Uyên ương đá lạnh tại cha chaan teng ở Hồng Kông (2007) | |
Bữa | Thức uống |
---|---|
Xuất xứ | Hồng Kông[1][2] |
Nhiệt độ dùng | Nóng hoặc lạnh |
Thành phần chính | Cà phê pha, trà sữa kiểu Hồng Kông (trà đen, sữa đặc không đường hoặc sữa đặc), đường |
Uyên ương | |||||||||||||||||||||||
Phồn thể | 鴛鴦 | ||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 鸳鸯 | ||||||||||||||||||||||
Bính âm Hán ngữ | Yuānyāng | ||||||||||||||||||||||
Latinh hóa Yale tiếng Quảng Châu | Yūnyēung | ||||||||||||||||||||||
|
Uyên ương (tiếng Trung: 鴛鴦, thường được phiên âm theo cách phát âm tiếng Quảng Đông là yuenyeung,[3] yinyeung, hoặc yinyong[4]), yuanyang (trong tiếng Quan Thoại) là loại thức uống rất phổ biến ở Hồng Kông.
Uyên ương là sự kết hợp độc đáo giữa cà phê và hồng trà. Theo Cục Dịch vụ Văn hóa và Giải trí Hồng Kông, hỗn hợp này bao gồm ba phần cà phê và bảy phần trà sữa Hồng Kông uống nóng hoặc lạnh đều được.[5] Tuy nhiên, cách thức sản xuất nó có thể khác nhau giữa các nhà cung cấp và khu vực.
Ban đầu đồ uống này bắt nguồn từ dai pai dong (quán ăn đường phố ngoài trời) và cha chaan teng (quán ăn bình dân), nhưng hiện nay đã có mặt ở nhiều loại nhà hàng khác nhau.[6][7]
Cái tên Uyên ương, dùng để chỉ loài vịt Uyên ương (yuanyang), là biểu tượng của tình yêu vợ chồng trong văn hóa Trung Quốc, vì những con chim này thường xuất hiện theo cặp và con đực và con cái trông rất khác nhau.[8] Ý nghĩa giống nhau về một "cặp" hai thứ không giống nhau được dùng để đặt tên cho món này.[5]
Một nhà hàng phong cách dai pai dong ở Hồng Kông có tên là Lan Phương Viên (蘭芳園)[9] tuyên bố cả trà sữa Uyên ương và trà sữa kiểu Hồng Kông đều được chủ nhân là ông Lam phát minh ra vào năm 1952.[10] Câu trước nói về việc phát minh ra thức uống này vẫn chưa ai xác minh rõ ràng nhưng riêng câu sau thì tỏ ra đáng tin cậy hơn khi nó được ghi chép trong biên bản chính thức từ cuộc họp của Hội đồng lập pháp Hồng Kông.
Trong suốt mùa hè năm 2010, các cửa hàng Starbucks ở Hồng Kông và Ma Cao đã quảng cáo một phiên bản frappuccino của đồ uống này.[11] Nó được bán với tên gọi "Kem Trộn Frappuccino Uyên Ương".[12]
Có một biến thể không chứa caffeine của Uyên ương gọi là Uyên ương trẻ em (兒童鴛鴦). Nguyên liệu gồm sữa mạch nha Horlicks và Ovaltine, cả hai đều phổ biến trong các tiệm cha chaan teng ở Hồng Kông.[13]
Tư liệu liên quan tới Uyên ương tại Wikimedia Commons