Cha chaan teng

Cha chaan teng
Phồn thể茶餐廳
Giản thể茶餐厅
Việt bínhcaa4 caan1 teng1
Nghĩa đen"tea restaurant"

Cha chaan teng (tiếng Trung: 茶餐廳, trà xan sảnh, nghĩa đen: cửa hàng trà; tiếng Anh: Hong Kong-style cafe) là một loại hình nhà hàng có nguồn gốc từ Hồng Kông[1][2] với đặc trưng là phục vụ các món ăn địa phương hoặc món Tây nấu kiểu địa phương giá bình dân, dùng kèm cà phêtrà.[2][3][4]

Ngoài việc phổ biến ở Hồng Kông, Ma Cao và một số vùng khác của tỉnh Quảng Đông, quán ăn này cũng xuất hiện tại các nước phương Tây như Úc, Canada, Anh, Mỹ sau làn sóng di cư của người Hồng Kông vào những năm 1980.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ những năm 1850, ẩm thực phương Tây đã bắt đầu du nhập vào Hồng Kông. Các nhà hàng sang trọng chủ yếu phục vụ khách hàng thượng lưu và khó tiếp cận đối với tầng lớp lao động. Thời điểm những năm 1920, dùng bữa trong một nhà hàng kiểu Tây có thể mất tới $10, trong khi mức lương người lao động chỉ từ $15 tới $50 mỗi tháng.[5]

Sau Thế Chiến II, Anh Quốc để lại nhiều dấu ấn văn hoá trong đời sống và ẩm thực Hồng Kông[2] khi người dân thêm sữa vào trà và dùng bánh ngọt trong các bữa ăn. Các cửa hàng cha chaan teng vì vậy cũng bắt đầu xuất hiện[6] với các món ăn, đồ uống kiểu Tây giá rẻ.[2]

Tới những năm 1950-60, cha chaan teng trở nên phổ biến khi tầng lớp lao động mở những quán đồ Tây với giá càng phải chăng hơn,[2][7][8] thoả mãn nhu cầu đồ ăn nhanh ngày một tăng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, các tiệm trà vẫn giữ được khách hàng do giá rẻ và thuận tiện.[9]

Trước đây, hầu hết các cửa hàng đều cho phép khách hàng hút thuốc, tuy nhiên kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, chính quyền sở tại đã ban hành luật cấm hút thuốc trong các của hàng và quán ăn.

Tháng 4 năm 2007, một chính trị gia ở Hồng Kông đề xuất ý kiến đưa cha chaan teng trở thành một di sản văn hoá phi vật thể.[10] Ngày 19 tháng 12 cùng năm, nhà lập pháp Choy So Yuk đã gửi đệ trình lên UNESCO sau khi một khảo sát cho thấy 7 trên 10 người Hồng Kông được hỏi đồng ý với ý kiến này.[11] Tuy nhiên hiện đệ trình vẫn chưa được chấp thuận.[2]

Tháng 6 năm 2014, các món nổi tiếng của cửa hàng là trà sữa, trà uyên ương, bánh dứa, tart trứng đã được đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của Hồng Kông.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Liu, Karon (15 tháng 9 năm 2022). “How the Queen's death left me reconciling complicated feelings about the history of my favourite foods”. Toronto Star. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f Jones, Gary (11 tháng 3 năm 2022). “Hong Kong's 'greasy spoon' cafes”. BBC. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  3. ^ Wordie, Jason (22 tháng 4 năm 2007). “Cafe society”. South China Morning News Post. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2022.
  4. ^ Beerman, Jason "Cha chaan teng cheat sheet: What to order at the most popular eateries in Hong Kong" Lưu trữ 24 tháng 2 năm 2012 tại Wayback Machine CNN Go. 20 February 2012. Retrieved 4 March 2012
  5. ^ .(December 2018). Titbits Through Time. Chinese Culinary Institute & International Culinary Institute.PDF
  6. ^ . (28 December 2007). Cha Chaan Teng is not UNESCO Intangible Culture Heritage. Wenwipo. Weblink[liên kết hỏng].htm
  7. ^ . (2006). 茶餐廳與香港人的身分認同. Hong Kong University Press.
  8. ^ . (6 March 2016). 飲食男女《人物專訪》中環老牌熱狗王 六旬夥計不捨離開:對呢個招牌有感情. Eat and Travel Weekly.
  9. ^ .(30 January 2008). Eating in Hong Kong: the Ch Chaan Teng. The New York Times.
  10. ^ . Changing Chinese Foodways in Asia. Hong Kong: Chinese University Press, 2001. GoogleBooks
  11. ^ Chong, Vince (23 tháng 12 năm 2007). “Keeping alive a tea café culture”. The Straits Times. tr. 28.
  12. ^ . (2006). Intangible Cultural Heritage Inventory of Hong Kong. Leisure and Cultural Services Department.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Nhiệm vụ ẩn – Khúc bi ca của Hyperion
Là mảnh ghép cuối cùng của lịch sử của Enkanomiya-Watatsumi từ xa xưa cho đến khi Xà thần bị Raiden Ei chém chết
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Wandering Witch: The Journey of Elaina Vietsub
Ngày xửa ngày xưa, có một phù thủy tên Elaina, cô là một lữ khách du hành khắp nơi trên thế giới
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Hiểu đúng về lạm phát – áp lực chi tiêu khi đồng tiền mất giá
Lạm phát là một từ phổ biến trong lĩnh vực kinh tế và thường xuyên xuất hiện trong đời sống hằng ngày quanh ta
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Tại sao chúng ta nên trở thành một freelancer?
Freelancer là một danh từ khá phổ biến và được dùng rộng rãi trong khoảng 5 năm trở lại đây