Demian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair | |
---|---|
Demían: Die Geschichte von Emil Sinclairs Jugend | |
![]() Bìa sách do Tsuki Books và NXB Thế giới ấn hành | |
Thông tin sách | |
Tác giả | Hermann Hesse |
Quốc gia | Đức |
Ngôn ngữ | tiếng Đức |
Nhà xuất bản | Fischer Verlag |
Ngày phát hành | 1919 |
Kiểu sách | bản in (bìa cứng & bìa mềm) |
Số trang | 176 trang (bản tiếng Anh 1962, bìa mềm) |
ISBN | 0-06-093191-4 (bản tiếng Anh phát hành lần đầu, bìa mềm) |
Số OCLC | 40739012 |
Bản tiếng Việt | |
Người dịch | Hoài Khanh HCl Cao Vân Anh |
Demian: Câu chuyện tuổi trẻ của Emil Sinclair (tiếng Đức: Demían: Die Geschichte von Emil Sinclairs Jugend) hay tựa khác Tuổi trẻ băn khoăn là một cuốn tiểu thuyết (nói về sự phát triển ban đầu của nhân vật) được chắp bút bởi Hermann Hesse. Cuốn sách xuất bản lần đầu tiên vào năm 1919, sau đó phần mở đầu được thêm vào năm 1960. Mới đầu, Demian được xuất bản dưới bút danh "Emil Sinclair"- tên của người dẫn chuyện trong tác phẩm, về sau người ta mới khám phá ra chính Hesse là tác giả của cuốn tiểu thuyết này.
Emil Sinclair là một cậu bé được nuôi dưỡng trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu. Cậu lớn lên giữa một môi trường được mô tả là một Scheinwelt, trong lối chơi chữ nó có nghĩa là"thế giới ánh sáng", hoặc là"thế giới ảo giác". Toàn bộ sự hiện diện của Emil có thể được tóm tắt như một cuộc đấu tranh giữa hai thế giới: thế giới ảo ảnh (khái niệm của người Hindu về giả tướng) và thế giới tâm linh siêu thực. Trong suốt diễn biến câu chuyện, được sự dẫn dắt và thúc đẩy của người bạn học cùng lớp bí ẩn - Max Demian, Emil đã thoát ly và chống lại những tư tưởng thiển cận của sắc giới (world of appearances) để cuối cùng nhận thức được bản ngã của chính mình.
Ít nhất là từ năm 1914, nếu không là năm 1909, Hesse đã biết đến trường phái mới phát triển có tên là Phân tâm học (psychoanalysis) khi nó được truyền bá thông qua giới trí thức Đức. Suốt những năm 1910, Hesse nhận thấy những khó khăn về mặt tinh thần lúc còn trẻ đến nay vẫn khiến ông khó chịu cần phải được giải quyết bằng tâm lý trị liệu. Vào năm 1916-1917, ông đã trải qua khóa điều trị Phân Tâm Học được tiến hành bởi tiến sĩ Josef Lang - học trò của Carl Jung. Thông qua việc điều trị với Lang và hoàn tất trị liệu tâm lý với Jung vào năm 1921, Hesse trở nên có hứng thú với trường phái Tâm lý học phân tích (Jungian analysis and interpretation). Demian được trang bị đầy đủ với cả hai cổ mẫu tâm lý học (Jungian archetypes) và biểu tượng tâm lý học (Jungian symbolism). Ngoài ra, Phân Tâm Học giúp Hesse xác định được vấn đề tâm lý mà tuổi trẻ của ông đã trải qua, bao gồm trạng thái căng thẳng được hình thành từ xung đột giữa bản năng xác thịt của chính ông và luân lý nghiêm ngặt của bố mẹ. Những đề tài như vậy xuất hiện xuyên suốt tác phẩm như một bán tự truyện phản chiếu sự nghiên cứu của Hesse về triết học của trường phái Tâm Lý Học Phân Tích.[1]
Một trong số những học thuyết chính là sự tồn tại độc lập của hai thực thể và tư tưởng cho rằng cả hai đều cần thiết.
Tiểu thuyết đề cập đến những khái niệm của Thuyết ngộ đạo, đặc biệt là Chúa Abraxas, cho thấy sự ảnh hưởng của Carl Jung về mảng tâm lý học. Theo Hesse, cuốn tiểu thuyết là một câu chuyện về Thành toàn bản ngã (Jungian individuation) - quá trình khai thông hệ tâm trí vô thức của một người.
Nữ giới đóng vai trò quan trọng trong Tâm Lý Học Phân Tích của Demian. Mở đầu câu chuyện, Sinclair bày tỏ sự quan tâm tới các chị em gái và mẹ của ông, thậm chí với cả cô hầu gái trong nhà. Khi ở trường, cậu nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp mà cậu gọi là Beatrice. Đến cuối cuốn tiểu thuyết, khi Sinclair là một chàng thiếu niên, anh phát hiện ra mẹ của Demian, Frau Eva. Những người phụ nữ này không giữ vai trò thứ chính trong tác phẩm, nhưng Hesse sử dụng họ để tượng trưng cho những khía cạnh sâu thẳm trong tâm trí của Sinclair.
Các Ngộ đạo môn của Chúa Abraxas được dùng như một biểu tượng xuyên suốt tác phẩm, lý tưởng hóa sự phụ thuộc lẫn nhau của cái thiện và cái ác trên thế giới. Demian lập luận rằng Đức Jehovah, Chúa của người Do Thái, là Đấng tạo hóa duy nhất cai trị những gì trong sáng, nhưng có một nửa của thế giới, nơi các vô thần phải chứa đựng cả hai mặt của thế giới này. Biểu tượng của Abraxas xuất hiện như một chú chim thoát đang thoát khỏi quả trứng hay quả địa cầu.
Đây là những phân đoạn tiêu biểu thể hiện rõ những chủ đề và bài học rút ra khi đọc Demian. Chúng là một bộ đôi gồm những ý chính và đạo lý của cuốn sách.