Đây là một trang tài liệu về chính sách Wikipedia với xem xét quy phạm pháp luật. |
Tóm tắt trang này: Wikipedia tự do và miễn phí, nhưng khi dùng lại nội dung của Wikipedia, sự tự do đó cần tôn trọng và tuân thủ một số điều kiện. Wikipedia không "bảo lưu mọi quyền" (all rights reserved), nhưng cũng không "từ bỏ mọi quyền" (no rights reserved), mà có "bảo lưu một số quyền" (some rights reserved). Ngoài ra, quyền tác giả của văn bản nội dung Wikipedia có thể rất khác so với những tập tin phương tiện trong dự án, và bạn cần phải xem xét thật kỹ tình trạng bản quyền của chúng nếu muốn dùng lại chung với văn bản. |
Bản quyền trong Wikipedia |
---|
Quy định |
|
Hướng dẫn |
Quy trình |
Trợ giúp |
Tài nguyên |
Chính sách pháp lý |
---|
Có ngày càng nhiều người dùng lại nội dung từ Wikipedia, và điều đó thật là tuyệt. Nếu bạn muốn sử dụng tài liệu từ Wikipedia trong sách/bài báo/trang web hoặc bất kỳ hình thức xuất bản nào khác của bạn, xin cứ tự nhiên, tuy nhiên bạn phải tuân theo một trong những giấy phép được dùng để cấp phép cho các văn bản trong Wikipedia. Nhiều tập tin phương tiện (như hình ảnh, đoạn âm thanh, đoạn phim...) trên Wikipedia cũng có thể dùng lại. Mỗi tập tin phương tiện có những tuyên bố cấp phép của riêng chúng và cần phải được xác nhận rõ, và những ai dùng lại các tập tin phương tiện này cũng phải tuân thủ tình trạng cấp phép của chúng.
Không ai, dù là Wikimedia Foundation hay các tác giả của những tài liệu trong các dự án của Wikimedia, có thể đưa ra lời khuyên pháp lý. Wikipedia chủ yếu tuân theo luật pháp Hoa Kỳ; những người dùng lại nội dung từ Wikipedia ở bên ngoài Hoa Kỳ cần tự nhận thức được rằng họ phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Việc xác định những cách thức mà giấy phép áp dụng cho dự định tái sử dụng là trách nhiệm của những người dùng lại nội dung. Ngoài ra, mặc dù trang tài liệu này chú trọng đến đến vấn đề bảo vệ quyền tác giả, có thể vẫn còn những hạn chế khác khi tái sử dụng. Những hạn chế này bao gồm quyền nhân thân, quyền đạo đức, quyền riêng tư hay bất kỳ trong số nhiều án lệ khác được bảo vệ bởi pháp luật, vốn độc lập với tình trạng bản quyền và rất khác biệt tùy vào luật pháp của từng vùng đất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về dự định tái sử dụng của bạn, có lẽ bạn cần tham khảo ý kiến từ một luật sư có giấy phép hành nghề tại địa phương của bạn.
Nói một cách vắn tắt, có thể sử dụng nội dung văn bản trong Wikipedia theo các điều khoản của giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự (CC BY-SA); trừ phi có chỉ định khác, cũng có thể sử dụng nội dung văn bản trong Wikipedia theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL). Bản Điều khoản Sử dụng toàn cầu quy định cách để nội dung trong các trang web của Wikimedia có thể được ghi công một cách đúng đắn khi sử dụng theo giấy phép CC BY-SA. Giấy phép GFDL đặt ra những yêu cầu khác nhau, được định rõ trong nội dung của giấy phép này.
Để biết thêm thông tin, xin tham khảo văn bản luật Giấy phép CC BY-SA (bằng tiếng Anh). Bảng dưới đây giúp bạn có một cái nhìn rõ nét hơn về các trường hợp tái sử dụng theo CC BY-SA.
Trích dẫn nguyên văn nội dung văn bản | Sửa đổi hoặc bổ sung nội dung văn bản | |
---|---|---|
Ghi công tác giả | Bắt buộc | |
Chia sẻ lại theo CC BY-SA |
Bắt buộc | |
Tuyên bố về sự thay đổi |
Không có | Bắt buộc |
Ghi chú về CC BY-SA | Bắt buộc |
Vì lý do tương thích, bất kỳ trang nào không sử dụng nội dung văn bản được cấp phép độc quyền theo CC BY-SA hoặc một giấy phép tương thích với CC BY-SA thì cũng được phát hành theo các điều khoản của Giấy phép Tài liệu Tự do GNU, gọi là cấp phép kép. Để xác định xem một trang nào đó có được phát hành theo GFDL hay không, hãy kiểm tra phần cuối trang, lịch sử trang, và trang thảo luận để xem có ghi chú nào cho nội dung được cấp phép đơn không tương thích với GFDL hay không. Tất cả văn bản công bố trước ngày 15 tháng 6 năm 2009 trên Wikipedia được phát hành theo GFDL, và bạn cũng có thể sử dụng lịch sử trang để truy xuất nội dung ấn hành trước ngày đó để chắc chắn là nó tương thích với GFDL.
Nếu bạn chỉ đơn giản là sao chép toàn bộ bài viết Wikipedia, bạn phải tuân theo mục số 2 của GFDL về sao y bản chính, như đã thảo luận tại Wikipedia:Sao y bản chính theo GFDL (tiếng Anh).
Nếu bạn tạo ra một bản phái sinh bằng cách sửa đổi hoặc bổ sung nội dung, bạn được đòi hỏi phải làm những điều sau đây:
Bạn cũng có thể thực hiện một nửa nghĩa vụ cuối bằng cách cung cấp một đường dẫn liên kết trực tiếp đến bài viết Wikipedia lưu trữ tại trang web này vào một nơi dễ thấy. Bạn cũng cần cung cấp hướng dẫn truy cập đến bản chưa sửa đổi của văn bản mới. Tuy nhiên, xin hãy chú ý rằng Wikimedia Foundation không đảm bảo duy trì thông tin tác giả và một bản chưa sửa đổi của bài viết. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên cung cấp thông tin tác giả và một bản chưa sửa đổi kèm với tác phẩm phái sinh của bạn.
Một thông báo mẫu, đối với một bài viết trên mạng sử dụng bài Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc theo CC BY-SA, có thể được ghi như sau:
Bài viết này sử dụng tài liệu từ bài viết Wikipedia <a href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_đồng_Nhân_quyền_Liên_Hiệp_Quốc">"Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc"</a>, được phát hành theo <a href="http://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/">Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0</a>.
("Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" và đường dẫn URL Wikipedia dĩ nhiên phải được thay thế đúng đắn, và bạn nên thay đường dẫn http://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ để nó trỏ đến bản sao bên trong của nguyên văn CC BY-SA-4.0 trong máy chủ của bạn.)
Một cách khác là bạn có thể phân phối bản sao "Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc" đi kèm với bản sao CC BY-SA 4.0 (như diễn tả trong nguyên văn) và danh sách ít nhất năm (hoặc tất cả nếu ít hơn năm) tác giả chính yếu ở tiêu đề trang (hoặc phần đầu văn bản). Công cụ Thống kê lịch sử trang có thể giúp bạn xác định tác giả chính yếu.
Nếu bạn đang dùng lại nội dung trên một wiki chạy bằng phần mềm MediaWiki, bạn cũng có thể tạo thông báo cấp phép bằng một bản mẫu. Điều này có lợi thế là giúp cho thông báo dễ dàng dùng lại trong các trang wiki khác nhau. Ví dụ: bạn có thể tạo một bản mẫu giống như Bản mẫu:Thông báo ghi công Vi-WP, và dùng mã nhúng {{Thông báo ghi công Vi-WP|Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc}}
để tạo ra một thông báo tương tự thế này:
Bài viết này sử dụng tài liệu từ bài viết Wikipedia Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế (xem các tác giả). |
Nếu bạn đang dùng lại nội dung trên một định dạng ngoại tuyến (như giấy, sách in...), bạn có thể để lại ở cuối tác phẩm hoặc một phần khác có thể dễ dàng đọc được thông điệp tương tự như sau:
Ghi chú về bản quyền nội dung |
Nội dung văn bản có sử dụng tài liệu từ bài viết Wikipedia tại địa chỉ web http://vi.wikipedia.org/wiki/Hội_đồng_Nhân_quyền_Liên_Hiệp_Quốc. Xem danh sách tác giả của tài liệu gốc tại địa chỉ web đó. Cả tài liệu gốc và nội dung văn bản này đều được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0. Các điều khoản của giấy phép nằm tại http://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0/ |
Mặc dù về nguyên tắc thì văn bản của Wikipedia bị ràng buộc bởi Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự và, nhìn chung, Giấy phép Tài liệu Tự do GNU và có thể được tự do sử dụng với bất kỳ mục đích nào miễn là đáp ứng các điều khoản cấp phép, nhưng những phương tiện khác (bao gồm hình ảnh) đôi khi được xác định là bị ràng buộc bởi những giấy phép khác. Mỗi tập tin phương tiện đều có trang thông tin riêng, trong đó bao gồm thông tin về nguồn gốc và việc cấp phép. Nhấp chuột vào các tập tin phương tiện sẽ dẫn bạn đến những trang thông tin này. Nhiều tập tin phương tiện được tự do sử dụng miễn là bạn làm theo các điều khoản của giấy phép đang áp dụng lên chúng. Từ trang thông tin, để tải về từng hình ảnh tự do, trước tiên hãy chấp chuột vào "Tập tin gốc" hoặc nhấp trực tiếp vào hình ảnh. Kế đó, sau khi màn hình chuyển qua độ phân giải đầy đủ của hình ảnh, hãy chọn lưu hình ảnh (tùy vào trình duyệt sẽ có những cách lưu khác nhau). Trang tổng quan về một số giấy phép có thể đang áp dụng lên các phương tiện trong Wikipedia nằm tại Wikipedia:Thẻ quyền cho hình ảnh. Thông tin thêm có thể tìm thấy tại Commons:Giấy phép. Tuy nhiên, không ai, dù là Wikimedia Foundation hay các tác giả của những tài liệu trong các dự án của Wikimedia, có thể đưa ra lời khuyên pháp lý. Việc xác định những cách thức mà giấy phép áp dụng cho dự định tái sử dụng là trách nhiệm của những người dùng lại nội dung.
Những trang thông tin của tập tin phương tiện đôi khi còn bao gồm thông tin liên lạc với người nắm giữ quyền tác giả. Nếu các điều kiện cấp phép của một tập tin phương tiện không thích hợp cho dự định tái sử dụng, bạn có thể qua đó liên hệ với người nắm giữ quyền tác giả của tập tin phương tiện về các điều kiện thay thế. Việc này cần phải được thương lượng trực tiếp với người nắm giữ quyền tác giả.
Tất cả văn bản Wikipedia nguyên gốc được phân phối dưới các giấy phép GFDL và CC BY-SA. Thỉnh thoảng, những bài viết trên Wikipedia bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, hoặc đoạn trích văn bản được dùng theo thuyết "sử dụng hợp lý" của luật pháp Hoa Kỳ. Chúng tôi ưu tiên cho những tài liệu mang giấy phép tự do (libre) nhất (như các giấy phép tự do hay phát hành thẳng ra phạm vi công cộng). Nhưng trong những trường hợp không tồn tại những hình ảnh/âm thanh như vậy, thì những hình ảnh sử dụng hợp lý cũng chấp nhận được (cho đến khi hình ảnh tự do xuất hiện).
Trong trường hợp đó, tài liệu nên được xác định là một nguồn liên kết bên ngoài (trên trang miêu tả hình, hoặc phần lịch sử trang, theo một cách thích hợp). Vì "sử dụng hợp lý" là rất cụ thể cho từng lần sử dụng mà bạn đang chứng kiến, tốt nhất là bạn mô tả cơ sở sử dụng hợp lý cho mỗi lần sử dụng đó, hoặc bằng văn bản chèn ẩn trong bài viết hoặc trong trang miêu tả hình. Hãy nhớ rằng những gì được xem là sử dụng hợp lý tại Wikipedia có thể không được xem là sử dụng hợp lý cho dự định sử dụng của bạn nhưng trong bối cảnh khác.
Ví dụ: nếu chúng tôi có một hình được tin là đang sử dụng hợp lý, bạn phải đảm bảo rằng việc bạn sử dụng bài viết cũng thỏa mãn sử dụng hợp lý (điều này có thể không đúng nếu bạn đang dùng bài viết Wikipedia với mục đích thương mại, điều mà được các giấy phép của chúng tôi cho phép nhưng thuyết sử dụng hợp lý thì không, dẫn đến những hình ảnh sử dụng hợp lý trong bài viết đó cũng không được phép dùng với mục đích thương mại). Những người dùng lại hình ảnh từ Wikipedia ở bên ngoài Hoa Kỳ cũng nên nhận thức rằng hình ảnh đó có thể sử dụng hợp lý rất tốt ở Hoa Kỳ nhưng có thể không tồn tại thuyết sử dụng hợp lý này trong luật pháp của nước khác. Phần lớn quốc gia khác mới chỉ định nghĩa được tốt những ngoại lệ để sử dụng tác phẩm có bản quyền mà không được gán một giấy phép rõ ràng. Ở các nước Thịnh vượng chung, có hành xử hợp lý. Những nước theo Công ước Berne cũng có những ngoại lệ tương tự cho những trường hợp được định nghĩa hẹp hơn. Những trích đoạn ngắn từ những tác phẩm có bản quyền được cho phép, miễn là bạn ghi công lại nguồn một cách đúng đắn. Những ngoại lệ khác có thể tồn tại phụ thuộc hoàn toàn vào luật pháp của quốc gia sở tại của bạn.
Wikipedia có sử dụng một số nội dung văn bản theo những giấy phép tương thích với GFDL nhưng có thể đòi hỏi những điều khoản bổ sung mà chúng tôi không đòi hỏi trong văn bản Wikipedia nguyên gốc (ví dụ như phải bao gồm Những phần bất biến, Văn bản bìa trước, hoặc Văn bản bìa sau). Khi dùng những tài liệu như thế này, bạn phải sao chép y hệt những phần bất biến đó.
Chúng tôi cố gắng hết mình để xác định nguồn gốc và giấy phép của tất cả tập tin phương tiện như hình ảnh hay âm thanh được dùng trong các bài viết bách khoa của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không thể đảm bảo rằng tất cả tập tin phương tiện đều được sử dụng hay ghi thông tin chính xác: nếu một trang miêu tả hình ảnh nói rằng hình đó thuộc về phạm vi công cộng, bạn vẫn nên tự kiểm tra lại xem lời tuyên bố đó có đúng hay không và tự quyết định xem việc bạn sử dụng hình ảnh đó đã đúng đắn với luật pháp mà bạn đang tuân theo hay chưa. Wikipedia chủ yếu tuân theo theo luật pháp Hoa Kỳ; những người dùng lại nội dung bên ngoài Hoa Kỳ cần tự nhận thức được rằng họ phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại, mà hầu như chắc chắn sẽ có sự khác biệt. Những hình ảnh được phát hành theo GFDL hoặc một trong các Giấy phép Creative Commons gần như chắc chắn không gây ra vấn đề nào, vì những giấy phép này là rất cụ thể với những điều khoản chính xác trên toàn cầu. Những hình ảnh thuộc phạm vi công cộng có thể cần phải được đánh giá lại bởi người dùng lại nó vì nó phụ thuộc vào luật bản quyền của quốc gia mà tác phẩm đó thuộc phạm vi công cộng. Không có sự đảm bảo rằng thứ gì thuộc phạm vi công cộng ở Hoa Kỳ cũng đều thuộc phạm vi công cộng ở quốc gia của bạn.
"Wikipedia", "Wikimedia Foundation" hay tên gọi các dự án trực thuộc Quỹ cùng các biểu tượng đại diện cho chúng, chẳng hạn như biểu trưng "quả bóng ghép chữ" của Wikipedia, là những nhãn hiệu đã được đăng ký thương hiệu bởi Wikimedia Foundation, tổ chức phi lợi nhuận điều hành Wikipedia. Những khái niệm hay hình ảnh biểu tượng này không thể được dùng theo cách trái với luật nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ, đồng nghĩa với việc bạn phải xin phép Wikimedia Foundation để có thể dùng lại chúng bên ngoài Wikipedia, chi tiết xem tại Chính sách nhãn hiệu của Wikimedia Foundation. Việc sửa đổi các hình ảnh biểu tượng này cũng phải tuân thủ Hướng dẫn về đặc tính trực quan.