Diệt phát xít (bài hát)

"Diệt Phát Xít"
Nhạc hiệu chính thức của
Đài Tiếng nói Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Thể loạinhạc tiền chiến, nhạc đỏ
Soạn nhạcNguyễn Đình Thi
Viết lờiNguyễn Đình Thi
Thông tin bài hát ở Việt Nam
Năm sáng tác1945

Diệt phát xít là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác. Ca khúc được sử dụng làm nhạc hiệu của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, nay là Đài Tiếng nói Việt Nam, từ khi được thành lập vào tháng 9 năm 1945 cho đến nay.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàn cảnh ra đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Lính Pháp đầu hàng quân Nhật tại Hà Nội năm 1945.

Vào những năm đầu thập niên 1940, nước Nhật đế quốc xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp chống cự yếu ớt rồi cấu kết với phát xít Nhật cùng chia sẻ quyền thống trị. Nhưng đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, để tránh mối họa bị Pháp đâm sau lưng, Nhật tiến hành chiến dịch quân sự đảo chính độc chiếm xứ Đông Dương, xóa bỏ chủ quyền Pháp Vichy trên toàn cõi Đông Dương. Ngay khi đó, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp mở rộng chủ trương thay đổi khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật – Pháp" trước đây bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật". Cùng lúc đó, nạn đói Ất DậuBắc BộBắc Trung Bộ trở nên khủng khiếp, với 2 triệu người thiệt mạng vì nạn đói, cả nội ngoại thành Hà Nội người chết đói nằm la liệt – hậu quả thảm khốc của chính sách bóc lột và gây chiến của Nhật.[1] Phong trào cướp kho thóc, phá nhà giam, cướp vũ khí từ ngoại thành và các vùng phụ cận dội đến. Từ chiến khu Việt Bắc, tin về quân đội Xô viết dần đánh bại phát xít Đức. Còn tại Việt Nam, quân phiệt Nhật sắp ngã gục, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.[2]

Trong bối cảnh đó, các nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Đỗ Nhuận cùng bàn với nhau mỗi người viết một bài hát cách mạng để đáp ứng yêu cầu của phong trào. Mấy hôm sau, họ đã có bài Tiến quân ca (Văn Cao), Du kích ca (Đỗ Nhuận). Còn ở miền Nam, Lưu Hữu Phước cũng vừa cho ra đời ca khúc Lên đàng. Bài Diệt phát xít ra đời, mặc dù ông hơi vất vả để hoàn thành ca khúc.[3][4] Nhưng nó lại không được in trên báo Độc Lập như hai bài của nhạc sĩ Văn Cao và Đỗ Nhuận, mà ông chỉ chép tay mấy bản rồi đưa đến mấy nơi tập cho các bạn trẻ.[2]

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh nói với nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi là tổ chức cách mạng cần một bài hát chính thức cho Mặt trận Việt Minh. Nhạc sĩ đã tìm ra 3 bài Tiến quân ca, Diệt phát xítChiến sĩ Việt Minh để đích thân ông lựa chọn. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đã chọn bài Tiến quân ca thay vì bài Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi.[5][6][7][8][9][10]

Vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tổng hội Viên chức tổ chức một cuộc mít tinh lớn ủng hộ mặt trận Việt MinhQuảng trường Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội. Khi lá cờ đỏ sao vàng được buông từ nóc nhà hát, trước sự đông đảo quần chúng xung quanh, bài "Tiến quân ca" vang lên. Tiếp đó, một thanh niên nhảy lên bục và hát bài Diệt phát xít trước loa phóng thanh.[11] Đây cũng là lần đầu tiên bài hát được chính thức trình bày trước quần chúng. Ngoài ra, ca khúc được chơi ở nhiều nơi bởi dàn nhạc kèn đồng do nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên chỉ huy, nhất là mở đầu cho sự kiện Tuần lễ vàng vào ngày 4 tháng 9 năm 1945.[12]

Ngay sau đó, ông Trần Lâm, Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam lúc đó đã quyết định lấy bản nhạc Diệt phát xít để làm nhạc hiệu cho Đài.[13] Đầu các chương trình thời sự và đầu buổi phát sóng mỗi ngày trên các kênh phát thanh của Đài đều có phát một đoạn nhạc không lời bài Diệt phát xít cùng một câu giới thiệu tên gọi và vị trí của Đài được gọi là "lời xướng" do các phát thanh viên gồm một nam và một nữ lần lượt đọc.[12] Giai điệu của bài hát trở nên quen thuộc với hàng triệu người suốt mấy chục năm qua khi được làm nhạc hiệu giới thiệu: "Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".[3]

Không chỉ vậy, sáng tác Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi còn được sử dụng làm nhạc nền trong phân cảnh quần chúng chiếm phủ Khâm sai Bắc Kỳ của bộ phim chiến tranh cách mạng được phát hành năm 1976 là Sao tháng Tám – "xuất phẩm điện ảnh chiến tranh cách mạng về đề tài Cách mạng tháng TámQuốc khánh 02 tháng 09 giữ "kỷ lục buồn" là cuốn phim đáng xem nhất và khó thay thế được", theo đánh giá của Đài Tiếng nói Việt Nam.[14]

Lời bài hát

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam bao năm ròng rên xiết lầm than

Dưới ách quân tham tàn đế quốc sài lang

Loài phát xít cướp thóc lúa, cướp đời sống dân mình

Nào nhà tù, nào trại giam, biết bao nhiêu nhục hình


Đồng bào tuốt gươm vùng lên!

Đã đến ngày trả mối thù chung!

Diệt phát xít, giết bầy chó đê hèn của chúng!

Tiến lên, nền dân chủ cộng hòa!

Giành lại áo cơm tự do

Dưới bóng cờ đỏ ánh vàng sao

Mau mau mau, vai kề vai, không phân già trẻ trai hay gái

Vác súng gươm, ta đi lên, ta tiến lên ta diệt quân thù!


Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam

Ôi đất Việt yêu dấu ngàn năm

Việt Nam, Việt Nam muôn năm!

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nhạc sĩ Phan Thanh Nam (2 tháng 9 năm 2004). “Diệt phát xít - Bài ca ghi đậm dấu ấn lịch sử”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b c Tạ Nguyên (20 tháng 8 năm 2015). "Diệt phát xít" trong trí nhớ nhạc sĩ Dân Huyền”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ a b Mạnh Tùng (13 tháng 2 năm 2018). “Nhà văn nào là tác giả nhạc hiệu Đài Tiếng nói Việt Nam?”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ a b Phạm Xưởng (21 tháng 7 năm 2016). "Tiến quân ca", "Diệt phát xít" - Quốc hồn đất Việt”. Báo Lâm Đồng. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ Minh Ngọc (23 tháng 11 năm 2013). “Lần đầu tiên trình diễn bài 'Quốc ca' nguyên bản”. Báo Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  6. ^ Nguyễn Hằng (2 tháng 9 năm 2013). “Chuyện ít biết về số phận bi tráng của Quốc ca Việt Nam”. Báo Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  7. ^ Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha (31 tháng 8 năm 2015). “Hành khúc mùa thu năm ấy”. Báo Sài Gòn Đầu tư. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  8. ^ “Hồ Chủ tịch với bài Quốc ca”. Cổng thông tin điện tử Khoa học công nghệ Đồng Nai. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  9. ^ Văn Thao (19 tháng 2 năm 2015). “Từ "Tiến Quân ca" đến "Quốc ca". An ninh thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  10. ^ a b Nguyễn Huy Thắng (27 tháng 10 năm 2015). “Đại biểu trẻ nhất Quốc hội Khóa I”. Báo Đại biểu nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ “Bất tử những âm hưởng 19/8”. Thanh tra. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  12. ^ a b T.H (st và gt) (5 tháng 9 năm 2014). “Bài hát "Diệt phát xít" vang mãi cùng thời gian”. Báo Đắk Nông. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “Cuộc đời để lại trong tác phẩm”. Báo Nhân dân. 30 tháng 8 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2020.
  14. ^ Sao tháng Tám giữ kỉ lục đến khi nào ?”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 5 tháng 8 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Tổng quan Hạt Giống Ma Vương và Ma Vương trong Tensura
Ma Vương được xem là danh hiệu cao nhất, là một bậc tiến hóa tối thượng mà một Ma Vật có thể đạt được, chỉ xếp sau Long Chủng
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Bạn không thể mất tiền vì Trade nếu... không Trade
Nghe thấy rất nhiều tin tốt về một dự án tưởng như sẽ là tương lai với backers xịn, KOLs lớn tâng bốc lên mây, bạn lập tức mua vào và chờ ngày x10 x100
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Lịch sử năng lượng của nhân loại một cách vắn tắt
Vì sao có thể khẳng định rằng xu hướng chuyển dịch năng lượng luôn là tất yếu trong quá trình phát triển của loài người
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
[Guide] Hướng dẫn build Layla (Khiên Support) - Genshin Impact
Layla là đại diện hoàn hảo cho tôi ở trường, lol (có lẽ tôi nên đi ngủ sớm hơn)