Một phần của loạt bài |
Chiến lược |
---|
![]() |
Chiến lược chính trị[1] là phương pháp của một hệ thống quản trị lớn, thường là một chính phủ, đảng phái chính trị, nhằm đạt được mục tiêu chính trị trong việc quản trị quốc gia, tổ chức.[a] Cả chiến lược chính trị và chiến thuật chính trị là hai thuật ngữ của Chủ nghĩa Marx–Lenin được phát triển trong các tác phẩm của K. Marx, F. Engels, V. I. Lênin.[3] Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong truyền thống nghiên cứu lý luận của họ, họ rất coi trọng vấn đề nghiên cứu chiến lược chính trị và xem đó là phẩm chất cần thiết của các nhà lãnh đạo.[4]
Chiến lược chính trị được xem là tương tự như chiến lược quân sự nhưng cao hơn. Trong khi chiến lược quân sự điều chỉnh các hoạt động của một cuộc hành quân, tối đa là điều chỉnh một cuộc chiến tranh thì chiến lược chính trị định hướng cho sự thịnh vượng và sự tồn tại của quốc gia trong suốt hàng thế kỷ và hàng thiên niên kỷ.[5]
Trong tiếng Trung thuật ngữ là 政治战略 (chiến lược chính trị). Một tài liệu tiếng Trung nhan đề 共產黨奪取政權藍圖: 列寧獨有政治策略秘密 (Kế hoạch giành quyền lực của Đảng Cộng sản: Sách lược chính trị độc đáo của Lenin) được viết bởi Chu Chi Minh (周之鳴) xuất bản năm 1953[6] chỉ ra rằng thuật ngữ "sách lược chính trị" do Lenin tạo ra, còn thuật ngữ "chiến lược chính trị" do Stalin tạo ra.[6][7] Do đó, trong nền tri thức Trung Quốc trước đó có thể không có thuật ngữ này. Trước Lenin, hai chính trị gia Marx và Engels chỉ nói về sách lược (策略), chứ không nói hay đặt ra thuật ngữ "chiến lược chính trị".[8] Trong nghiên cứu tiếng Nga trước đó không có một nhà sử học nào chú ý đến thuật ngữ "chiến lược chính trị" và thuật ngữ này hầu như không có. Mọi thứ tìm thấy đều là "chiến thuật" (тактика).[9]
Chiến lược chính trị, chiến lược quân sự và chiến lược hàng hải là những bộ phận có quan hệ không tách biệt nhau nhưng chúng độc lập để có thể hiểu được.[10] Stalin đã mô tả tương đồng giữa chiến lược chính trị và chiến lược quân sự, cũng như đưa ra nhiều ví dụ quân sự minh họa về điều đó.[11]
Trong học thuật Anh ngữ, cụm từ "political strategy" (chiến lược chính trị) xuất hiện trong quyển Cobden Club Essays: Second Series 1871-72 xuất bản năm 1872,[12] tài liệu Colburn's United Service Magazine and Naval Military Journal xuất bản năm 1879,[13] tài liệu Official Reports of the Debates of the House of Commons of the Dominion of Canada xuất bản năm 1885[14] và tài liệu Papers of the American Historical Association xuất bản năm 1889.[15]
Vào năm 2009, Tiến sĩ Ralf Tils từ Trung tâm nghiên cứu dân chủ của Đại học Leuphana Lüneburg (Leuphana University of Lüneburg) viết trong Political Strategy in Party Government, rằng: "Mặc dù chiến lược là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong thực tế cũng như trong khoa học, cho đến nay chúng ta vẫn không thấy cơ sở chung cho sự hiểu biết về chiến lược chính trị và nền tảng sâu sắc hơn cho mục đích phân tích".[1]
Chiến lược chính trị là một khái niệm mới mẻ. Một nguồn tiếng Nga năm 1985 của Eduard IAkovlevich Batalov ghi: "Chiến lược chính trị của nhà nước - ở khía cạnh đối nội hoặc đối ngoại - là đường lối hoạt động chung, phụ thuộc vào việc đạt được các mục tiêu chính trị dài hạn và nhằm đảm bảo các lợi ích cơ bản của nhà nước".[16] Một định nghĩa khác của Paul F. Herman đưa ra vào năm 1987: "Chiến lược chính trị là sự hình thành một chuỗi các hành động chính sách riêng biệt nhưng có liên quan với nhau nhằm thao túng một xu hướng môi trường được nhận thức theo hướng mong muốn và hỗ trợ cho một mục tiêu mong muốn".[17]
Một phân tích năm 1995 trích từ quyển sách Chiến lược an ninh của Nga (Стратегия безопасности России) của Irina Yuryevna Zhikina (Ирина Юрьевна Жинкина) ghi: "...Chiến lược chính trị (của ai, nhà nước nào hoặc các thể chế nào khác?) là một hệ thống gồm các quyết định (?) quy mô lớn và các phương hướng hoạt động được hoạch định (của ai?), đòi hỏi phải thực hiện nhất quán chiến lược này...".[18] Một định nghĩa bằng tiếng Nga năm 2004 ghi: "Chiến lược chính trị là tập hợp các hành động chính trị trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, là hệ thống nhà nước gồm các tư tưởng, quan điểm và biện pháp thực tiễn về quân sự - chính trị nhằm xác định mục tiêu và phương hướng chung của đấu tranh chính trị, các hình thức và phương pháp tiến hành đấu tranh chính trị, phản ánh đầy đủ các khía cạnh quân sự vì lợi ích quốc gia cao nhất và bảo đảm an ninh nhà nước".[19]
Đối với những người theo chủ nghĩa dân túy họ định nghĩa chiến lược chính trị là một hình thức huy động chính trị của đảng phái, phong trào chính trị, hay một lãnh đạo chính trị.[20] Năm 2023, học giả Sonja Grover viết: "Chiến lược chính trị là việc sử dụng phương pháp và công cụ để giành và thực thi quyền lực".[21]
Chiến lược chính trị là kế hoạch của nhà nước hay đảng phái chính trị chỉ đạo đấu tranh chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo đó, chiến thuật chính trị phục tùng và phục vụ chiến lược chính trị. Nội dung cơ bản của chiến lược chính trị là "quy định đường lối hành động của các nhiệm vụ đấu tranh cụ thể, phương pháp đấu tranh, hình thức đấu tranh và khẩu hiệu đấu tranh trong một thời gian ngắn khi tình hình thay đổi thường xuyên".[22] Chiến lược chính trị cũng chứa đựng sự mâu thuẫn bên trong nó, nó được tạo ra không chỉ để cải cách, mà được tạo ra để giữ nguyên hiện trạng chính trị.[23] Các yếu tố liên quan đến chiến lược chính trị bao gồm: tập hợp các mẫu hành động định hình nên chức năng này, thảo luận nghiêm túc về cách mà các hành động nên được sắp xếp theo thứ tự, mục tiêu chính sách hoặc trạng thái mong muốn, việc giải thích khi xa rời mục tiêu ban đầu.[24]
Thông qua chiến lược chính trị, một nhà lãnh đạo tìm kiếm hoặc thực thi quyền lực của một chính phủ dựa trên sự ủng hộ trực tiếp, không trung gian, không được thể chế hóa từ một số lượng lớn những người ủng hộ chủ yếu không có tổ chức.[25] Đối với những người cộng sản Liên Xô, chiến lược chính trị là loại chiến lược dựa trên việc tính đến những mặt chủ yếu của phong trào quần chúng, tính đến các lực lượng giai cấp đang có đấu tranh, nghiên cứu mối quan hệ giữa các lực lượng này, nghiên cứu "trọng lực" và đặc tính cụ thể của họ, sau đó tính đến thời gian và địa điểm, vạch ra kế hoạch chiến lược thích hợp cho cuộc đấu tranh chính trị.[26] Chiến lược chính trị xác định phương hướng vận động chủ yếu của giai cấp vô sản trong một giai đoạn nhất định của cách mạng, bố trí lực lượng tương ứng của giai cấp đó, chỉ đạo cuộc đấu tranh thống nhất toàn bộ lực lượng dưới sự chỉ đạo của chính quyền.[27]
Xung đột được xem là một công cụ mạnh mẽ của chính phủ, chiến lược chính trị là loại chiến lược liên quan đến việc khai thác, sử dụng và đàn áp công cụ này.[28] Tuy nhiên, giới cầm quyền cũng thông qua chiến lược chính trị có những nhượng bộ nhất định đối với tầng lớp nhân dân lao động. Qua đó mở ra những cơ hội cho sự phát triển của lực lượng dân chủ.[29]
Trong Nhuyễn khoa học đại từ điển (软科学大辞典) xuất bản năm 1991, Dương Bân (杨斌) viết: "Chiến lược chính trị cần xem xét lợi ích lâu dài, mục đích là đạt được thắng lợi trong toàn bộ cuộc đấu tranh trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nên có tính ổn định tương đối, về cơ bản không thay đổi trước khi đạt được mục tiêu và chương trình của thời kỳ lịch sử này. Sự đúng đắn của việc xây dựng chiến lược chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ tình hình, liên quan trực tiếp đến thành bại của sự nghiệp..."[30]
Chiến lược chính trị là biểu hiện căn bản nhất và đầy đủ nhất của lợi ích chính trị và lợi ích kinh tế. Tất cả giai cấp xã hội, tất cả đảng phái chính trị hay nhóm chính trị đều bị chi phối và được hướng dẫn bởi chiến lược chính trị của riêng họ.[31] Chiến lược chính trị là công cụ là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ chiến lược chính trị, nó hướng dẫn và quyết định chiến thuật chính trị, chiến thuật chính trị phục tùng nhiệm vụ chiến lược chính trị.[32]
Khi so sánh với sách lược chính trị/chiến thuật chính trị thì chiến lược chính trị cơ bản không thay đổi và có tính ổn định hơn.[33] Theo quan điểm Marxist, cả chiến thuật chính trị và chiến lược chính trị được xem là mắt xích cuối cùng trong các hoạt động của các đảng cộng sản, trực tiếp dẫn dắt quần chúng thực hiện cách mạng.[34]
Một tài liệu tiếng Trung là Trung Hoa tiểu bá khoa toàn thư (中华小百科全书) xuất bản năm 1994 viết: "Chiến lược chính trị có những đặc điểm rõ ràng so với chiến thuật chính trị: nó không chỉ mang tính toàn cục, tổng thể, nắm bắt hướng đi và nguyên tắc phát triển chính trị từ góc độ tổng thể, mà còn có tính lâu dài và tương đối ổn định. Một khi chiến lược chính trị của một giai cấp, nhóm chính trị nào đó được xác định trong một giai đoạn lịch sử nhất định, thì thường sẽ không thay đổi cho đến khi giai đoạn lịch sử đó kết thúc".[35]
Theo quan điểm Marxist, nếu lý luận và chương trình hành động của chủ nghĩa Marx sai lầm thì chiến lược sẽ sai lầm, mà nếu chiến lược sai lầm thì chiến thuật theo đó cũng sẽ sai lầm. Khi chiến lược và chiến thuật sai, chính sách chắc chắn sai vì chính sách thực hiện qua chiến lược và chiến thuật.[36]
Chiến lược chính trị cũng xác định mục tiêu cho chiến lược quân sự.[b] Chiến lược quân sự là biện pháp nối tiếp chiến lược chính trị, nhưng cũng có thể kết hợp. Trong quá trình lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả hai chiến lược chính trị và chiến lược quân sự được kết hợp lại, mặt trận chính trị và mặt trận quân sự diễn ra đấu tranh cùng lúc.[38] Sức tiến của mặt trận chính trị (trong đó có ngoại giao) phụ thuộc vào bước tiến của mặt trận quân sự.[39]
Chiến lược chính trị được xem là cao hơn chiến lược quân sự,[40] theo học giả Vương Kim Thành (王金城) năm 1988: "Chiến lược chính trị chuyên quản các mối quan hệ giữa các quốc gia và các vấn đề thiết lập liên minh quốc gia, trong khi chiến lược quân sự nghiên cứu trực tiếp các vấn đề tác chiến, và cho rằng mối quan hệ giữa chiến lược chính trị và chiến lược quân sự tương tự như mối quan hệ giữa các chiến thuật trong một cuộc chiến tranh, trong đó chiến lược chính trị là cấp độ cao nhất".[41] Trong một bài báo Lênin và Hồng quân một nội dung viết rằng: "Chính trị ngày càng gắn chặt với hoạt động quân sự. Chúng đang thẩm thấu lẫn nhau. Chiến lược về mặt quân sự đã trở thành một phần của chiến lược chính trị".[42]
Các chiến lược chính trị gồm 4 yếu tố căn bản:[43]
Các yếu tố này cần cân bằng, và cân bằng tấn công - phòng thủ.[43]
Chiến lược chính trị luôn có trọng tâm thu hút nó hướng đến, các yếu tố thu hút căn bản bao gồm:[44]
Trọng tâm địa lý của chiến lược chính trị toàn cầu hiện nay là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.[46]
Chiến lược chính trị cần nghiên cứu để nắm rõ tình hình đồng minh và kẻ thù, xem xét toàn diện họ trên các lĩnh vực:[47]
Đồng thời, chiến lược chính trị cần xử lý đúng đắn hài hòa các quan hệ: quân đội, nhân dân, chính phủ và đảng cầm quyền.[47]
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chính trị:[48]
Chiến lược chính trị rất đa dạng, các chiến lược chính trị có thể có cùng một mục tiêu chính trị nhưng hành động được áp dụng sẽ rất khác nhau, khác nhau về sự cụ thể của mục tiêu chính trị trong quá trình hành động và các phương pháp.[49]
Tạp chí tiếng Trung Chính trị bình luận xuất bản năm 1979 phân chia chiến lược chính trị gồm:[50]
Về mặt phạm vi, chiến lược chính trị gồm:[51]
Tình hình trong nước và tình hình quốc tế phải thống nhất, chiến lược trong nước và quốc tế phải tương thích nhau.[51]
Về cấp độ hành chính, chiến lược chính trị bao gồm:[52]
Nhiệm vụ cốt lõi về mặt an ninh của chiến lược chính trị:[c]
Đây là danh sách các chiến lược chính trị (chưa đầy đủ). Sự sắp xếp theo hệ thống chỉ có tính tương đối. Danh sách này chỉ có tính liệt kê, không diễn giải sự liên quan, kết nối hay chồng lấn của các khái niệm. Mỗi một đề mục nhỏ của danh sách nên được hiểu một cách độc lập với nhau.
{{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết){{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết){{Chú thích sách}}
: Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp){{Chú thích tạp chí}}
: Chú thích magazine cần |magazine=
(trợ giúp)