Der Blaue Reiter

Wassily Kandinsky, Trang bìa của tuyển tập Der Blaue Reiter 1912

Der Blaue Reiter (Kỵ sĩ Xanh) là tên một nhóm nghệ sĩ mà được thành lập bởi họa sĩ Wassily KandinskyFranz Marc với mục đích chính là để triển lãm và xuất bản chung. Các nghệ sĩ trong nhóm ngoài ra còn có các nghệ sĩ Đức như August MackeGabriele Münter, cũng như các nghệ sĩ di cư từ Nga như Alexej von Jawlensky, Marianne von Werefkin. Tuyển tập đầu tiên của họ tự xuất bản lấy cùng tên phát hành giữa tháng 5 năm 1912.[1] Nhóm này được hình thành vì các thành viên cho là những nguyên tắc của hội nghệ sĩ Neue Künstlervereinigung München, mà Kandinsky thành lập vào năm 1909, đã trở nên quá nghiêm khắc và bảo thủ. Nhóm biên tập đã tổ chức năm 1911 và 1912, 2 cuộc triển lãm ở München cũng như luân chuyển tại các thành phố Đức và Âu Châu khác.[2]

Nhóm Der Blaue Reiter là một phong trào kéo dài từ 1911 cho đến 1914, khi thế chiến thứ Nhất bắt đầu, cơ bản thuộc trường phái biểu hiện Đức cũng như hội nghệ sĩ Brücke, được thành lập 1905 ở Dresden. Nhóm đã từng hội tụ nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, trong đó có Paul Klee.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Neue Künstlervereinigung đến Blauen Reiter

[sửa | sửa mã nguồn]
Wassily Kandinsky, 1913

Trước der Blaue Reiter là hội nghệ sĩ Neue Künstlervereinigung München (N.K.V.M), mà Wassily Kandinsky cùng sáng lập 1909. Ông với tư cách là chủ tịch đầu tiên đã tổ chức các buổi triển lãm năm 1909 và 1910.

August Macke: Chân dung của Franz Marc, 1910

Khi những nhóm bảo thủ trong N.K.V.M vẫn cứ thường hay tranh cãi, không hài lòng với những tấm tranh của Kandinsky mà càng ngày càng trừu tượng, ông đã từ chức chủ tịch vào ngày 10 tháng 1 năm 1911, tuy nhiên vẫn còn là hội viên. Trong tháng 6 Kandinsky có kế hoạch xuất bản một tuyển tập tranh, và đã thành công trong việc chiêu dụ Marc cùng hợp tác làm.[3]

Trong một lá thư của Marc viết vào ngày 10 tháng 9 cho Reinhard Piper, tuyển tập này đã được lấy tên là Der Blaue Reiter.[4] Kandinsky, 1930, nói về cái tên này: „ Tên Der Blaue Reiter, chúng tôi đã đặt ra khi ngồi uống cà phê dưới giàn cây ở Sindelsdorf. chúng tôi cả hai đều thích màu xanh, Marc – ngựa, còn tôi – kỵ sĩ."[5]

Nhóm Der Blaue Reiter tan rã vì tình hình chính trị thời đó. 1914 khi thế chiến thứ Nhất bùng nổ, Kandinsky phải trở về nước Nga và chia tay vĩnh viễn với Münter. Hai họa sĩ có quốc tịch Nga khác, Jawlensky và von Werefkin cũng rời khỏi nước Đức. Marc và Macke bỏ mạng tại chiến trường ở Pháp.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Klaus Lankheit: Der Blaue Reiter. Herausgegeben von Wassily Kandinsky und Franz Marc, Dokumentarische Neuausgabe, München /Zürich 1984, S. 15 und S. 253 ff.
  2. ^ Dietmar Elger: Expressionismus, S. 141
  3. ^ Klaus Lankheit (Hrsg.): Wassily Kandinsky/Franz Marc. Briefwechsel. München 1983, S. 40.
  4. ^ Klaus Lankheit: Der Blaue Reiter. Präzisierungen. in Ausstellungskatalog: Kunstmuseum Bern 1986/1987, S. 222.
  5. ^ Wassily Kandinsky: „Der Blaue Reiter", (Rückblick). in: Das Kunstblatt 14, 1930, S. 59, Anm.
  6. ^ Helmut Friedel, Annegret Hoberg: Der Blaue Reiter im Lenbachhaus München. Prestel, München 2013, S. 316 f.


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Amanomahitotsu - thợ rèn đại tài của Ainz Ooal Gown
Trong số đó người giữ vai trò như thợ rèn chính, người sỡ hữu kỹ năng chế tác cao nhất của guild chính là Amanomahitotsu
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
[Review sách] Thế giới rộng lớn, lòng người chật hẹp - Cuốn tản văn xoa dịu tâm hồn
Cho dẫu trái tim nhỏ bé, khoảng trống chẳng còn lại bao nhiêu, vẫn mong bạn sẽ luôn dành một chỗ cho chính mình, để có thể xoa dịu bản thân
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Dead Poets Society (1989): Bức thư về lý tưởng sống cho thế hệ trẻ
Là bộ phim tiêu biểu của Hollywood mang đề tài giáo dục. Dead Poets Society (hay còn được biết đến là Hội Cố Thi Nhân) đến với mình vào một thời điểm vô cùng đặc biệt
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Nền kinh tế tư nhân của Triều Tiên
Triều Tiên, một trong những nước có nền kinh tế “đóng” nhất trên thế giới, đang có những bước phát triển mạnh mẽ.