Thế tử

Thứ bậc Hoàng tộc, Quý tộc và Hiệp sĩ
Hoàng đế & Hoàng hậu
Nữ hoàng & Hoàng tế
Thái hoàng thái hậu
Hoàng thái hậu / Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái phi & Thái thượng hoàng

Thái hậu / Thái phi
Vương thái hậu / Vương đại phi
Quốc vương & Vương hậu
Nữ vương & Vương phu
Hoàng tử & Hoàng tử phi
Thái tử & Thái tử phi
Thế tử & Thế tử tần
Công chúa & Phò mã
Đại Thân vương & Đại Vương phi
Đại Công tước & Đại Công tước phu nhân
Thân vương & Vương phi
Phó vương & Phó vương phi
Quận chúa & Quận mã
Huyện chúa & Huyện mã
Công tước & Công tước phu nhân
Hầu tước & Hầu tước phu nhân
Bá tước & Bá tước phu nhân
Tử tước & Tử tước phu nhân
Nam tước & Nam tước phu nhân
Hiệp sĩ & Nữ Tước sĩ

Thế tử (chữ Hán: 世子; Hangul: 세자) là một danh hiệu phong cho người thừa kế (Trữ quân) của các Quốc vương đang là chư hầu của một Đế quốc, hoặc là người thừa kế của các Hoàng tử mang tước Vương trong khối vùng văn hóa chữ Hán.

Xuất hiện từ thời Tiên Tần, tước vị này cần phân biệt với Thái tử, một thời gian là danh hiệu của người thừa kế Thiên tử nhà Chu hoặc các nước xưng Vương hùng bá như nước Sở thời Chiến Quốc. Vào thời kỳ nhà Hán đến trước thời kỳ Tào Ngụy, cách gọi "Thế tử" thường chỉ dùng như một tước hiệu chính thức dành cho người thừa kế của Công tước trở xuống, hoặc là một dạng xưng hô không chính thức dành cho người thừa kế của một Công khanh. Từ khi Tào Ngụy ban tước "Tấn vương" cho họ Tư Mã (Tây Tấn), tước hiệu của người thừa kế trở thành "Thế tử", và từ đó "Thế tử" duy trì như một tước hiệu riêng dành cho 「Người thừa kế của Chư hầu tước Vương」.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên chữ 「Thế; 世」 có nghĩa là "truyền hết đời cha đến đời con". Từ thời Tiên Tần, đây là danh vị dành cho những người thừa kế của các sĩ phu quý tộc trong một nước hoặc bản thân vị Vua chư hầu ấy[1], vị Trữ quân của Thiên tử được gọi là Thái tử, đôi khi chư hầu lớn mạnh cũng xưng người thừa kế là Thái tử y hệt[2][3].

Sang thời nhà Hán, người thừa kế hợp pháp của các Chư hầu mang tước Vương (cùng họ) được gọi là Vương thái tử (王太子), còn người thừa kế các Chư hầu mang tước Hầu hoặc tước Công đều gọi là [Thế tử][4][5][6]. Bắt đầu từ đời Tam Quốc trở về sau, Chư hầu mang tước Vương khác họ ngày càng lớn, địa vị của Thiên tử mang tước Hoàng đế và Chư hầu Vương dần có chạm trán, người thừa kế của hai tước vị này đều gọi là "Thái tử", do vậy để cường hóa Hoàng quyền thông qua việc phân biệt với Hoàng thái tử (皇太子) là người sẽ kế vị Hoàng đế và người kế vị các Chư hầu tước Vương khác họ, triều đình cải danh hiệu Trữ quân của tước Vương đều thành "Thế tử" như các Chư hầu tước Công trở xuống, và hầu hết các triều đại đời sau đều theo lệ này[7].

Phân biệt địa vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Người thừa kế tước Vương

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi trước, danh vị "Thế tử" dùng để gọi người thừa kế của những người mang tước Công trở xuống, và thường là những tước Hầu có thế lực tựa như chư hầu, tức đó đất phong riêng biệt. Vào thời Tam Quốc, Tào Tháo từ "Ngụy công" thành "Ngụy vương", người con trai sẽ thừa kế của ông là Tào Phi được lập thành 「Ngụy Thái tử; 魏太子」[8]. Giai đoạn Tào Ngụy, khi Tư Mã Viêm kế thừa vị trí Trữ quân của tước "Tấn vương", xưng gọi 「Tấn Thế tử; 晋世子」, đã mở đầu cho việc thừa kế tước Vương sẽ hạ xưng thành Vương thế tử[9][10]. Sau đó không lâu, Tào Hoán lại nâng Tấn Thế tử lên thành Thái tử, trước khi họ Tào chính thức bị ép nhường ngôi[11].

Có thể thấy do nhà Tấn bắt đầu, tước Vương vốn dĩ có người thừa kế gọi "Thái tử" giống như Hoàng thái tử, đã chính thức bị hạ xuống thành Vương thế tử, và cách dùng này kéo dài mãi cho nhiều triều đại sau nhằm biểu thị tính tập quyền và riêng biệt cho Hoàng đế, cũng là nâng khoảng cách giữa tước vị Hoàng đế và tước Vương. Triều đại nhà Minh coi trọng Đích-thứ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương quy định chỉ có "Đích tử" (嫡子; con trai do Chính thất sinh ra) mới có tư cách trở thành Thế tử của tước Vương đó, hơn nữa còn phải là Đích trưởng tử[12]. Triều đại nhà Thanh sau khi làm chủ Trung Nguyên, đã cho cải định luật lệ cũng như áp dụng một phần quy chế nhà Minh, ban đầu thì người thừa kế của Hòa Thạc Thân vương sẽ gọi là Thân vương Thế tử (親王世子) còn người thừa kế của Đa La Quận vương là Quận vương Trưởng tử (郡王長子)[13], cả hai tước vị này đều từng được xếp vào "Thập tứ đẳng Tước vị" trong hệ thống tước phong cho nam giới hoàng thất, tuy nhiên sau đời Càn Long thì hai tước vị này bị xóa. Bởi vì "Thế tử" là một tước vị hiện hữu dành cho người thừa kế hợp pháp của một tước vị cụ thể, đại đa số các triều đại khi quyết định chỉ định "Thế tử" thì đều phải dùng Sách (冊) cùng Bảo (寶) để xác định thân phận của người thụ phong chứ không phải là một danh xưng tự phát. Ví dụ triều Minh ghi rõ trong Minh sử, khi chỉ định Thế tử của Thân vương thì 「"Tắc sẽ nhận Kim sách và Kim bảo"; 則授金冊金寶」 để tiến hành gia phong[12], triều Thanh khi còn tồn tại tước vị Thế tử cũng dùng Kim sách Kim bảo trong lễ gia phong[14][15].

Danh vị "Thế tử" cũng xuất hiện mơ hồ trong lịch sử Việt Nam vào thời kỳ phân tranh Trịnh - Nguyễn, khi đó các Chúa Trịnh có quyền hành to lớn, thay Hoàng đế nhà Hậu Lê cai trị và tự xưng tước Vương. Những người thừa kế của Chúa Trịnh đều có chức vụ cụ thể trong hệ thống quan viên và thường chỉ gia phong tước Công, tuy nhiên cũng có những người được chọn gọi thành "Vương thế tử" để củng cố địa vị kế thừa Chúa Trịnh, ví dụ Thanh Đô vương Trịnh Tráng khi chưa lên ngôi từng thụ tước "Thanh Quận công" kèm danh hiệu "Vương thế tử" như một dạng khẳng định vị thế[16]. Điều này tương tự với các con thừa kế của Chúa Nguyễn, tuy nhiên quy chế của Chúa Nguyễn chỉ gọi các Thế tử như kiểu nhã xưng, không rõ quy tắc gia phong cụ thể ra sao.

Người thừa kế Chư hầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì là nước phiên thuộc nhà Minhnhà Thanh, các vị Vua của nhà Triều Tiên thường tránh xung đột nên không xưng Hoàng đế, đa số đều xưng Vương, do vậy kính xưng của các Triều Tiên vương là Điện hạ (殿下; 전하Jeonha) thay vì Bệ hạ như tước Hoàng đế, nên người thừa kế của các Quốc vương Triều Tiên là Vương thế tử (王世子; 왕세자Wangseja) được tôn xưng là Để hạ (邸下; 저하Jeoha). Nơi ở của Thế tử gọi là Đông Cung (東宮; 동궁Donggung), có quan lại và hậu cung riêng, y hệt một triều đình thu nhỏ, yêu cầu cơ bản của một Trữ quân của một quốc gia thời Đông Á. Người Triều Tiên theo văn hóa Hán, do vậy họ cũng có cách gọi khác cho Thế tử như Xuân Cung (春宮; 춘궁Chungung), vì theo Ngũ hành thì Đông Cung tại hướng Đông, theo tiết trời là mùa xuân. Bên cạnh đó, người Triều Tiên thậm chí gọi Thế tử bằng các tôn xưng mang tính rất triết lý Hán văn như Chính Dận (正胤; 정윤Jeong-yun), Nhị Cực (貳極; 이극Igeug) cùng một từ rất phổ biến thời Minh là Quốc Bổn (國本; 국본Gugbon).

Do vấn đề đích-thứ và Nho phong ở Triều Tiên rất gay gắt, các Thế tử thừa kế của Triều Tiên vương chủ yếu là Đích trưởng tử - tức con trai trưởng do Vương phi sinh ra. Theo thông lệ Triều Tiên, các vị "Đích trưởng tử" đến một thời gian nhất định sau khi sinh ra sẽ được sách phong Nguyên tử (元子; 원자Wonja) - danh hiệu nhằm xác định chính xác đây sẽ là người thừa kế trong tương lai. Sau đó khi Nguyên tử được khoảng 8 tuổi thì quần thần sẽ bắt đầu thỉnh cầu Quốc vương xác định người kế vị và đó chính là thỉnh cầu sách phong Thế tử. Việc cử hành Lễ sách phong Thế tử vào năm 8 tuổi là căn cứ vào quan niệm trưởng thành truyền thống theo độ tuổi. Ngày xưa các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều tin vào học thuyết chu kì 8 năm ở nam và 7 năm ở nữ. Khi Đích trưởng tử chết, nếu có em trai cùng mẹ thì sẽ kế thừa vị trí Thế tử, những người em trai cùng mẹ ấy chính là các Đích thứ tử (嫡次子). Chỉ khi Quốc vương không có Đích tử, vị trí Trữ quân mới được truyền cho con cái dòng thứ xuất (như Quang Hải Quân). Trường hợp tất cả con trai của Quốc vương đều qua đời trước ông, vị trí Trữ quân khi đó sẽ truyền cho các Đích trưởng tôn (嫡長孫) - các cháu trai do con dâu cả sinh ra của Quốc vương, và khi đó Trữ quân sẽ được gọi là Vương thế tôn (王世孫; 왕세손Wangseson), trường hợp này chính là Triều Tiên Chính Tổ. Nếu dòng dõi vị Quốc vương đó tuyệt tự, Vương vị mới truyền đến người em kế thứ, lúc đó sẽ trở thành Vương thế đệ (王世弟; 왕세제Wangseje), trường hợp này chính là Triều Tiên Anh Tổ.

Tương tự ở Triều Tiên, Vương quốc Lưu Cầu nhiều đời chịu sự phiên thuộc, tước vị Thế tử của Trữ quân tại quốc gia này đều do Minh-Thanh hai triều sắc phong, nhưng ở bản địa, người Lưu Cầu quan gọi Trữ quân của họ là Trung Thành vương tử (中城王子; ナカグシクヲージNakagushiku Wōji). Theo lệ, Trữ quân của Lưu Cầu cũng như các Án ti, được trao lãnh địa riêng để cai quản. Lãnh địa ấy của Trữ quân nay là khu vực Nakagusuku, OkinawaUruma, khi đó có tên Trung Thành Gian Thiết (中城間切), do đó các Trữ quân Lưu Cầu mới có danh xưng như vậy. Các Trữ quân của Lưu Cầu khi vừa sinh ra sẽ có Đồng danh (童名; tên lúc nhỏ, tương tự Ấu danh), sau đó 5 tuổi bắt đầu đặt Đường danh (唐名; ý chỉ các tên theo kiểu chữ Hán). Sau khi chính thức chọn Đường danh, Trữ quân đó sẽ đến Ngự điện của Trung thành để sống, do đó dân gian cũng có gọi là Trung Thành ngự điện (中城御殿), ngoài ra còn có tôn xưng Ngự Thái tử (御太子; グティシGu tishi).

Đài Loan, từng có một quốc gia gọi là Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công dựng lên. Vương triều này cũng thiết đặt chính quyền như của một chư hầu theo kiểu Hán quyển, xưng gọi Thế tử cho người thừa kế của mình.

Truyền thống Châu Âu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại hầu hết các quốc gia Châu Âu thời Trung Cổ, thuật ngữ prinz trong tiếng Đức được dùng để chỉ các hậu duệ có quyền thừa kế của các quý tộc cao cấp thuộc đẳng cấp vương hầu. Trên thực tế, prinz có nghĩa rộng hơn nhiều so với thuật ngữ vương tử trong tiếng Việt, vì nó bao gồm cả các hậu duệ quý tộc bậc Công tướcHầu tước, chứ không giới hạn chỉ trong số các hậu duệ bậc Vương tước.

Tương tự, người thừa kế tước vị của các quý tộc vương hầu được gọi với danh xưng riêng là Erbprinz hoặc Erbprinzessin (dạng nữ). Thuật ngữ tiếng Việt thường dùng thế tử hoặc trữ quân để chuyển ngữ gần tương ứng, dù cách này không thật tương đương hoàn toàn. Thuật ngữ tiếng Anh gần tương đương với ErbprinzHereditary prince.

Riêng những người thừa kế tước vị Tuyển hầu được gọi là Kurprinz (dạng nữ là Kurprinzessin), thường được chuyển ngữ tiếng Việt với thuật ngữ Tuyển hầu thế tử.

Đối với các quý tộc đẳng Bá tước (tiếng Đức: Graf), người thừa kế tước vị được gọi là Erbgraf.

Ngày nay, các tài liệu tiếng Việt thường dùng thuật ngữ Thái tử để dịch tước hiệu Crown prince (tiếng Anh) hoặc Kronprinz (tiếng Đức) đối với người thừa kế tước vị quân chủ tại các vương quốc; và Thế tử hoặc Vương trữ, để dịch tước hiệu Hereditary prince (tiếng Anh) hoặc Erbprinz (tiếng Đức) đối với người thừa kế tước vị quân chủ tại các thân vương quốc (LiechtensteinMonaco). Riêng Luxembourg, người thừa kế tước vị quân chủ tại đây được gọi với tước hiệu riêng là Erbgroßherzog (tiếng Đức) hoặc ierfgroussherzog (tiếng Luxembourg), đôi khi được chuyển ngữ sang thuật ngữ tiếng Việt hiếm gặp là Đại công trữ.

Nhân vật nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]
Ảnh thờ Trang Hiến Thế tử - vị Thế tử nổi tiếng nhất của Triều Tiên.

Triều Tiên Lý thị

[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Ninh vương triều

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《礼记·王制》: 诸侯世子世国,大夫不世爵。使以德,爵以功,未赐爵,视天子之元士,以君其国。诸侯之大夫,不世爵禄。
  2. ^ 《史記·吳太伯世家》: 八年,吳使公子光伐楚,敗楚師,迎楚故太子建母於居巢以歸。
  3. ^ 《史記·齐太公世家》: 三十三年,釐公卒,太子諸兒立,是為襄公。
  4. ^ 《后漢書·皇后纪下》: 皇女绶,二十一年封郦邑公主,适新阳侯世子阴丰。丰害主,诛死。
  5. ^ 《三国志·武帝纪》: 十六年春正月,魏書曰:庚辰,天子報:減戶五千,分所讓三縣萬五千封三子,植為平原侯,據為范陽侯,豹為饒陽侯,食邑各五千戶。天子命公世子丕為五官中郎將,置官屬,為丞相副。太原商曜等以大陵叛,遣夏侯淵、徐晃圍破之。張魯據漢中,三月,遣鍾繇討之。公使淵等出河東與繇會。
  6. ^ 《史記·外戚世家》: 衛子夫立為皇后,后弟衛青字仲卿,以大將軍封為長平侯。四子,長子伉為侯世子,侯世子常侍中,貴幸。
  7. ^ 《三国志·武帝纪》: 十六年春正月,魏书曰:庚辰,天子报:减户五千,分所让三县万五千封三子,植为平原侯,据为范阳侯,豹为饶阳侯,食邑各五千户。天子命公世子丕为五官中郎将,置官属,为丞相副。太原商曜等以大陵叛,遣夏侯渊、徐晃围破之。张鲁据汉中,三月,遣锺繇讨之。公使渊等出河东与繇会。
  8. ^ 《三国志·魏书一·武帝纪》: 夏四月,天子命王设天子旌旗,出入称警跸。五月,作泮宫。六月,以军师华歆为御史大夫。魏书曰:初置衞尉官。秋八月,令曰:"昔伊挚、傅说出于贱人,管仲,桓公贼也,皆用之以兴。萧何、曹参,县吏也,韩信、陈平负污辱之名,有见笑之耻,卒能成就王业,声著千载。吴起贪将,杀妻自信,散金求官,母死不归,然在魏,奏人不敢东向,在楚则三晋不敢南谋。今天下得无有至德之人放在民间,及果勇不顾,临敌力战;若文俗之吏,高才异质,或堪为将守;负污辱之名,见笑之行,或不仁不孝而有治国用兵之术:其各举所知,勿有所遗。"冬十月,天子命王冕十有二旒,乘金根车,驾六马,设五时副车,以五官中郎将丕为魏太子。
  9. ^ 《三国志·卷四魏书四·三少帝纪》: "命抚军大将军新昌乡侯炎为晋世子",可见迟至曹魏末年,诸王嗣子已经改称"世子"。
  10. ^ 《晉書·帝紀第九》: 二年春正月癸未朔,大赦。追封謚故會稽世子郁為臨川獻王。。。壬子,立陳留王世子靈誕為陳留王。。。夏四月,以百濟王世子餘暉為使持節、都督、鎮東將軍、百濟王。
  11. ^ 《三国志·陳留王》: 五月,詔曰:「相國晉王誕敷神慮,光被四海;震燿武功,則威蓋殊荒,流風邁化,則旁洽無外。愍卹江表,務存濟育,戢武崇仁,示以威德。文告所加,承風嚮慕,遣使納獻,以明委順,方寶纖珍,歡以效意。而王謙讓之至,一皆簿送,非所以慰副初附,從其款願也。孫皓諸所獻致,其皆還送,歸之于王,以恊古義。」王固辭乃止。又命晉王冕十有二旒,建天子旌旗,出警入蹕,乘金根車、六馬,備五時副車,置旄頭雲䍐,樂舞八佾,設鍾虡宮縣。進王妃為王后,世子為太子,王子、王女、王孫,爵命之號如舊儀。癸未,大赦。秋八月辛卯,相國晉王薨。壬辰,晉太子炎紹封襲位,總攝百揆,備物典冊,一皆如前。
  12. ^ a b 《明史·卷一百一十六·列傳第四》: 明制,皇子封親王,授金冊金寶,歲祿萬石,府置官屬。護衛甲士少者三千人,多者至萬九千人,隸籍兵部。冕服車旗邸第,下天子一等。公侯大臣伏而拜謁,無敢鈞禮。親王嫡長子,年及十歲,則授金冊金寶,立為王世子,長孫立為世孫,冠服視一品。諸子年十歲,則授塗金銀冊銀寶,封為郡王。嫡長子為郡王世子,嫡長孫則授長孫,冠服視二品。
  13. ^ 《清史稿·志八十》: 世子儀衛,吾仗四,立瓜四,臥瓜二,骨朵二。紅羅四龍曲柄蓋一。紅羅繡四季花傘一,紅羅銷金瑞草傘二,紅羅繡四季花扇二,青羅繡孔雀扇二。旗槍八,大纛一,條纛一。豹尾槍二,儀刀二。馬六。常日用紅羅傘、扇各二,吾仗、立瓜、臥瓜、骨朵全。馬四。前引八人,後從六人。原定吾仗二,立瓜二,有紅羅繡花曲柄傘一,無豹尾槍,茲增為吾仗四,立瓜四,改曲柄傘為四龍曲柄蓋,添豹尾槍二。餘同。崇德年所定,無世子儀仗。。。郡王長子儀衛,原定及崇德年所定均無。吾仗二,立瓜二,臥瓜二,骨朵二。紅羅銷金瑞草傘一,紅羅繡四季花扇二。旗槍六,條纛一。馬四。常日用傘一,吾仗、立瓜、臥瓜、骨朵全。前引六人,後從六人。
  14. ^ 《清史稿·志六十三》: 初制,封親王世子用金冊,郡王鍍金銀冊,貝勒授誥命,旋改用紙制冊。
  15. ^ 《清史稿·志七十九》: 和碩親王金寶,龜紐,平臺,方三寸六分,厚一寸。親王世子金寶,龜紐,平臺,方三寸五分,厚一寸。多羅郡王鍍金銀印,麒麟紐,平臺,方三寸四分,厚一寸。俱清、漢文芝英篆。
  16. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Thần Tông Uyên Hoàng đế:「"Tháng 6, Chúa (Trịnh Tùng) bị bệnh lỵ rất nặng, mới cùng các quan văn võ mưu tính chọn Thế tử. Ngày 17, triều thần đều tâu cho Vương thế tử là Thanh Quận công (Trịnh Tráng) nắm giữ binh quyền. Lại lấy con thứ là Vạn Quận công Trịnh Xuân phó giữ binh quyền"」.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Viết cho những chông chênh tuổi 30
Nếu vẫn ở trong vòng bạn bè với các anh lớn tuổi mà trước đây tôi từng chơi cùng, thì có lẽ giờ tôi vẫn hạnh phúc vì nghĩ mình còn bé lắm
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Childe có khả năng liên quan đến lời tiên tri của Fontaine như thế nào?
Tất cả mọi người ở Fontaine đều được sinh ra với tội lỗi, và không ai có thể thoát khỏi tội lỗi đó.
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cùng nhìn lại kế hoạch mà Kenjaku đã mưu tính suốt cả nghìn năm
Cho đến hiện tại Kenjaku đang từng bước hoàn thiện dần dần kế hoạch của mình. Cùng nhìn lại kế hoạch mà hắn đã lên mưu kế thực hiện trong suốt cả thiên niên kỉ qua nhé.
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Tây Du Hắc Tích – Nhị Lang Thần và tầm vóc câu chuyện Game Science muốn kể
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm