Chi Tú cầu

Chi Tú cầu
Hydrangea macrophylla
Phân loại khoa học e
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Asterids
Bộ: Cornales
Họ: Hydrangeaceae
Chi: Hydrangea
Gronov. ex L.
Các đồng nghĩa[1]
  • Adamia Wall.
  • Broussaisia Gaudich.
  • Calyptranthe (Maxim.) Nakai
  • Cardiandra Siebold & Zucc.
  • Cianitis Reinw.
  • Cornidia Ruiz & Pav.
  • Decumaria L.
  • Deinanthe Maxim.
  • Dichroa Lour.
  • × Didrangea J.M.H.Shaw
  • Forsythia Walter
  • Heteromalla (Rehder) H.Ohba & S.Akiyama
  • Hortensia Comm. ex Juss.
  • Hydrangia L.
  • Macnemaraea Willemet
  • Pileostegia Hook.f. & Thomson
  • Platycrater Siebold & Zucc.
  • Sarcostyles C.Presl ex DC.
  • Schizophragma Siebold & Zucc.

Chi Tú cầu (danh pháp khoa học: Hydrangea(/hˈdrniə/)[2]) là một chi thực vật có hoa trong họ Tú cầu (Hydrangeaceae) thực vật ôn đới ấm loài cây bản địa Đông Á (từ Nhật Bản đến Trung Quốc), vùng núi cao ở độ cao từ 1000m Nam Á, Đông Nam Á (Hymalaya, Indonesia) và châu Mỹ.[3] Chúng là loài cây thân mộc, hoa vô tính. Hầu hết các loài tú cầu có hoa màu trắng, tuy nhiên vài loài (điển hình là H. macrophylla) có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp đây là loài ưa khí hậu mát mẻ khoảng 15 đến 25 độ C. Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.

Cây được trồng nhiều ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp... ở Việt Nam hoa được biết đến nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo...

Cây được nhân giống chủ yếu bằng giâm hom cành và chiết cành.

Một số loài[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa.
Hoa chết trong mùa đông.
Cẩm tú cầu (Hydrangea macrophylla)
Tú cầu trước tòa nhà Office de Tourisme tại Chartres, Pháp.

Điều chỉnh màu hoa[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các loài tú cầu có hoa màu trắng, tuy nhiên vài loài (điển hình là H. macrophylla) có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, nếu đất có độ pH nhỏ hơn 7 (đất chua) sẽ cho hoa màu lam, nếu đất có độ pH là 7 thì cây cho hoa màu trắng sữa, nếu đất có độ pH lớn hơn 7 cây cho hoa màu hồng hoặc màu tím nên có thể diều chỉnh màu hoa thông qua việc điều chỉnh độ pH của đất trồng.[cần dẫn nguồn]

Muốn hoa có màu lam vào mùa hè thu bón dung dịch chloride sắt hay có thể chôn vài cây đinh gỉ vào gốc cây hoặc cũng có thể chôn vào đất một ít chloride nhôm, chloride magnesi. Muốn hoa có màu hồng có thể bón vào đất một ít vôi bột.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Hydrangea Gronov. ex L.”. Plants of the World Online. Board of Trustees of the Royal Botanic Gardens, Kew. 2021. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2021.
  2. ^ Sunset Western Garden Book, 1995:606–607
  3. ^ “The United States National Arboretum: Hydrangea FAQ”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Chú thuật hồi chiến 252: Quyết Chiến Tại Tử Địa Shinjuku
Tiếp tục trận chiến với Nguyền Vương, tua ngược lại thời gian 1 chút thì lúc này Kusakabe và Ino đang đứng bên ngoài lãnh địa của Yuta
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Nhân vật Ibara Mayaka trong Hyouka
Ibara Mayaka (伊原 摩耶花, Ibara Mayaka ) là một trong những nhân vật chính của Hyouka
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.