Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz) | |||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năng lượng | 3.699 kJ (884 kcal) | ||||||||||||||||||||||||||||||
0.00 g | |||||||||||||||||||||||||||||||
100.00 g | |||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo bão hòa | 14.200 g | ||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đơn | 39.700 g | ||||||||||||||||||||||||||||||
Chất béo không bão hòa đa | 41.700 g | ||||||||||||||||||||||||||||||
0.00 g | |||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2] |
Dầu mè hay dầu vừng là một loại dầu thực vật ăn được chiết xuất từ hạt vừng. Ngoài công dụng làm dầu để nấu ăn ở Nam Ấn Độ, nó thường được dùng làm gia vị trong ẩm thực Trung Hoa, Nhật Bản, Trung Đông, Triều Tiên, và Đông Nam Á.
Dầu chiết xuất từ hạt mè giàu chất dinh dưỡng còn được dùng phổ biến trong y học thay thế – như mát xa cổ truyền. Phương pháp chữa bệnh cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ sử dụng dầu mè.[3]
Dầu mè phổ biến ở châu Á và cũng là một trong những loại dầu từ cây tự trồng sớm nhất từng được biết đến, nhưng sản lượng dầu mè không bao giờ dồi dào ngay cả ngày nay do quá trình thu hoạch thủ công kém hiệu quả để chiết xuất dầu.