Chiến tranh Kitos

Chiến tranh Kitos

hay

Chiến tranh Do Thái - La Mã lần thứ hai
Một phần của Xung đột La Mã-Do Thái

Lãnh thổ Đế quốc La Mã vào khoảng năm 117 SCN
Thời gian115–117
Địa điểm
Kết quả Đế quốc La Mã chiến thắng
Thay đổi
lãnh thổ
Không đáng kể
Tham chiến
 Đế quốc La Mã Người Do Thái
Chỉ huy và lãnh đạo

Đế quốc La Mã Hoàng đế Trajan
Đế quốc La Mã Marcius Turbo

Đế quốc La Mã Lusius Quietus

Lukuas (Andreas)
Julianus Hành quyết[1]
Pappus Hành quyết[1]

Artemio
Thương vong và tổn thất
Vô số dân thường bị thương vong, nhiều làng mạc bị phá hủy. Riêng ở Cyrene và Cyprus, ước tính có trên 460.000 dân thường La Mã (phần lớn là người Hy-La) bị giết. 200.000 người[2]
Những cộng đồng Do Thái ở Cyprus, Cyrene và những nơi khác bị sụt giảm dân số, hầu hết phải tha hương về những vùng phía Đông của Đế quốc.

Chiến tranh Kitos hay Chiến tranh Do Thái-La Mã lần thứ hai (115–117; Tiếng Do Thái: mered ha'galuyot or mered ha'tfutzot [מרד התפוצות] (Cuộc nổi dậy của người Do Thái) là một trong những cuộc xung đột lớn của Chiến tranh Do Thái-La Mã, 66–136. Cuộc nổi dậy nổ ra vào năm 115, khi một lượng lớn quân đội La Mã đang bận chiến đấu trong Chiến tranh Parthia của Trajan ở biên giới phía tây của Đế quốc này. Nhiều cuộc nổi dậy của người JudeaCyrenaica, SípAi Cập thuộc La Mã đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, hệ quả là đã xảy ra những cuộc tàn sát có hệ thống của người Do Thái ở những nơi quân La Mã đồn trú không kiểm soát và những vùng dân cư đông đúc.

Những cuộc nổi loạn này cuối cùng cũng bị dập tắt bởi những Binh đoàn La Mã dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Lusius Quietus, người sau này đã đặt tên cho cuộc chiến này là "Kitô", mặc dù đó chỉ là một cách hiểu sai lạc của ông. Khi người La Mã quay trở lại những vùng đất bị chiếm đóng, chúng hầu như đều bị tàn hại hết thảy. Thủ lĩnh Do Thái Lukuas cuối cùng phải trốn đến Judea.[3] Marcius Turbo truy bắt ông và xử tử hai anh em Julian và Pappus, những kẻ lãnh đạo cuộc nổi dậy. Lusius Quietus, lúc bấy giờ đang lãnh đạo binh đoàn La Mã ở Judea, đã kéo quân bao vây Lydda, nơi những người Do Thái tập hợp lại dưới ngọn cờ của hai anh em Julian và Pappus. Lydda bị chiếm và những người Do Thái ở đây bị xử tử.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Malamat, Abraham (1976). A History of the Jewish people. Cambridge, Mass: Harvard University Press. tr. 330. ISBN 0674397312.
  2. ^ Beck (2012). True Jew: Challenging the Stereotype. tr. 18.
  3. ^ Abulfaraj, in Münter, "Der Jüdische Krieg," p. 18, Altona and Leipsic, 1821
  4. ^ Pes. 50a; B. B. 10b; Eccl. R. ix. 10

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil
Review sách: Dám bị ghét
Review sách: Dám bị ghét
Ngay khi đọc được tiêu đề cuốn sách tôi đã tin cuốn sách này dành cho bản thân mình. Tôi đã nghĩ nó giúp mình hiểu hơn về bản thân và có thể giúp mình vượt qua sự sợ hãi bị ghét
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones: Game MOBA hoạt hình vui nhộn
Extraordinary Ones với phong cách thiết kế riêng biệt mang phong cách anime
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Mối liên hệ giữa Attack on Titan và Thần Thoại Bắc Âu
Hôm nay mình sẽ bàn về những mối liên hệ mật thiết giữa AoT và Thần Thoại Bắc Âu nhé, vì hình tượng các Titan cũng như thế giới của nó là cảm hứng lấy từ Thần Thoại Bắc Âu