Chuông vàng vọng cổ truyền hình

Chuông vàng vọng cổ truyền hình
Thể loạiCuộc thi truyền hình
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số mùa17
Sản xuất
Đơn vị sản xuấtNgân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương
Trình chiếu
Kênh trình chiếuHTV1
HTV2
HTV3
HTV4
HTV Thể thao
HTV Co.op
HTV7
HTV9
HTVC Thuần Việt
HTVC Thuần Việt HD
HTVC Gia Đình
HTVC Phụ Nữ
HTVC Du lịch và Cuộc Sống
HTVC Phim
HTVC Phim HD
HTVC Shopping
HTVC Ca Nhạc
HTVC+
HTVC+ HD
FBNC (phát lại)
Phát sóngtừ 19 tháng 09 năm 2006 – nay
Thông tin khác
Chương trình liên quanVầng trăng cổ nhạc
Ngân mãi chuông vàng

Chuông vàng vọng cổ truyền hình (tên cũ: Ngôi sao vọng cổ truyền hình) là cuộc thi dành cho bộ môn đờn ca tài tử - cải lương do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị thường trực là Ban Văn nghệ) và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương (năm 2006 là nhãn hàng bột giặt Tide) phối hợp tổ chức, được diễn ra từ tháng 09 - tháng 11 hằng năm. Đây là cuộc thi nhằm phát hiện ra những nhân tố mới, đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật cải lương.

Lịch sử cuộc thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, với mong muốn có cuộc thi dành riêng cho bộ môn cải lương mà hiện nay đang dần bị mai một, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) đã tổ chức cuộc thi Chuông vàng vọng cổ truyền hình trong sự phấn khởi của những người yêu thích cải lương. Ban đầu, cuộc thi có tên gọi là Ngôi sao vọng cổ truyền hình, do nhãn hàng bột giặt Tide tài trợ. Nhưng đến năm 2007, HTV đã nhận được những lời góp ý từ phía chuyên môn và báo chí về tên gọi cuộc thi. Một trong những lời góp ý đó là từ "ngôi sao" không phù hợp với tính chất của cuộc thi. Với những lời góp ý này, HTV đã chính thức đổi tên thành cuộc thi Chuông vàng vọng cổ truyền hình. Cuộc thi cũng thay đổi nhà tài trợ sang SAIGONBANK từ đó đến nay.

Danh sách chuông vàng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên Nơi sinh sống
2006 Võ Minh Lâm[1] Cần Thơ
2007 Nguyễn Ngọc Đợi[2] Bạc Liêu
2008 Võ Thành Phê[3] Long An
2009 Trần Thị Thu Vân[4][5] Cần Thơ
2010 Bùi Trung Đẳng[6] Cần Thơ
2011 Nguyễn Văn Mẹo[7] Bình Định
2012 Phạm Thị Huyền Trang[8] Bạc Liêu
2013 Nguyễn Thị Luận[9] An Giang
2014 Nguyễn Minh Trường[10] Đồng Tháp
2015 Nguyễn Thanh Toàn[11] Cà Mau
2016 ​Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung[12] An Giang
2017 Nguyễn Văn Khởi[13] Kiên Giang
2018 Lâm Thị Kim Cương[14] Sóc Trăng
2019 Quách Thị Diễm Ngọc[15] Cà Mau
2020 Nguyễn Quốc Nhựt[16] Long An
2021 Lê Thị Diệu Hiền[17] Trà Vinh
2022 Dương Thị Diễm[18] Cà Mau
2023 Nguyễn Thị Như Ý[19] Hậu Giang
2024 Lê Hoàng Nghi[20] Kiên Giang

Các năm thi

[sửa | sửa mã nguồn]

Chuông vàng vọng cổ truyền hình 2006

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra tại 2 khu vực: Thành phố Hồ Chí MinhThành phố Cần Thơ.

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra vòng loại ngày 19/9/2006 với sự tham gia của gần 300 thí sinh. Sau vòng loại, ban giám khảo chọn ra 50 thí sinh vào bán kết.

Vòng bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bán kết diễn ra vào 3 ngày: 4/10/2006, 5/10/2006, 6/10/2006. Sau 3 buổi thi, ban giám khảo chọn ra 10 thí sinh vào chung kết.

Danh sách thí sinh vào chung kết cuộc thi năm 2006

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Võ Minh Lâm
  • Giang Bích Phượng
  • Thạch Tiên
  • Trương Ánh Tuyết
  • Hồ Thị Ngọc Trinh
  • Lê Văn Gàn
  • Cao Thúy Vy
  • Nguyễn Thị Ngọc Đặng
  • Nguyễn Điền Trung
  • Nguyễn Thị Diễm Kiều

Vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết diễn ra trong 5 đêm, đêm thi thứ 5 là đêm chung kết xếp hạng. (18/10, 25/10, 1/11, 8/11, 15/11)

  • Đêm 1: (18/10/2006) 10 thí sinh thi.
    • Các thí sinh đêm chung kết 1:
      • Võ Minh Lâm
      • Giang Bích Phượng
      • Thạch Tiên
      • Trương Ánh Tuyết
      • Hồ Thị Ngọc Trinh
      • Lê Văn Gàn
      • Cao Thúy Vy
      • Nguyễn Thị Ngọc Đặng
      • Nguyễn Điền Trung
      • Nguyễn Thị Diễm Kiều
  • Đêm 2: (25/10/2006) 10 thí sinh thi chọn 7.
    • Các thí sinh vào đêm chung kết 2:
      • Võ Minh Lâm
      • Giang Bích Phượng
      • Thạch Tiên
      • Hồ Thị Ngọc Trinh
      • Lê Văn Gàn
      • Cao Thúy Vy
      • Nguyễn Thị Ngọc Đặng
  • Đêm 3: (1/11/2006) 7 thí sinh chọn 5.
    • Các thí sinh vào đêm chung kết 3:
      • Võ Minh Lâm
      • Giang Bích Phượng
      • Thạch Tiên
      • Hồ Thị Ngọc Trinh
      • Cao Thúy Vy
  • Đêm 4: (8/11/2006) 5 thí sinh chọn 3 vào vòng chung kết xếp hạng.

Chung kết xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra vào 15/11/2006 và truyền hình trực tiếp trên HTV9. Đêm thi này, khán giả sẽ là người quyết định thứ hạng. Ban giám khảo không còn quyết định.

Thứ hạng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Thí sinh
Chuông vàng
Chuông bạc
  • Hồ Thị Ngọc Trinh
Chuông đồng (Giải ba)
  • Cao Thúy Vy
Giải tư
  • Thạch Tiên
  • Giang Bích Phượng
Giải của ban giám khảo báo chí
  • Giang Bích Phượng
Giải khuyến khích
  • Lê Văn Gàn
  • Nguyễn Thị Ngọc Đặng
  • Trương Ánh Tuyết
  • Nguyễn Điền Trung
  • Nguyễn Thị Diễm Kiều

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuông vàng: 30 triệu đồng
  • Chuông bạc: 20 triệu đồng
  • Chuông đồng: 10 triệu đồng
  • Giải tư: 5 triệu đồng
  • Giải khuyến khích:
    • Giải khuyến khích 1: 4 triệu đồng
    • Giải khuyến khích 2: 3 triệu đồng
  • Giải báo chí: 10 triệu đồng

Các đêm giao lưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi cuộc thi kết thúc, HTV đã tổ chức các buổi giao lưu để giới thiệu các giọng ca đoạt giải tại 3 khu vực: An Giang (23.11.2006), Kiên Giang (25.11.2006), Bình Dương (01.12.2006).

Chuông vàng vọng cổ truyền hình 2007

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi diễn ra tại 4 khu vực: Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Thành phố Cà Mau.

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra tại 4 khu vực với sự tham gia của 645 thí sinh. Sau vòng loại, ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh vào bán kết.

Vòng bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bán kết diễn ra vào 3 ngày: 18/9/2007, 19/9/2007, 20/9/2007. Sau 3 buổi thi, ban giám khảo chọn ra 12 thí sinh vào chung kết.

Danh sách thí sinh vào chung kết cuộc thi năm 2007

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nguyễn Ngọc Đợi
  • Trần Thanh Cường
  • Phạm Hùng Phương
  • Lê Văn Gàn
  • Nguyễn Thị Diễm Kiều
  • Trần Thị Như Huỳnh
  • Phạm Anh Chàng
  • Ngô Công Hậu
  • Bùi Thanh Phong
  • Hồ Thị Thu Trang
  • Trần Thị Khéo
  • Nguyễn Tấn Thuật

Thành phần ban giám khảo vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chung kết diễn ra trong 5 đêm, đêm thi thứ 5 là đêm chung kết xếp hạng. (04.10, 11.10, 18.10, 25.10, 30.10)

  • Đêm 1: (04.10.2007) 12 thí sinh thi.
    • Các thí sinh đêm chung kết 1:
      • Nguyễn Ngọc Đợi
      • Phạm Hùng Phương
      • Lê Văn Gàn
      • Nguyễn Thị Diễm Kiều
      • Trần Thị Như Huỳnh
      • Phạm Anh Chàng
      • Ngô Công Hậu
      • Bùi Thanh Phong
      • Hồ Thị Thu Trang
      • Trần Thị Khéo
      • Nguyễn Tấn Thuật
    • Trần Thanh Cường
  • Đêm 2: (11.10.2007) 12 thí sinh chọn 07.
      • Nguyễn Ngọc Đợi
      • Trần Thanh Cường
      • Lê Văn Gàn
      • Nguyễn Thị Diễm Kiều
      • Trần Thị Như Huỳnh
      • Bùi Thanh Phong
      • Trần Thị Khéo
  • Đêm 3: (18.10.2007) 07 thí sinh chọn 05.
      • Nguyễn Ngọc Đợi
      • Trần Thanh Cường
      • Lê Văn Gàn
      • Nguyễn Thị Diễm Kiều
      • Bùi Thanh Phong
  • Đêm 4: (25.10.2007) 05 thí sinh chọn 03.

Chung kết xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra vào này 30.10.2007 (sớm hơn 1 ngày so với dự tính). Đêm thi này, khác với năm trước, chính hội đồng giám khảo sẽ là người quyết định thứ hạng và hình thức này được duy trì đến nay. Khán giả không quyết định như năm ngoái.

Thứ hạng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Thí sinh
Chuông vàng
Chuông bạc
  • Lê Văn Gàn
Chuông đồng (Giải ba)
  • Nguyễn Thị Diễm Kiều
Giải khán giả yêu thích nhất
  • Lê Văn Gàn
Giải của ban giám khảo báo chí
  • Trần Thanh Cường
Giải khuyến khích
  • Phạm Hùng Phương
  • Trần Thị Như Huỳnh
  • Phạm Anh Chàng
  • Ngô Công Hậu
  • Bùi Thanh Phong
  • Hồ Thị Thu Trang
  • Trần Thị Khéo
  • Nguyễn Tấn Thuật
  • Trần Thanh Cường

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuông vàng: 30 triệu đồng
  • Chuông bạc: 20 triệu đồng
  • Chuông đồng: 10 triệu đồng
  • Giải tư: 5 triệu đồng
  • Giải báo chí: 10 triệu đồng
  • Giải khán giả yêu thích nhất: 5 triệu đồng.

Chuông vàng vọng cổ truyền hình 2008

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra tại 4 khu vực: Bạc Liêu, Thành phố Cần Thơ, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh.

Vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ 08 tháng 09 đến 25 tháng 09 năm 2008. Sau vòng loại, ban giám khảo chọn ra 30 thí sinh vào vòng bán kết, được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Vòng bán kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bán kết diễn ra vào 3 ngày: 06.10.2007, 07.10.2007, 08.10.2007. Sau 3 buổi thi, ban giám khảo chọn ra 10 thí sinh vào chung kết.

Vòng chung kết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng thi Chung kết được truyền hình trực tiếp tại Nhà hát Truyền hình vào lúc 20:30 trên kênh HTV9, diễn ra trong 5 đêm, đêm thứ 5 là chung kết xếp hạng vào các ngày 23/10 - 30/10; 6/11 - 13/11 và 20/11/2008.

  • Đêm 1: (23.10.2008) 10 thí sinh thi.
    • Các thí sinh đêm chung kết 1:
      • Nguyễn Thị Thanh Tâm,
      • Lê Quốc phòng,
      • Võ Thị Trí,
      • Nguyễn Thị Nhơn Hậu,
      • Đào Văn Vũ Thanh,
      • Võ Thành Phê,
      • Nguyễn Ngọc Lê,
      • Lê Minh Hảo,
      • Trần Thị Như Huỳnh,
      • Phạm Anh Chàng.
  • Đêm 2: (30.10.2008) 10 thí sinh chọn 07.
      • Nguyễn Thị Thanh Tâm,
      • Lê Quốc phòng,
      • Võ Thị Trí,
      • Đào Văn Vũ Thanh,
      • Võ Thành Phê,
      • Lê Minh Hảo,
      • Trần Thị Như Huỳnh.
  • Đêm 3: (06.11.2008) 07 thí sinh chọn 05.
      • Lê Quốc phòng,
      • Võ Thị Trí,
      • Võ Thành Phê,
      • Lê Minh Hảo,
      • Trần Thị Như Huỳnh.[2][liên kết hỏng]
  • Đêm 4: (13.11.2008) 05 thí sinh chọn 03.

Chung kết xếp hạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn ra vào này 20.11.2008. Đêm thi này sẽ quyết định thứ hạng chung cuộc của cuộc thi.

Thứ hạng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Thí sinh
Chuông vàng
Chuông bạc
  • Lê Quốc phòng
Chuông đồng (Giải ba)
  • Võ Thị Trí
Giải khán giả yêu thích nhất
  • Võ Thành Phê
Giải của ban giám khảo báo chí
  • Võ Thành Phê
Giải tư
  • Lê Minh Hảo
  • Trần Thị Như Huỳnh
Giải khuyến khích
  • Nguyễn Thị Thanh Tâm
  • Nguyễn Thị Nhơn Hậu
  • Đào Văn Vũ Thanh
  • Nguyễn Ngọc Lê
  • Trần Thị Như Huỳnh
  • Phạm Anh Chàng.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chuông vàng: 30 triệu đồng
  • Chuông bạc: 20 triệu đồng
  • Chuông đồng: 12 triệu đồng
  • Giải tư: 7 triệu đồng
  • Giải khuyến khích: 5 triệu đồng
  • Giải báo chí: 10 triệu đồng
  • Giải khán giả yêu thích nhất: 10 triệu đồng.

3 thí sinh đoạt giải cao nhất lần lượt là:[23]

  • Chuông vàng: Trần Thị Thu Vân (Cần Thơ)
  • Chuông bạc: Lư Quốc Vinh (An Giang)
  • Chuông đồng: Lê Minh Hảo (Bến Tre)

Cuộc thi diễn ra từ 5/8/2010 đến 29/9/2010, tuyển sinh tại 3 khu vực (6 tỉnh): Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tây Ninh (Tây Nam Bộ); Thành phố Hồ Chí Minh (Đông Nam Bộ) và Hà Nội (miền Bắc). Đây là năm thứ 2 cuộc thi tuyển sinh khắp cả nước.

10 thí sinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi

[sửa | sửa mã nguồn]
Mã số đêm chung kết Thí sinh Năm sinh Số báo danh Nghề nghiệp Quê quán
01 Nguyễn Bình Trọng 1979 18 Công nhân Kiên Giang
02 Ninh Thị Như Quỳnh 1986 25 Diễn viên nhà hát cải lương Việt Nam Tuyên Quang
03 Lê Thị Huyền Trân 1982 27 Công nhân Long An
04 Bùi Trung Đẳng 1983 37 Diễn viên tự do Cần Thơ
05 Nguyễn Thị Hồng Gấm 1981 38 Diễn viên đoàn nghệ thuật Đồng Nai Cần Thơ
06 Nguyễn Chí Luông 1984 41 Diễn viên đoàn nghệ thuật Quân khu 9 Bạc Liêu
07 Đoàn Hoa Mai 1979 42 Diễn viên nhà hát cải lương Việt Nam Hải Dương
08 Trần Kim Phính 1985 44 Diễn viên đoàn cải lương nhân dân Kiên Giang Kiên Giang
09 Nguyễn Văn Thu 1977 45 Nông dân Tây Ninh
10 Đặng Thị Mỹ Vân 1982 48 Diễn viên đoàn nghệ thuật Đồng Nai Bến Tre

[24]. Đêm chung kết đầu tiên 4/9 sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9 lúc 20g30 từ Nhà hát Truyền hình và các đêm tiếp theo vào các ngày 8, 15, 22, 29/9 và đêm Gala 2/10.

Thứ hạng chung cuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Kết quả Thí sinh
Chuông vàng
Chuông bạc
  • Đặng Thị Mỹ Vân
Chuông đồng (Giải ba)
  • Nguyễn Bình Trọng
Giải khán giả yêu thích nhất
  • Nguyễn Bình Trọng
Giải của ban giám khảo báo chí
  • Đặng Thị Mỹ Vân
Giải khuyến khích
  • Ninh Thị Như Quỳnh
  • Lê Thị Huyền Trân
  • Nguyễn Thị Hồng Gấm
  • Nguyễn Chí Luông
  • Đoàn Hoa Mai
  • Trần Kim Phính
  • Nguyễn Văn Thu

Thông tin thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 2006 là năm ngôi vị Chuông vàng do Khán giả bình chọn. Thí sinh đoạt giải Chuông vàng lại là Thí sinh nhỏ tuổi nhất.
  • Năm 2007 là năm có số thí sinh dự thi đông nhất (645 thí sinh).
  • Năm 2008, Võ Thành Phê là thí sinh đầu tiên nhận tất cả các giải thưởng phụ và ngôi vị cao nhất của cuộc thi. Đây cũng là năm mà điểm Trung bình đêm Chung kết xếp hạng cho Chuông vàng là cao nhất (19.96 điểm so với 19.91 năm 2007).
  • Cũng trong năm 2008, với chương trình Chuông vàng Vọng cổ, tổng đạo diễn Lê Thụy (người đảm nhận vai trò đạo diễn chương trình từ lúc bắt đầu cho đến nay) đã đoạt giải Mai Vàng dành cho đạo diễn sân khấu được yêu thích nhất.
  • Năm 2009, cuộc thi lần đầu tiên tuyển sinh ra miền Bắc, và thành tích cao nhất là giải khuyến khích trong đêm chung kết 2. Đây là một niềm khích lệ rất lớn cho bộ môn vốn của miền Nam này. Sau đó, đến năm 2012, 2013, 2014, có thí sinh miền Bắc vào Chung kết xếp hạng. Đó là Nguyễn Văn Đáng (2012), Nguyễn Minh Hải (2013) và Nguyễn Thị Lý (2014).
  • Từ năm 2014, cách tính điểm của hội đồng nghệ thuật có sự thay đổi. Theo đó, điểm trung bình của thí sinh và điểm của các giám khảo được tính dựa trên thang điểm 100 thay cho thang điểm 20 như trước đây. Cách tính này được duy trì từ đó đến nay.
  • Từ năm 2016, cuộc thi không còn tổ chức vòng chung kết khu vực, thay vào đó tổ chức vòng tuyển chọn để chọn ra những thí sinh xuất sắc nhất vào vòng chung kết. Đây là một phần trong việc "thay máu" cuộc thi Chuông vàng vọng cổ sau 10 năm tổ chức, làm cho cuộc thi trở nên đáng xem hơn. Bên cạnh đó, vai trò Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cũng được chuyển từ một Phó Tổng Giám đốc HTV sang cho Trưởng ban Văn nghệ HTV.
  • Từ năm 2023, cơ cấu giải thưởng có sự thay đổi. Theo đó, giải ba được đổi tên thành giải Chuông đồng. Như vậy, 3 thí sinh vào chung kết xếp hạng sẽ cùng có cúp.
  • Dù được tổ chức trên "sân nhà" nhưng suốt thời gian 18 năm tổ chức (từ 2006 đến nay), chưa có một Chuông vàng nào là của Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2010, tất cả các đại diện của Thành phố Hồ Chí Minh đều dừng lại ở bán kết.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Võ Minh Lâm đoạt Chuông vàng vọng cổ 20 hưu06 - VnExpress Giải Trí”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  2. ^ Nguyễn Ngọc Đợi đoạt giải chuông vàng
  3. ^ Võ Thành Phê đoạt giải chuông vàng vọng cổ 2008
  4. ^ Trần Thị Thu Vân đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2009 Lưu trữ 2010-08-21 tại Wayback Machine, Trang web Chuông vàng vọng cổ
  5. ^ Chuông vàng 2009 Trần Thị Thu Vân: Giọng ca thiên phú Lưu trữ 2010-11-15 tại Wayback Machine, SGGP Online
  6. ^ Nghệ sĩ Bùi Trung Đẳng, 10 năm thành công sau chuông vàng vọng cổ
  7. ^ Chuông vàng Nguyễn Văn Mẹo đổi nghệ danh tranh giải Trần Hữu Trang Lưu trữ 2012-04-17 tại Wayback Machine, Người Lao động Điện tử
  8. ^ Phạm Thị Huyền Trang đoạt giải Chuông vàng vọng cổ lần VII, Người Lao động Điện tử
  9. ^ Nguyễn Thị Luận đoạt giải Chuông vàng vọng cổ, Tuổi Trẻ Online, 27 tháng 9 năm 2011
  10. ^ Nguyễn Minh Trường đoạt giải nhất "Chuông vàng vọng cổ 2014", NLDO, 23 tháng 9 năm 2016
  11. ^ Nguyễn Thanh Toàn giành Chuông Vàng Vọng cổ 2015, TTO, 23 tháng 9 năm 2016
  12. ^ ​Nguyễn Hồ Như Tuyết Nhung đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2016, TTO, 23 tháng 9 năm 2016
  13. ^ Nguyễn Văn Khởi giành chuông vàng vọng cổ 2017 với 100 triệu đồng
  14. ^ Lâm Thị Kim Cương đoạt giải chuông vàng vọng cổ 2018, nhận 130 triệu đồng
  15. ^ Chuông vàng vọng cổ 2019 vang tên Quách Thị Diễm Ngọc
  16. ^ Nguyễn Quốc Nhựt đoạt chuông vàng trong sự ngỡ ngàng
  17. ^ Lê Thị Diệu Hiền bất ngờ đoạt chuông vàng vọng cổ 2021
  18. ^ Dương Thị Diễm, cựu sinh viên khoa ngôn ngữ, đoạt giải chuông vàng vọng cổ 2022
  19. ^ Thí sinh nhỏ tuổi nhất Nguyễn Thị Như Ý đoạt Chuông vàng vọng cổ 2023
  20. ^ [https://www.htv.com.vn/le-hoang-nghi-ca-dien-xuat-than-doat-chuong-vang-2024 Lê Hoàng Nghi ca diễn xuất thần, đoạt "Chuông vàng 2024"
  21. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  22. ^ [1][liên kết hỏng]
  23. ^ Trần Thị Thu Vân đoạt giải Chuông vàng vọng cổ 2009, Báo Người lao động điện tử, 16 tháng 10 năm 2009
  24. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2010.
  25. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
Cho dẫu trái tim nhỏ bé, khoảng trống chẳng còn lại bao nhiêu, vẫn mong bạn sẽ luôn dành một chỗ cho chính mình, để có thể xoa dịu bản thân
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Bộ kỹ năng của Chevreuse - Đội trưởng đội tuần tra đặc biệt của Fontaine
Các thành viên trong đội hình, trừ Chevreuse, khi chịu ảnh hưởng từ thiên phú 1 của cô bé sẽ +6 năng lượng khi kích hoạt phản ứng Quá Tải.
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Lý do không ai có thể đoán được thị trường
Thực tế có nhiều ý kiến trái chiều về chủ đề này, cũng vì thế mà sinh ra các trường phái đầu tư khác nhau
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Làm thế nào để biết bạn có bị trầm cảm hay không?
Lo lắng và trầm cảm có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Nhưng các triệu chứng chủ yếu là khác nhau