với tư cách là một trào lưu học thuật, chủ nghĩa cấu trúc ban đầu được coi là kế thừa chủ nghĩa hiện sinh.[3] Tuy nhiên, vào cuối thập niên 1960, nhiều nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cấu trúc phải đối mặt với một làn sóng tấn công từ các trí thức chủ yếu từ Pháp như triết gia và sử gia Michel Foucault, triết gia Jacques Derrida, triết gia Marxist Louis Althusser và nhà phê bình Roland Barthes.[2] Mặc dù trong công việc nghiên cứu của những nhà lý luận này có những phần đoạn liên quan tất yếu đến chủ nghĩa cấu trúc nhưng người ta thường gọi họ là những nhà hậu cấu trúc. Vào thập niên 1970, chủ nghĩa cấu trúc tiếp tục bị chỉ trích vì tính cứng nhắc và phi lịch sử. Cho dù vậy, nhiều người chủ trương chủ thuyết này, chẳng hạn Jacques Lacan, tiếp tục khẳng định tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cấu trúc đối với nền triết học lục địa châu Âu, và nhiều giả định mang tính nền tảng đưa ra bởi các nhà hậu cấu trúc là sự nối tiếp của chủ nghĩa cấu trúc.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Blackburn, Simon (2008). Oxford Dictionary of Philosophy, second edition revised. Oxford: Oxford University Press, tr. 353,
  2. ^ a b Deleuze, Gilles. 2002. "How Do We Recognise Structuralism?" In Desert Islands and Other Texts 1953-1974. Trans. David Lapoujade. Ed. Michael Taormina. Semiotext(e) Foreign Agents ser. Los Angeles and New York: Semiotext(e), 2004. 170–192. ISBN 1-58435-018-0: tr. 170.
  3. ^ Mambrol, Nasrullah (ngày 20 tháng 3 năm 2016). "Structuralism". Literary Theory and Criticism Notes. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ John Sturrock (1979), Structuralism and since: from Lévi Strauss to Derrida, Introduction.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
Taylor Swift: từ
Taylor Swift: từ "Công chúa nhạc đồng quê" đến nữ tỷ phú thống trị nền công nghiệp âm nhạc
"Những Kỷ Nguyên của Taylor Swift" trở thành concert film có doanh thu lớn nhất tại Việt Nam sau chưa đầy hai tuần công chiếu
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Giới thiệu nhân vật Yuri Alpha Overlord
Yuri Alpha (ユ リ ・ ア ル フ ァ, Yuri ・ α) là đội phó của "Pleiades Six Stars", đội chiến hầu của Lăng mộ vĩ đại Nazarick. Cô được tạo ra bởi Yamaiko, một trong ba thành viên nữ của Ainz Ooal Gown
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nhân vật Lộng Ngọc - Thiên Hành Cửu Ca
Nàng, tên gọi Lộng Ngọc, là đệ nhất cầm cơ của Hàn quốc, thanh lệ thoát tục, hoa dung thướt tha, thu thủy gợi tình