Chi Chùm ngây | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Brassicales |
Họ (familia) | Moringaceae Martinov, 1820 nom. cons.[1] |
Chi (genus) | Moringa Adans., 1763[2][3] |
Loài điển hình | |
Moringa oleifera Lam., 1785[4] | |
Các loài | |
13. Xem trong bài. | |
Danh pháp đồng nghĩa[3][5] | |
|
Chi Chùm ngây (danh pháp khoa học: Moringa) là chi duy nhất trong họ Chùm ngây (Moringaceae). Chi này chứa 13 loài, tất cả trong số chúng đều là các cây thân gỗ sinh sống trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Tamil murungakkAi. Tại Gujarati, người ta gọi chúng là saragvo. Khu vực phân bổ chủ yếu của chúng là đông bắc và tây nam châu Phi, Madagascar, bán đảo Ả Rập, Nam Á.
Loài phổ biến nhất là chùm ngây (Moringa oleifera), loài cây có nhiều công dụng có nguồn gốc từ khu vực thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Lá của nó có thể ăn được. Loài cây này được trồng tại nhiều nơi trong khu vực nhiệt đới và là loài duy nhất của chi này có mặt tại Việt Nam. Loài có nguồn gốc châu Phi là Moringa stenopetala, cũng được trồng rộng khắp, nhưng ít phổ biến hơn Moringa oleifera.