Chiến tranh Đường – Kucha

Xâm chiếm Kucha
Một phần của Chiến dịch nhà Đường chống lại các nhà nước ốc đảo

Một bản đồ các chiến dịch chống lại các trạng thái ốc đảo của lòng chảo Tarim, bao gồm cả sự thất bại của Kucha
Thời gian648 – 19 tháng 1 năm 649
Địa điểm
Kết quả

Chiến thắng quyết định của nhà Đường

  • Nhà Đường đóng quân tại Kucha
  • Nhà Đường thiết lập sự kiểm soát phía bắc lòng chảo Tarim
Tham chiến
Nhà Đường Kucha
Hãn quốc Tây Đột Quyết
Chỉ huy và lãnh đạo
Ashina She'er
Qibi Heli
Guo Xiaoke 
Haripushpa (POW)
Nali 
Lực lượng
100.000 kị binh Tiele
Không rõ số kị binh Đường
50.000 lính Kucha
~10.000 lính tiếp viện Thổ

Chiến tranh Đường – Kucha là một chiến dịch quân sự dưới sự chỉ huy của tướng nhà Đường Ashina She'er chống lại vương quốc nhỏ Kuchalòng chảo Tarim thuộc Tây Vực, gần với Hãn quốc Tây Thổ. Chiến dịch bắt đầu vào năm 648 và kết thúc vào ngày 19 tháng 1 năm 649, sau khi quân đội Kucha đầu hàng sau cuộc bao vây dài 40 ngày ở Aksu. Lính Kucha đã cố gắng giành lại vương quốc với sự trợ giúp của Hãn quốc Tây Thổ, nhưng đã bị đánh bại bởi quân đội Đường.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà sư Huyền Trang đã viếng thăm Kucha năm 630.

Quy Từ là một vương quốc ở lòng chảo Tarim, từng là một chư hầu của Hãn quốc Tây Đột Quyết.[1] Sau khi triều Đường kiến lập, Quốc vương Kucha là Suvarnapushpa từng phái sứ giả triều cống Đường Cao Tổ vào năm 618. Vào năm 630, đệ đệ của Suvarnapushpa là Suvarnadeva (tiếng Trung: Sufadie) sau khi nối ngôi đã quy phục làm chư hầu nhà Đường. Là một Phật tử theo dòng Phật giáo Nguyên thủy, Suvarnadeva đã từng đón tiếp Huyền Trang khi ông ghé qua Quy Từ cùng năm đó trên đường đi Thiên Trúc thỉnh kinh.[2]

Kucha ủng hộ Karasahr khi vương quốc ốc đảo này kết hôn lập liên minh cùng người Tây Đột Quyết và chấm dứt mối quan hệ triều cống với triều đình nhà Đường vào năm 644. Quốc vương Kucha, Suvarnadeva, đã quyết định bỏ tiến cống nhà Đường mà liên minh với Tây Đột Quyết. Để đáp trả, Đường Thái Tông quyết định phát binh công diệt Yên Kỳ.[3]

Quân Đường do An Tây đô hộ Quách Hiếu Khác chỉ huy nhanh chóng chiếm được Karasahr năm 644. Quân Đường đánh thẳng vào kinh đô, bắt sống quốc vương Yên Kỳ và lập một thành viên thân Đường trong vương tộc làm vua.[3][2] Tuy nhiên, lên ngôi chưa được bao lâu, vị tân vương nhanh chóng bị người Tây Đột Quyết tấn công và phải bỏ chạy, Yên Kỳ qua đó rơi vào tay người Tây Đột Quyết. Về phía Quy Từ, Suvarnadeva qua đời năm 646 hoặc 648, và đệ đệ là Haripushpa (Helibushibi) nối ngôi kế vị, trở thành vị Quốc vương mới của Kucha.[2] Dù Haripushpa đã phái hai phái bộ ngoại giao đến Trường An, nhưng Đường Thái Tông vẫn quyết định phát binh tây chinh để trừng phạt lập trường thân Đột Quyết của Kucha.

Năm 646, Khả hãn Irbis Seguy của Tây Đột Quyết bày tỏ ý định muốn lấy một công chúa Trung Quốc làm vợ. Đường Thái Tông nhân đó đã yêu cầu một số thành trì ở lòng chảo Tarim làm của hồi môn. Sự từ chối của Ibris có lẽ là một trong những lý do khiến chiến tranh bùng nổ.[4]

Đường Thái Tông huy động hơn 10 vạn kỵ binh từ các nước đồng minh là Thiết Lặc, Đột Quyết, Thổ Phiên, Thổ Dục Hồn. Lại bổ nhiệm A Sử Na Xã Nhĩ làm Đại tổng quản, kiêm Tả kiêu vệ đại tướng quân, Khế Bật Hà Lực là Phó tổng quản, kiêm Hữu kiêu vệ đại tướng quân. A Sử Na Xã Nhĩ là thành viên của vương tộc A Sử Na nước Đông Đột Quyết, sau khi thua trận đã quy hàng nhà Đường năm 635 và từng chỉ huy quân Đường trong chiến dịch ở Karakhoja. Sự thông thạo địa hình, địa lý khu vực do từng là nhà cai trị thành Beshbalik ở lòng chảo Tarim trong vòng 5 năm, từ 630 đến 635, đã góp phần không nhỏ giúp ông thành công trong các chiến dịch tấn công Kucha và Karasahr.[1] Khế Bật Hà Lực từng là tể tướng Thiết Lặc đã quy hàng nhà Đường.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Benn, Charles D. (2002). China's Golden Age: Everyday Life in the Tang Dynasty. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-517665-0.
  • Eckfeld, Tonia (2005). Imperial Tombs in Tang China, 618-907: The Politics of Paradise. Taylor & Francis. ISBN 978-0-203-08676-6.
  • Grousset, René (1970). The Empire of the Steppes: A History of Central Asia. Rutgers University Press. ISBN 978-0-8135-1304-1.
  • Hansen, Valerie (2012). The Silk Road:A New History. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-993921-3.
  • Millward, James A. (2007). Eurasian Crossroads: A History of Xinjiang. Columbia University Press. ISBN 978-0-231-13924-3.
  • Schafer, Edward H. (1963). The Golden Peaches of Samarkand: A Study of T'ang Exotics. University of California Press. ISBN 978-0-520-05462-2.
  • Skaff, Jonathan Karem (2009). Nicola Di Cosmo (biên tập). Military Culture in Imperial China. Harvard University Press. ISBN 978-0-674-03109-8.
  • Twitchett, Denis (2000). H. J. Van Derven (biên tập). Warfare in Chinese History. BRILL. ISBN 978-90-04-11774-7.
  • Wechsler, Howard J. (1979). “T'ai-Tsung (Reign 626–49): The Consolidator”. Trong Denis Twitchett; John Fairbank (biên tập). The Cambridge History of China, Volume 3: Sui and T'ang China Part I. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-21446-9.
  • Zhang 張, Guangda 廣達 (1995). Xiyu shidi conggao chubian 西域史地叢稿初編. Shanghai guji chubanshe. ISBN 7-5325-1877-9.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Skaff 2009, tr. 181.
  2. ^ a b c Grousset 1970, tr. 99.
  3. ^ a b Wechsler 1979, tr. 226.
  4. ^ Baumer, History of Central Asia, vol 2, 205
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Con mèo trong văn hóa lịch sử Việt Nam
Tết là lúc mọi người có những khoảng thời gian quý giá quây quần bên gia đình và cùng nhau tìm lại những giá trị lâu đời của dân tộc
5 lọ kem chống nắng trẻ hóa làn da tốt nhất
5 lọ kem chống nắng trẻ hóa làn da tốt nhất
Nếu da đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lão hóa, bạn nên tham khảo 5 lọ kem chống nắng sau
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
4 thương hiệu pizza ngon khó cưỡng
Bạn có biết bạn sẽ “nạp thêm” trung bình là 250 kcal khi ăn một chiếc pizza không? Đằng nào cũng “nạp thêm” từng đó kcal thì 4 thương hiệu pizza mà MoMo đề xuất dưới đây sẽ không làm bạn phải thất vọng. Cùng điểm qua 4 thương hiệu pizza mà MoMo “chọn mặt gửi vàng” cho bạn nhé!