Clarence Greene

Clarence Greene
Sinh(1913-08-10)10 tháng 8, 1913
New York, New York, Mỹ
Mất17 tháng 6, 1995(1995-06-17) (81 tuổi)
California, Mỹ
Nghề nghiệpNhà biên kịch, Nhà sản xuất phim
Năm hoạt động1944-1966
Giải thưởngKịch bản gốc xuất sắc nhất dành cho phim Pillow Talk năm 1959

Clarence Greene (ngày 10 tháng 8 năm 1913 – ngày 17 tháng 6 năm 1995) là nhà biên kịchnhà sản xuất phim người Mỹ, vốn nổi tiếng với "sự sáng tạo và độc đáo khác thường"[1] trong các kịch bản phim của ông cũng như các bộ phim truyền hìnhphim noir được sản xuất vào thập niên 1950.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Khởi đầu với bộ phim năm 1944 mang tên The Town Went Wild, Greene đã đồng viết nhiều câu chuyện và kịch bản phim với Russell Rouse. Bộ đôi này gây được tiếng vang vì thành tựu của họ trong một loạt sáu bộ phim, bắt đầu với D.O.A. (Rudolph Maté đạo diễn-1949).[2][3][4]

Với phim The Well (1951), họ đảm nhận vai trò đạo diễn và sản xuất: Rouse là đạo diễn và Greene là nhà sản xuất. Sự hợp tác này vẫn tiếp tục với những tựa phim sau đây gồm The Thief (1952), Wicked Woman (1953), New York Confidential (1955) và House of Numbers (1957).

Vào cuối thập niên 1950, Greene và Rouse cùng nhau thành lập Greene-Rouse Productions là hãng đã tạo ra loạt phim nhiều tập Tightrope công chiếu được một mùa (1959–1960) cũng như hai phim nữa trong thập niên 1960.

Ngoài những phim noir của mình, Rouse và Greene còn sản xuất hai phần phim về cao bồi miền viễn Tây nước Mỹ: The Fastest Gun Alive (1956) và Thunder in the Sun (1959). Bộ phim Pillow Talk năm 1959 dựa trên câu chuyện của đời mình. Sự nghiệp của họ kết thúc ngay sau bộ phim không thành công có nhan đề The Oscar (1966).[5]

Rouse và Greene từng được đề cử Giải Oscar cho tác phẩm The Well (1951). Họ được trao Giải Oscar dành cho bộ phim Pillow Talk (1959) (với Maurice RichlinStanley Shapiro). D.O.A. thậm chí còn được lưu giữ tại Cơ quan Đăng ký phim Quốc gia. Bộ phim này từng được làm lại nhiều lần và cả hai đều được ghi nhận là biên kịch của hai phim gồm bản làm lại Color Me Dead của Úc từ năm 1969 và D.O.A bản làm lại năm 1988.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Brennan, Sandra. “Russell Rouse”. AllMovie. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ Hare, William (2004). L. A. Noir: Nine Dark Visions of the City of Angels. McFarland. ISBN 978-0-7864-1801-5.
  3. ^ Lyons, Arthur (2000). Death on the Cheap: the Lost B-movies of Film Noir. DaCapo. tr. 160. ISBN 978-0-306-80996-5. Richard (sic) Rouse đã viết kịch bản và đạo diễn một số tựa phim noir thú vị, chẳng hạn như The Well, thể hiện cái nhìn sâu sắc về bạo lực đám đông và mối quan hệ chủng tộc; The Thief, phim noir thời Chiến tranh Lạnh chủ yếu nổi danh với mánh lới quảng cáo là không có một lời thoại nào được nói xuyên suốt phim; và New York Confidential, một trong những bộ phim "bí mật" hay hơn lấy cảm hứng từ cuộc điều tra công khai về tội phạm có tổ chức của Thượng nghị sĩ Estes Kefauver. Wicked Woman là tác phẩm rẻ tiền nhất và hay nhất của Rouse, và dù cho lời thoại giúp kịch bản phim không bị lặp lại nhiều lần, nhưng chẳng có nhân vật yêu thích trong bộ phim này.[liên kết hỏng]
  4. ^ Quinlan, David (1983). The Illustrated Guide to Film Directors. Rowman and Littlefield. tr. 254. ISBN 978-0-389-20408-4. Ngoài The WellD.O.A. ra, không có nhiều phim thuộc loại này thực sự rất hay, nhưng phim khác của Rouse là New York Confidential, một bộ phim tội phạm máu lạnh khắc họa các nhân vật trung tâm là gia đình và doanh nhân, với sự diễn xuất cực hay của Broderick Crawford, Anne Bancroft và Richard Conte, và có trước phim The Godfather khoảng 17 năm ...
  5. ^ Levy, Emanuel (2003). All About Oscar: The History and Politics of the Academy Awards. Continuum. ISBN 978-0-8264-1452-6. Trong vai trò là một bộ phim, The Oscar là thành quả tồi tệ nhất mà Hollywood có thể đã nghĩ ra cho chính mình. Bị tất cả các nhà phê bình chỉ trích, đây là một thất bại ở phòng vé. "Rõ ràng là cộng đồng không cần kẻ thù miễn là chừng nào tự nó biểu hiện," Bosley Crowther viết cho tờ The New York Times.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan