Dinh dưỡng cho ngựa (Equine nutrition) là chế độ thức ăn cho các loài trong họ Ngựa, gồm các loài ngựa hoang, các giống ngựa nhà, lừa, lừa la, và các loài ngựa khác, kể cả ngựa lai. Một chế độ dinh dưỡng chính xác và cân bằng là một thành phần quan trọng của việc chăm sóc ngựa đúng cách, đặc biệt chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với các loại ngựa đua khi thi đấu đỉnh cao cũng như các loại ngựa để sử dụng làm việc hoặc trong những thời kỳ đặc biệt như khi nhân giống ngựa.
Động vật họ Ngựa là động vật ăn cỏ, chủ yếu ăn các loại thức ăn thô dạng sợi như cỏ. Khi cần thiết chúng cũng ăn cả các loại thức ăn nguồn gốc thực vật khác, như lá, quả, vỏ cây, nhưng thông thường là động vật gặm cỏ chứ không phải là động vật bứt cành hay lá. Không giống như động vật nhai lại, với hệ thống các dạ dày phức tạp của chúng, động vật họ Ngựa phân rã xenluloza trong "ruột tịt" (cecum), một phần của ruột kết. Công thức bộ răng của chúng gần như hoàn hảo, với các răng cửa có tính năng cắt để gặm thức ăn, và các răng hàm để nghiền thức ăn mọc ở phía sau các khe răng.
Trên thực tế, ngựa thích ăn một lượng thức ăn nhỏ trong suốt cả ngày (ăn lai rai), vì chúng có trong tự nhiên khi chăn thả trên đồng cỏ. Hệ thống tiêu hóa của ngựa hơi phức tạp và có ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của chúng, chúng rất dễ bị đau bụng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở ngựa, ngựa đòi hỏi thức ăn sạch, chất lượng cao, được cung cấp ở những khoảng thời gian đều đặn, và có thể bị ốm nếu bị thay đổi đột ngột trong khẩu phần ăn của chúng, ngựa cũng nhạy cảm với nấm mốc và chất độc. Nuôi ngựa nói chung nhàn hơn các loại gia súc khác, nhất là những con ngựa giống nội, chúng ăn uống đơn giản, chỉ cần có cỏ tươi, nước bột gạo hoặc nước mật đường. Chúng ăn thức ăn tạp[1].
Hệ tiêu hóa của ngựa có ảnh hưởng rất lớn đến chế độ dinh dưỡng của ngựa, hệ tiêu hóa của chúng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại thức ăn, thời gian ăn, các thức ăn uống, thói quen ăn uống của chúng, và các vấn đề liên quan khác.
Răng một con ngựa được phát triển đầy đủ, thường là vào khoảng năm tuổi, nó có từ 36 đến 44 răng khi trưởng thành. Gồm có 12 răng cửa ở phía trước của miệng, thích nghi cho việc cắn hoặc bứt cỏ để ăn. Có 24 răng dùng để nhai, 12 răng tiền hàm và 12 răng hàm ở mặt sau của miệng thường gọi là răng nanh hay răng hàm. Công thức bộ răng của chúng là: 3.1.3-4.3 và 3.1.3.3. Trong suốt cuộc đời gặm cỏ, răng chúng bị mòn, sự hao mòn của răng, thay đổi hình dạng răng, có thể tỷ lệ hao mòn của răng cũng ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống và chăm sóc.
Từ 13 đến 32% của ngựa, cả con đực lẫn con cái đều có răng "wolf teeth", răng này không liên quan đến răng nanh. Một số con ngựa, cả đực và nái, cũng sẽ phát triển 1-4 răng rất nhỏ ở phía trước của răng hàm, được gọi là răng sói (wolf teeth), thường được loại bỏ bởi vì cần để đặt chiếc ngàm (bit) vào chỗ đó. Đó là một khoảng kẽ trống giữa các răng cửa và răng hàm nơi đặt ngàm nằm trực tiếp trên nướu răng, dùng buộc sợi dây cương để điều khiển ngựa. Công thức bộ răng của chúng gần như hoàn hảo, với các răng cửa có tính năng cắt để gặm thức ăn, và các răng hàm để nghiền thức ăn mọc ở phía sau các khe răng.
Động vật họ Ngựa là động vật ăn cỏ, chủ yếu ăn các loại thức ăn thô dạng sợi như cỏ. Khi cần thiết chúng cũng ăn cả các loại thức ăn nguồn gốc thực vật khác, như lá, quả, vỏ cây, nhưng thông thường là động vật gặm cỏ chứ không phải là động vật bứt cành hay lá. Ngựa là loài động vật không nhai lại, vì vậy chúng chỉ có một dạ dày, giống như con người, nhưng ngựa khác người là có thể tiêu hóa được chất sơ cellulose (thành phần chủ yếu của cỏ). Ngựa có một cái dạ dày tương đối nhỏ nhưng ruột rất dài tạo điều kiện cho một dòng chảy cố định của chất dinh dưỡng. Ngựa là động vật ăn cỏ với một hệ thống tiêu hóa thích nghi với thức ăn gia súc ăn cỏ và thực vật, tiêu thụ đều đặn suốt cả ngày.
Không giống như động vật nhai lại, với hệ thống các dạ dày phức tạp của chúng, động vật họ Ngựa phân rã xenluloza trong "ruột tịt" (cecum), một phần của ruột kết, ruột ngựa dài tới 22m, chỉ thua ruột trâu bò, nhưng manh tràng lại là một cái túi bịt đáy, dài chừng 1m và đường kính 0,2m, có thể chứa được 30 lít nước. Nhờ các vi khuẩn trong manh tràng, giúp sự lên mem thức ăn, làm cho ngựa tiêu hóa dễ dàng. Ngựa không thuộc loại nhai lại dù cũng ăn cỏ như trâu bò, vì không có dạ dày 4 ngăn, còn manh tràng thì được xếp thành một túi thẳng trong khoang bụng, nên thường gọi là thẳng như ruột ngựa, chỉ có một bao tử, nhưng khác với người là ngựa có khả năng tiêu hóa cellulose.
Ngựa ăn cỏ và nhiều loại thực vật khác, ăn suốt ngày. Ngựa có bao tử tương đối nhỏ (so với thân thể), nhưng có bộ ruột rất dài, quấn kế nhau (chứ không "thẳng như ruột ngựa"). Ngựa không biết nôn mửa, nên khi bị ngộ độc có thể bị chết dễ dàng. Ngựa không thể nôn mửa, vì vậy vấn đề tiêu hóa nhanh chóng gây ra đau bụng, đó cũng là nguyên nhân gây tử vong ở ngựa. Không phải động vật nhai lạido ngựa là động vật ăn cỏ không nhai lại do dạ dày của nó không có nhiều ngăn như những gia súc khác. Mặc dù vậy, nó vẫn có khả năng tiêu hóa được xenlulo. Ngựa thường tiết ra khoảng 20-80 lít nước bọt mỗi ngày để hỗ trợ cho việc tiêu hóa.
Những người thực hành trong nuôi trên thực tế cần tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của ngựa, xác định nhu cầu ăn uống của ngựa, từ đó điều chỉnh lịch trình cho ngựa ăn. Cho ngựa ăn có thể làm một nhiệm vụ khó khăn vì có quá nhiều loại thức ăn cũng như không phải con ngựa nào cũng giống nhau. Số lượng và loại thức ăn phụ thuộc vào giống ngựa, tuổi tác, cân nặng, sức khỏe, khối lượng công việc, khí hậu cũng như loại thức ăn có sẵn ở địa phương. Những giống ngựa khác nhau cũng có nhu cầu khác nhau.
Ngựa thường tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương 1,5 đến 3% khối lượng cơ thể, trung bình 2,5%. Trung bình, ngựa cần uống 20-60 lít nước mỗi ngày, nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%. Trong một ngày đêm, ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống. Ngựa nặng khoảng 450 kg (990 lb) nó sẽ ăn từ 7–11 kg (15-24 lb) thức ăn thô mỗi ngày[2] và uống 38 lít nước (8.4 imp gal; 10 US gal) đến 45 lít (9,9 imp gal, 12 US gal).
Có thể tính tổng nhu cầu trong chế độ ăn uống hằng ngày của ngựa (thức ăn gia súc và bột) để xác định lượng thức ăn cung cấp cho ngựa hằng ngày bằng công thức[2][3]:
Cân nặng của ngựa/100 x 2,5 = Tổng số nhu cầu thức ăn thô hằng ngày
Để lên kế hoạch cho ngựa ăn đó là cho ăn dựa trên cân nặng mong muốn thay vì hiện tại, như ngựa đang thiếu cân và có khối lượng 300 kg. Nếu muốn chúng tăng lên 400 kg, không nên cung cấp lượng thức ăn tương đương 2,5% của 300 kg mà là 2.5% của 400 kg. Dùng cách tương tự nêu trên đối với ngựa đang thừa cân. Cho chúng ăn dựa trên cân nặng mục tiêu chứ không phải ở hiện tại, điều này có nghĩa là cho ngựa ăn ít hơn nhu cầu cân nặng hiện tại để chúng giảm cân nhanh chóng.
Đo khối lượng cơ thể của ngựa bằng thước dây hoặc cầu đo khối lượng (cân dành cho ngựa). Cầu đo khối lượng thường chính xác hơn và nên dùng thay cho thước dây nếu có thể. Đánh giá điều kiện là hình thức theo dõi thay đổi cân nặng có hiệu quả nhất, có thể đo cân nặng của ngựa hai tuần một lần và phản ánh sự thay đổi bằng đồ thị. Nếu thường xuyên tiếp xúc với cầu đo trọng lượng, nên tiến hành đánh giá thể trạng. Ngựa tăng cân có thể không hình thành mỡ trong cơ thể mà là cơ bắp. Xác định cách thức tăng cân đối với ngựa nếu muốn chúng giữ mức cân nặng hiện tại (chế độ duy trì cân nặng) hay muốn ngựa giảm cân do vấn đề sức khỏe (chế độ giảm cân) hay muốn chúng tăng cân vì tiền sử bệnh tật hoặc ngựa đang thiếu cân.
Căn cứ vào ngoại hình và dinh dưỡng, có thể đánh giá qua bảng sau (Henneke horse body condition scoring system)
Mức độ | Mô tả | Hình |
---|---|---|
1. Ngựa lao (Poor) | Là ngựa rất gầy, trơ xương, đau ốm mất sức, do thiếu ăn, bị bỏ đói, bị hành hạ tiêu hóa có vấn đề | |
2. Ngựa còm (Emaciated) | Là ngựa rất gầy, còm cõi nhưng chưa đến mức ngựa lao, do chế độ dinh dưỡng hạn chế và gặp vấn đề về tiêu hóa | |
3. Ngựa gầy (ngựa bở) | Là ngựa ốm yếu, thiếu ăn, chạy yếu sức, khi chạy oải, chạy hết nổi, chỉ chạy được một đoạn ngắn rồi bết gọi là ngựa bết, ngựa bở | |
4. Mảnh khảnh | Là những con ngựa không quá gầy nhưng khẳng khiu, một phần do chế độ ăn, giống ngựa | |
5. Vừa phải (Moderately) | Là những con ngựa có thể hình vừa phải, dinh dưỡng tương đối hợp lý | |
6. Hơi mập (M.Fleshy) | Là những con ngựa tương đối béo tốt, được quan tâm chăm sóc kỹ, còn được gọi là tuấn mã | |
7. Ngựa thịt | Là những con ngựa đầy đặn, có thịt, có da, trông bề ngoài khá mũm mĩm, được ăn uống dư dã | |
8. Ngựa phiêu (béo) | Đây là những con ngựa mập mạp, được chăm sóc tốt, ngựa phiêu được chuộng để cưỡi | |
9. Ngựa nục | Ngựa mập quá đâm ra chậm chạp gọi là ngựa nục, trông khá ục ịch, đây là một dạng béo phì ở động vật do chế độ ăn quá dư |
Một con ngựa đua cần 9 kg cỏ khô mỗi ngày, chúng cần 45 lít nước để tiêu hóa. Nước giúp tạo a-xít ở ruột để hòa tan cỏ, thiếu nước, cỏ sẽ làm tắc ruột, gây đau nghẽn và có thể cần can thiệp y tế. Để chống thiếu nước, nhiều con được cho ăn một loại thức ăn đặc biệt đó là cỏ rượu. Nó chứa 50% nước và được lên men trong hai tuần, như thế để dễ tiêu hóa hơn, giống như kiểu con người ăn ngũ cốc pha sữa, nhìn chung thứ gì ẩm ướt giúp ngựa có nước. Một con ngựa cần 68 kg cỏ rượu trong một chuyến vận chuyển bằng máy bay, nó có thể dễ dàng ăn khi muốn, cỏ được bó chặt để ăn lâu hơn.
Ngựa đua có chế độ ăn cao cấp hơn cả. Khẩu phần ăn của ngựa đua gồm cỏ, lúa, đậu nành, trứng gà sống và các loại thuốc bổ. Đặc biệt, so với ngựa thường, ngựa đua được cho ăn nhiều lúa hơn cỏ. Thông thường, một con ngựa thường ăn hết 1 đến hơn 1 dạ lúa (50 kg) trong vòng nửa tháng thì ngựa đua chừng 2 ngày hết 1 dạ. Ngay từ khi mới được 4 tháng, ngựa đua đã phải được cho ăn lúa để giúp xương cứng chắc, nếu không xương xốp, dễ bị gãy khi đua. Vào những năm ngựa còn tung vó trên trường đua thì chúng được ăn lúa nhiều hơn và được chăm sóc rất kỹ, để tích lũy sức bền.
Thức ăn của ngựa ngày thường có thể là cỏ, cám. Tuy nhiên, trước giai đoạn cho ngựa đi đua càng cần phải chú ý kỹ hơn đến khẩu phần ăn của ngựa. Lúc này, phải cho ngựa ăn thêm ngô, thóc, đậu tương, thậm chí cả trứng gà sống, nhưng cũng không được để ngựa béo quá, nặng bụng, chạy nước đại sẽ nhanh mệt. Mua được ngựa quý đã là kỳ công, nhưng để nuôi dưỡng, chăm sóc được chúng lại là cả một vấn đề không đơn giản. Chi phí cho ăn uống, chăm sóc mỗi con ngựa ở trại này bình quân lên đến 2 triệu đồng/tháng, với thức ăn được nhập khẩu và các loại cỏ, bắp, lúa, đậu [5],
Đối với ngựa đua, người nuôi dựa vào chiều cao, cân nặng mà phân bổ thuốc men, khẩu phần ăn hợp lý để đảm bảo sức khỏe và phong độ thi đấu của ngựa đua. Chế độ ăn của các giống ngựa đua được thực hiện một cách nghiêm ngặt để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho mỗi cuộc đua của chúng. Mỗi ngày, có những chủ ngựa phải ra vào ép cho một con ngựa có chiều cao và cân nặng trung bình ăn đủ 15 kg lúa đúng vào giờ giấc đã quy định. Việc chăm sóc ngựa cũng rất công phu, khắt khe nên một số gia chủ còn có một đội ngũ kỹ sư, công nhân chuyên chuyên nghiệp từng khâu từ việc tắm, cắt lông, đỡ đẻ, tập luyên, vệ sinh, cho ăn, theo dõi sức khỏe.[5], ngoài dinh dưỡng hợp lý, người nuôi phải tập dượt cho ngựa thường xuyên. Quan trọng hơn, người nuôi phải có kiến thức thú y vững vàng để biết cách chăm sóc, vệ sinh chuồng trại bởi ngựa rất hay đổ bệnh[6]
Những con ngựa đua thuộc giống Ăngle Ảrập ở Việt Nam khi đua được chăm sóc kỹ càng. Nghề nuôi này khá tốn kém tiền bạc, công sức. Bởi khẩu phần ăn của ngựa đua gồm cỏ, lúa, đậu nành, trứng gà sống và các loại thuốc bổ. Đặc biệt, so với ngựa thường, ngựa đua được cho ăn nhiều lúa hơn cỏ. Thông thường, một con ngựa thường ăn hết 1 đến hơn 1 dạ lúa (50 kg) trong vòng nửa tháng thì ngựa đua chừng 2 ngày hết 1 dạ. Ngay từ khi mới được 4 tháng, ngựa đua đã phải được cho ăn lúa để giúp xương cứng chắc, nếu không xương xốp, dễ bị gãy khi đua[7] người nuôi phải dọn phân, cắt cỏ, tiếp nước.
Bình quân, một con ngựa này trưởng thành mỗi ngày ăn 10 kg thóc, cùng cả gánh cỏ, chưa kể phải bồi bổ thêm đậu xanh, đỗ tương. Mỗi ngày tốn 20 kg lúa chưa tính đến cỏ cắt ngoài đồng cho ngựa ăn. Ngày trước ngựa toàn ăn thóc với gạo, mỗi ngày chúng ăn cả chục kg, ngốn hết vài trăm ngàn, chục con ngựa nuôi ngày mất nửa tạ thóc, đó là nuôi cầm chừng.. Hằng ngày cho ngựa ăn cỏ, lúa, chuối sứ và vẫn cho uống thuốc phòng bệnh, với chi phí 3 triệu đồng/con, so với 5 triệu đồng khi ngựa còn đua. Hằng tháng, chi phí cho bầy ngựa mất khoảng 20 triệu đồng. Vào những năm ngựa còn tung vó trên trường đua thì chúng được ăn lúa nhiều hơn và được chăm sóc rất kỹ.
Ở Việt Nam, vào những năm ngựa còn tung vó trên trường đua thì chúng được ăn lúa nhiều hơn và được chăm sóc rất kỹ. Còn bây giờ, kinh tế khó khăn những người nuôi ngựa chỉ muốn giữ lại cái nghề một thời, nên những con ngựa ngày xưa thay vì ăn lúa nay chuyển sang ăn cỏ, nhiều con ngựa ngày xưa nổi tiếng ở trường đua được ăn nhiều lúa nhưng nay chúng phải ăn cỏ nhiều hơn, nhiều lúc mua một ít lúa về cho chúng ăn cho chúng đỡ nhớ.Còn kinh tế khó khăn những người nuôi ngựa chỉ muốn giữ lại cái nghề một thời, nên những con ngựa ngày xưa thay vì ăn lúa nay chuyển sang ăn cỏ ăn nhiều lúa nhưng nay chúng phải ăn cỏ nhiều hơn[7]
Hiện nay số ngựa đua ở Việt Nam đã bị làm thịt gần hết vì không đủ kinh phí nuôi nhốt. Đàn ngựa còn lại được thả ngoài đồng, ăn hết bãi cỏ này ông lại dong chúng tới bãi cỏ khác. Mỗi ngày, chỉ cho chúng ăn một ít lúa. Cỏ ở nghĩa trang không thiếu, nếu cần đi cắt một buổi là có cả xe ba gác đầy lắc lư, đàn ngựa ăn 3 ngày mới hết. Nhưng ngựa ăn cỏ không thì gầy trơ xương, nhai cỏ cho đỡ buồn miệng thôi, cái chính vẫn phải ăn lúa, gạo, món ăn mới cho bầy ngựa, vừa ngon lại rẻ là đến các cơ sở chế biến giá đỗ thu gom vỏ. Mỗi bao vỏ giá gần 10 nghìn đồng, một con ngựa nhai cả ngày lẫn đêm hết hai bao, chỉ bằng một phần giá lúa[8].
Hiện nay, có đàn ngựa đua gần 100 con ở trại Krông Á (trong đó có 28 con ngựa Ả rập) được chăm sóc với quy trình hoàn hảo, khiến con nào cũng đều béo tốt. Để nuôi dưỡng, chăm sóc không đơn giản. Chi phí cho ăn uống, chăm sóc mỗi con ngựa ở trại này bình quân lên đến 2 triệu đồng/tháng, với thức ăn được nhập khẩu từ Úc và các loại cỏ, bắp, lúa, đậu trang trại tự trồng. Đối với đàn ngựa Ả Rập, thời gian đầu vẫn áp dụng khẩu phần ăn tổng hợp nhập ngoại như ở Úc nên ngựa khá mập, sau đó giảm đi một nửa khẩu phần và bổ sung thức ăn xanh tại chỗ nhưng ngựa vẫn khỏe mạnh[9].
Ngựa thồ cũng là loài rất dễ nuôi chỉ cho ăn cỏ và cám, những khi ngựa chạy đường dài thấm mệt, hoặc "thúc ngựa" mau lớn, có thể cho đường vào thức ăn và nước uống", Nuôi ngựa rất dễ, chỉ việc thả rông nơi ruộng đồng, cắt thêm cỏ và cám phụ thêm thì đàn ngựa sẽ chóng lớn. Ngựa sống ở vùng nông thôn, khí hậu trong lành nên cũng là điều kiện tốt, tránh được nhiều dịch bệnh[10] Ở thôn quê nhiều cỏ, ban ngày có thể dắt ngựa ra cột chỗ nào đó cho ăn, một chặp dắt sang chỗ khác cột gọi là dời ngựa.
Buổi trưa đưa đi tắm, cho ngựa uống nước. Chiều cho ngựa về chuồng bỏ cỏ trong máng cho ngựa ăn. Loại cỏ cộng cao lá dài gọi là cỏ tây ngựa rất thích. Để tăng sức cho ngựa, nhất là ngựa chở và ngựa kéo xe, người ta còn cho ngựa uống nước đường trộn cám và ăn lúa hạt. Ngựa kéo xe thường được chăm sóc rất kỹ lưỡng, vì muốn có sức để làm lâu ngày thì cần phải bồi dưỡng cho ngựa, như: lúa ngâm, gạo lức, mật đường, cám tinh và cỏ thơm. Những hôm nào có hàng chạy thì chủ phải dậy sớm cho ngựa ăn no nê và chuẩn bị thức ăn dự trữ cho ngựa ăn dọc đường để có sức kéo xe [11]
Giống ngựa lùn lại khỏe hơn các con ngựa thông thường. Các cá thể thuộc giống ngựa lùn chỉ đòi hỏi một nửa lượng thức ăn một con ngựa bình thường tiêu thụ nếu chúng có cùng trọng lượng[12].Khẩu phần dinh dưỡng dành cho ngựa giống lùn cũng đặc biệt, một con cần một lượng thức ăn xấp xỉ 1,5% đến 2,5% trọng lượng cơ thể nó mỗi ngày, có thể bao gồm thức ăn như cỏ tươi hoặc cỏ khô, và thức ăn hỗn hợp như ngũ cốc hoặc những thức ăn mềm được chế biến bán sẵn. Giống như con người, nhiều con ngựa lùn khả năng chuyển hóa năng lượng không cao và dễ mắc chứng béo phì, trong khi nhiều con khác nhu cầu nạp năng lượng nhiều và cần một lượng thức ăn nhiều để duy trì vóc dáng phù hợp.
Tốt nhất là cho ngựa Pony ăn hai đến ba lần mỗi ngày, trừ khi chúng được thả rông. Nước sạch cần được cung cấp cho chúng uống khi cần, trừ trường hợp một lý do đặc biệt hạn chế cho uống nước trong một thời gian ngắn. Một con ngựa Pony mà không dùng để cưỡi hàng ngày hoặc chịu nhiều stress có thể nên cho ăn khẩu phần dinh dưỡng phù hợp trên đồng cỏ hoặc cỏ khô, với một lượng nước hợp lý (10-12 gallons tối thiểu mỗi ngày tức khoảng 4,5-6,4 lít) và ăn muối hạt hoặc nước muối thoải mái. Tuy nhiên, những con Pony thường cần một khẩu phần cả thức ăn gia súc lẫn thức ăn cô đặc hỗn hợp. Chế độ ăn không hợp lý thì có thể gây cho những con Pony chứng đau bụng dữ dội hoặc tắc ruột, đặc biệt nếu cho ăn thức ăn bị hỏng, bị cho ăn quá nhiều, hoặc thay đổi thức ăn quá đột ngột.
Những con Pony non có chế độ ăn uống không hợp lý có thể phát triển mất cân đối do mất cân bằng về dinh dưỡng. Việc chăm nuôi ngựa cảnh Mini cũng không khó, thậm chí đơn giản hơn nuôi các giống chó. Chúng ít dịch bệnh, cần thức ăn xanh, cỏ tươi và các chất tinh bột, người nuôi ngựa cảnh mini được xem như có một thú chơi và cũng cần có đủ tài chính để nuôi loại thú cảnh đặc biệt này. Thường thì lúc ngựa mới về trang trại, sáng sớm nào chúng cũng hí lên ầm ĩ để đòi ăn. Mỗi lần chúng hí, phải dắt chúng ra nơi có cỏ để cho ăn. Tuy nhiên, đến mùa đông hanh khô, nếu cỏ không có, việc chăm sóc rất vất vả. Ngoài thức ăn khô nên trộn thêm thóc nảy mầm để ngựa đủ dinh dưỡng. Loại ngựa này tuy nhỏ bé nhưng chúng ăn suốt cả ngày lẫn đêm.
Ngựa bạch là loài dễ nuôi, không phải lo chuyện ăn uống nhiều, chúng ăn được tất cả các loại cỏ, rất dễ ăn, chúng ăn tất cả những thứ cây cỏ mà ngựa thường có thể ăn được, bạ cây cỏ gì chúng cũng ăn nhưng đặc biệt là một số loại thảo dược mọc hoang trên núi, thậm chí ăn được cây chuối như lợn, chuối băm trộn lẫn cám. Là loại đại gia súc sống nhiều ở vùng núi nên chăm sóc chắc cũng không khó, cho ngựa ăn đủ thức ăn gồm rau, cỏ, lá ngô kết hợp với thức ăn tinh như cám gạo, cám ngô, mùa mưa ăn cỏ, mùa khô thiếu thức ăn thì chúng ngốn cả thân ngô hay vỏ đậu xanh mà vẫn chẳng nề hà, chẳng bị bệnh tật.
Việc chăm sóc giống ngựa bạch Việt Nam không quá cầu kỳ, chỉ tốn nhiều thời gian, hàng ngày ngựa ăn cỏ lúc 10h và 17h, đến 14h ăn cám. Hầu hết các loại cây cỏ chúng đều ăn được nên khi ở ngoài đồng hay các triền núi chúng tự đi tìm thức ăn, cứ khoảng 5-7 ngày ngựa nhớ nhà thì tự trở về, lúc đó mới cho chúng ăn thêm ít cám hay hèm bia. Chỉ đến lúc sinh sản, để tăng cường sức đề kháng cho ngựa mẹ và ngựa con mới cần bổ sung thêm một số khoáng chất hay thuốc bổ và thuốc sổ giun cho ngựa, giống ngựa bạch thả rông thường rất khỏe mạnh, chẳng mấy khi mắc bệnh<.
Tính dục cũng như cấu tạo tinh trùng của ngựa đực chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh, nhất là mức độ nuôi dưỡng và chất lượng của khẩu phần thức ăn (suất ăn). Nếu cho ăn đủ lượng protein, khoáng, vitamin thì phẩm chất tinh dịch tăng lên rõ rệt. Để thoả mãn được nhu cầu dinh dưỡng và sinh lý của ngựa đực giống, việc lựa chọn thức ăn rất quan trọng. Thức ăn cho ngựa đực giống phải có chất lượng tốt, đủ thành phân dinh dưỡng, nhiều chủng loại, dung tích nhỏ, hợp khẩu vị. Thức ăn hàng ngày phải chia thành nhiều bữa ăn. Phải cho ăn đủ chất khoáng và muối theo liều lượng thích hợp.
Đối với ngựa giống, cần quy định chế độ sử dụng hợp lý để giữ gìn sức khoẻ cho ngựa. Một ngày có thể cho phối một lần, nhưng không quá 6 ngày liên tục, sau một tuần phải cho ngựa nghỉ 1-2 ngày. Những trường hợp cần thiết có thể cho phối 2 lần/ngày nhưng phải có chế độ bồi dưỡng thêm. Phải đảm bảo cho ngựa đực giống được ăn 3 kg cỏ khô/ngày, 2,6-3,0 kg thức ăn tinh hỗn hợp/ngày trong thời gian có phối giống. Có thể thay cỏ khô bằng rơm với tỷ lệ 1 cỏ khô tương đương 1,5 rơm, hoặc bằng cỏ tươi với tỷ lệ 1 kg cỏ khô bằng 3–4 kg cỏ tươi. Trong thức ăn tinh có thể dùng ngô, thóc, cám, bột sắn, khô đậu tương, bột cá, khoáng để có hỗn hợp 2900 Kcal/kg với 14-15 và 15-16% protein tương ứng cho giai đoạn không và có phối giống. Những ngày lấy tinh hoặc phối giống, cho ngựa đực ăn thêm 2-3 quả trứng gà.
Đối với ngựa đẻ, sau khi đẻ, cho ngựa mẹ uống uống nước ấm có pha muối hoặc cám. Bồi dưỡng cháo gạo trong khoảng 1 tuần để ngựa mẹ mau lại sức. Mấy ngày sau khi đẻ chỉ nên cho ngựa ăn ít nhưng ưu tiên những thứ dễ tiêu như cám, cỏ non, 5-7 ngày sau ngựa ăn khoẻ thì tăng dần khẩu phần. Ba ngày sau khi đẻ để ngựa ở trong chuồng chăm sóc chu đáo. Từ ngày thứ 7 trở đi dắt ra buộc ở bãi cỏ gần chuồng. Cũng thời gian này, ngựa mẹ đã động dục trở lại, cần theo giỏi để kịp thời phối giống. Để có nhiều sữa cho con bú, ngay từ tháng chửa cuối, đã phải nuôi ngựa mẹ bằng chế độ dinh dưỡng cao.
Sau khi đẻ cho ăn đủ cỏ tươi, cỏ họ đậu, củ quả, thức ăn tinh, thức ăn giàu chất khoáng. Trong 1 lít sữa có 0,8 g Ca và 0,6 g P tức là một ngày ngựa cái tiết ra theo sữa 8 – 12 g Ca và 6 – 9 g P. Cứ sản xuất ra 1 kg sữa, ngựa cái cần 0,33 đơn vị thức ăn với 30 – 35 g prôtêin thêm vào khẩu phần duy trì. Cho ngựa mẹ ăn từ 1-1,5 kg/ngày (nguồn thức ăn tinh là ngô, cám, thóc…) lượng thức ăn thô cần bằng 12-15% khối lượng cơ thể, ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể thu nhặt được 35-40% nhu cầu thức ăn thô còn lại phải được bổ sung cho đủ và cho ăn làm nhiều bữa, ngựa chửa cần được ăn thêm bữa buổi tối.
Ngựa con lúc 35 ngày tuổi đã liếm thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Ngựa con cần được bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa 40 ngày tuổi, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Thức ăn thô được cắt ngắn 5–7 cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Máng ăn cho ngựa con được làm bằng gỗ hoặc máng xi măng, đạt độ cao 0,4-0,5 m để ngựa con dễ ăn. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa[13].
Đối với ngựa con được 3 tháng tuổi, bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non, người nuôi cần cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và cho ăn tự do. Với ngựa sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1 kg thức ăn tinh/ ngày. Với ngựa trên 1 năm, cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Với ngựa chửa và nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2 kg/ con/ ngày.
Mặc dù có hệ tiêu hóa khá phức tạp nhưng so với các con vật nuôi khác, chăn nuôi ngựa (đối với một số giống) cũng dễ dàng hơn, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên, ngoài ra vào mùa lạnh, cỏ mọc ít chỉ cần bổ sung thêm tinh bột cho ngựa ăn. Ngoài ra, ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu của người dân. Thông thường, hằng ngày ngựa được thả ngoài bãi và có thể tự kiếm khoản 40% lượng thức ăn cần thiết cho chúng.
Khi ngựa ở tại chuồng ngựa (stable), cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh. Chia thức ăn ra cho ngựa ăn làm 2 bữa sáng và tối, cần cho ngựa uống nước tự do và bổ sung khoáng chất, có thể dùng bánh khoáng chuyên dành cho chăn nuôi ngựa, phù hợp với từng giai đoạn của ngựa. Dùng dây luồn bánh khoáng và treo trong chuồng, để cho ngựa liếm tự do, qua đó bổ sung khoáng chất cần thiết cho ngựa, từ đó giúp ngựa có chất để tăng sức đề kháng, phát triển hài hòa cơ thể.
Thức ăn thô xanh của ngựa thì thức ăn chủ yếu của ngựa là cỏ, bao gồm cỏ mọc tự nhiên và cỏ trồng vừa cho ăn tươi vừa làm cỏ khô dự trữ cho ngựa trong vụ đông xuân; cỏ đối với ngựa rất quan trọng vì chúng thuộc nhóm động vật gặm cỏ, có tập tính ăn hầu như chủ yếu là cỏ, trong văn hóa có câu "chiêu binh, mãi mã, tích thảo, dồn lương" tức là khi sắm ngựa chiến thì cũng phải trữ cỏ để dùng hoặc câu "nhong nhong nhong nhong, ngựa ông đã về, cắn cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn".
Thức ăn thô còn bao gồm các loại phế phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cây ngô sau thu bắp, dây khoai lang, ngọn mía đây cũng là những thức ăn thô xanh tốt cho ngựa. Một số chủ nuôi ngựa gieo ngô dày rồi tỉa dần cho ngựa ăn. Để đảm bảo thức ăn tươi xanh quanh năm, ngoài việc sử dụng hợp lý bãi chăn, các Chủ ngựa cần dành một diện tích thích đáng để trồng các loại cỏ (cỏ dày, cỏ voi,...) mới chủ động nguồn thức ăn cho ngựa.
Cũng như con người, loài ngựa có thể dị ứng với thực phẩm. Chúng thường bị dị ứng lúa mạch và cỏ linh lăng. Triệu chứng thường thấy đó là phát ban. Khi đó nên liên lạc với bác sĩ thú y để chẩn đoán chính xác. Lưu ý nếu ăn phải những loại cây sau đây, ngựa có thể bị ngộ độc, bị bệnh, đau đớn hoặc thậm chí là chết:[14]
Một số loại thức ăn thô mà ngựa yêu thích như cỏ voi, cỏ TD 58, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá lạc, dây lang. Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa. Cho ngựa ăn phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng. Lưu ý khi cho ăn thức ăn thô khô thì tỉ lệ thay thế 1 thô khô bằng 3 thô tươi. Tuyệt đối không để ngựa ăn thức ăn bẩn vì chúng rất dễ bị ngộ độc.
Cung cấp cho ngựa đủ số lượng carbohydrate cấu trúc, Carbohydrate cấu trúc có trong cỏ khô hoặc cỏ tươi là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của ngựa. Ngựa ăn cỏ khô hoặc cỏ tươi với số lượng lớn, vì đây là nguồn thực phẩm chính của chúng. Trên thực tế, ngựa ăn khoảng 7–9 kg (hoặc 1-2 % khối lượng cơ thể) cỏ khô mỗi ngày, vì thế phải cung cấp đủ lượng cỏ khô cho ngựa ăn. Cỏ khô cho ngựa ăn không nên nhiễm nấm mốc hoặc bụi bẩn. Cho ngựa ăn nhiều cỏ, ví dụ như cỏ đồng, cỏ dự trữ, cỏ khô hoặc rơm yến mạch để ngựa có thể thưởng thức trong suốt cả ngày. Điều này giúp duy trì trạng thái nhu động và tiêu hóa, cũng như tránh nảy sinh hành vi và sức khỏe.
Ngoài thức ăn thô, cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. Muốn ngựa đạt năng suất cao, làm việc khoẻ, ngựa cái đẻ con to, nhiều sữa, ngựa con chống lớn cần phải cho ngựa ăn thức ăn tinh giàu Protein. Thức ăn tinh bao gồm thóc, cám ngô, cao lương được chế biến hoặc pha trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định nhằm cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho ngựa.
Cung cấp nguồn carbohydrate phi cấu trúc cho ngựa có chừng mực. Carbohydrate phi cấu trúc có trong yến mạch, ngô, và lúa mạch cũng là một phần thiết yếu cung cấp dinh dưỡng cho ngựa. Trong một ngày có thể cho chúng ăn ngũ cốc với số lượng ít. Mỗi ngày ngựa cần hấp thụ 200 gram ngũ cốc trên mỗi 45 kg khối lượng cơ thể, nên phân bố đều 2-3 phần ngũ cốc cho ngựa ăn trong ngày. Đong khẩu phần ăn của ngựa nhằm đảm bảo rằng đang cho chúng ăn với số lượng phù hợp. Nếu trời nóng, nên cho ngựa ăn ngũ cốc vào những thời điểm mát mẻ trong ngày, như là sáng sớm hoặc chiều tối muộn.
Thức ăn tinh khô như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn. Đối với sắn, chỉ dùng làm thức ăn cho ngựa vào mùa đông, khi cây đã trút lá vì lúc này lượng nhựa đã giảm, tránh gây ngộ độc cho ngựa. Trước khi cho ngựa ăn, cần gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước 30 phút. Đối với cám, cần trộn nước để ngựa không bị sặc. Để chăm được đàn ngựa béo núng nính là điều không dễ. Ngày trước ngựa toàn ăn thóc với gạo. Mỗi ngày chúng có thể ăn cả chục kg, ngốn hết vài trăm ngàn. Nhưng ngựa ăn cỏ không thì gầy trơ xương, nhai cỏ cho đỡ buồn miệng, cái chính vẫn phải ăn lúa, gạo[15][16]. Khi kinh tế khó khăn những người nuôi ngựa chỉ muốn giữ lại cái nghề một thời, nên những con ngựa ngày xưa thay vì ăn lúa nay chuyển sang ăn cỏ
Thức ăn giàu protein (đạm) là cần thiết để ngựa con sinh trưởng và phát triển tốt, ngựa giống nâng cao khả năng sinh sản, ngựa làm việc duy trì được chức năng hoạt động của cơ thể, trong khẩu phần ăn hàng ngày cần có một tỷ lệ protêin nhất định. Protêin có trong thức ăn động vật và một số loài thực vật như các loại đậu đỗ, khô dầu, bột cá, bột thịt, ngựa không ăn thịt do đó các chất đạm có nguồn gốc từ động vật nên được pha chế tổng hợp thành các dạng bột, cám viên.
Ngựa thiếu protein lâu ngày thường dẫn đến hậu quả xấu: Ngựa con chậm lớn, còi cọc, ngựa lớn bị rối loạn chức năng sinh lý, giảm năng suất sinh sản và làm việc. Đôi khi, những bãi cỏ xanh rờn, non mơn mởn nhưng ngựa không ăn mà lại ăn những bãi cỏ khô cằn, héo úa vì trong đám cỏ khô có những loài ký sinh bám vào và nó là nguồn năng lượng cho ngựa[17] Thêm chất bổ sung vào chế độ ăn uống của ngựa để cung cấp protein, chất béo, vitamin, và khoáng chất. Mặc dù ngựa hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu có trong cỏ khô hoặc tươi, nhưng vẫn nên cho chúng ăn thêm chất bổ sung hằng ngày nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của ngựa.
Protein, chất béo, vitamin, và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu dinh dưỡng của ngựa nhưng không cần phải hấp thụ số lượng lớn. Khi cần thiết có thể sử dụng chất bổ sung. Nếu cảm thấy ngựa không nạp đủ vitamin và khoáng chất từ thức ăn, có thể dùng chất bổ sinh vitamin đặc biệt cho ngựa. Chỉ cần cẩn thận không cho chúng hấp thụ quá nhiều vitamin. hông thêm quá nhiều chất bổ sung vào chế độ ăn uống của ngựa. Dư thừa hay thiếu hụt vitamin và khoáng chất cũng gây nên vấn đề như nhau, chỉ nên dùng chất bổ sung nếu cần thiết.
Thức ăn có khoáng là thức ăn khoáng để ngựa con phát triển xương, ngựa lớn duy trì sự cân bằng Calci và Phosphor trong cơ thể, khẩu phần cho ngựa cũng cần có nhiều chất calci và phosphor như bột vỏ sò, bột đá, bột xương. Các nguyên tố vi lượng tuy cơ thể ngựa cần rất ít nhưng quan trọng vì nó đóng vai trò xúc tác, tham gia hầu hết vào các phản ứng sinh hoá học trong cơ thể, thiếu sắt con vật bị thiếu máu, dẫn đến gầy yếu, dễ mắc bệnh tật.
Cho ngựa ăn thực phẩm và thức ăn gia súc chất lượng cao. Thực phẩm chất lượng kém thường bị nấm mốc và chua có thể gây đau bụng cho ngựa. Chúng sẽ không ăn thức ăn rẻ tiền hoặc ôi thiu, khiến tiêu tốn nhiều chi phí hơn trong thời gian dài. Sơ chế một số thực phẩm trước khi cho ăn, phải ngâm củ cải đường, nấu chín hạt lanh, nếu không sẽ rất nguy hiểm đối với ngựa. Ngũ cốc phải được cuộn lại hoặc nghiền nhỏ để ngựa có thể tiêu hóa được, nhưng nếu chưa xử lý thì cũng không quá nguy hiểm đối với chúng. Để ngựa thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hoá và con vật hấp thụ được chất dinh dưỡng một cách tối đa, các loại thức ăn phải được sơ chế trước khi cho ăn.
Xác định loại năng lượng dành cho ngựa cũng quan trọng. Một số con ngựa khá nóng tính (bị kích thích nhanh chóng và dễ sợ hãi). Trong trường hợp này, nên cung cấp cho chúng nguồn năng lượng giải phóng chậm (chất xơ và dầu), vì đây là loại năng lượng an toàn nhất và ít gây ra vấn đề sức khỏe. Trong khi đó một số con lại hay lười biếng và ít hoạt động, vì thế nên cho chúng ăn nguồn năng lượng giải phóng nhanh (tinh bột trong ngũ cốc ví dụ như là yến mạch và lúa mạch đen. Tuy nhiên, tinh bột có thể gây nên vấn đề sức khỏe và cần phải cung cấp có chừng mực ở một vài con ngựa. Một số nhà sản xuất thức ăn cũng đưa ra một số lời khuyên hữu ích khi cho ngựa ăn.
Một số người nuôi ngựa muốn mình có cảm giác rằng đang cho ngựa ăn hợp lý và phức tạp hóa, cũng như làm mất cân bằng chế độ ăn uống của chúng. Nguồn thức ăn đa dạng là điều tốt nhưng chỉ nên cung cấp có chừng mực. Cho ngựa tiếp cận, thay vì cho ăn nhiều loại thức ăn gia súc, cỏ, trái cây và rau quả. Không nên cho ăn một loại quá nhiều, nên tập làm quen/thay đổi thức ăn dần dân. Cho ăn không hợp lý có thể gây nên vấn đề bệnh tật và hành vi như:
Kiểm soát mức năng lượng trong thức ăn gia súc bằng cách cho ăn nhiều loại khác nhau hoặc trộn chung nhiều loại. Mỗi loại thức ăn gia súc có chứa lượng DE (năng lượng tiêu hóa) khác nhau tùy thuộc vào từng loại thức ăn (cỏ, thức ăn dự trữ, cỏ khô, rơm yến mạch) và các loại cỏ (lúa mạch đen, cỏ đuôi mèo, cỏ chân gà hoặc cỏ vườn). Ngoài ra thời điểm trong năm cũng có tác động đến DE.
Cỏ mùa xuân có mức năng lượng cao trong khi cỏ mùa đông lại thấp hơn. Đối với cỏ dự trữ thì thời gian gặt cũng ảnh hưởng đến DE. Cỏ mới gặt thường có mức DE cao trong khi cỏ để lâu sẽ bị giảm DE xuống. Rơm Yến mạch có hàm lượng DE rất thấp. Cách tốt nhất để xác định giá trị dinh dưỡng trong trong thức ăn gia súc đó là phân tích thành phần. Nên đo khối lượng thức ăn thay vì "xúc" theo cảm tính. Đong xem mỗi loại thức ăn cần "xúc" bao nhiêu là hợp lý.
Điều chỉnh lượng hấp thụ thức ăn của ngựa nếu cần thiết. Nhu cầu dinh dưỡng của ngựa tùy thuộc vào số lượng cỏ tươi mà chúng đã ăn trong khi gặm cỏ ngoài đồng và mức hoạt động của chúng, cần xác định nhu cầu của ngựa hằng ngày để quyết định xem có nên giảm bớt hoặc tăng thêm lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn thông thường hay không. Nếu chăn thả ngựa ngoài đồng suốt cả ngày và chúng đã ăn nhiều cỏ tươi thì không cần ăn thêm nhiều cỏ khô nữa.Nếu ngựa hoạt động cả ngày và di chuyển rất nhiều, nên cho chúng ăn thêm thức ăn để bù lại lượng calo đã tiêu thụ.
Thay đổi dần dần chế độ ăn uống của ngựa, nếu cần phải thay đổi cách thức cho ăn, không nên chuyển đổi sang chế độ mới ngay lập tức. Bắt đầu bằng cách thay thế 25% thức ăn cũ với thức ăn mới. Sau hai ngày, thay thế 50% thức ăn cũ bằng thức ăn mới. Sau hai ngày tiếp theo, thay thế 75% thức ăn cũ bằng thức ăn mới. Tiếp sau hai ngày có thể cho chúng ăn 100% thức ăn mới. Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống dần dần, nên cho chúng ăn tại thời điểm cố định mỗi ngày. Ngựa sẽ hoạt động tốt hơn nếu chúng ăn uống đúng bữa. Việc thay đổi thức ăn hoặc lịch trình ăn uống đột ngột có thể khiến cho ngựa bị đau bụng và viêm móng. Đau bụng ở ngựa là tình trạng bị đau dữ dội và có thể phải tiến hành phẫu thuật.
Cho ngựa uống nhiều nước sạch là một trong những ưu tiên quan trọng, cần tạo điều kiện cho chúng được tiếp cận nguồn nước thường xuyên, nếu không, nên cho ngựa uống nước ít nhất hai lần một ngày và để chúng hấp thụ nước trong vài phút. Kiểm tra nước trong máng vẫn sạch và không bị đóng băng. Luôn vệ sinh máng nước và xả sạch mỗi ngày. Nên cho ngựa uống đủ nước trước khi cho ăn. Thường cho ngựa uống nước vào lúc đã ăn một phần cỏ và trước lúc cho ăn tinh bột. Nhu cầu nước uống của ngựa phụ thuộc điều kiện thời tiết khí hậu và tính chất thức ăn. Nước uống cho ngựa cần phải trong sạch. Tuyệt đối không cho ngựa uống nước bẩn dễ làm ngựa đau bụng hoặc mắc các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá.
Cho ngựa ăn thức ăn thô trước thức ăn tinh. Trong dạ dày của ngựa, thức ăn sắp xếp theo thứ tự, không xáo trộn và nằm tại dạ dày lâu hay chóng tuỳ thuộc theo loại thức ăn và theo thời gian ăn. Thức ăn thô nên cho phần lớn vào buổi tối, buổi sáng và buổi trưa chỉ cho ăn ít. Thức ăn trong ngày cần cho ăn làm nhiều lần. Ngựa nhai thức ăn rất tốt, nhưng không thể ăn một lần nhiều thức ăn vì dạ dày chỉ có một túi và không nhai lại. Ngựa ăn chậm rãi nhai kỹ thức ăn và nuốt từng khối nhỏ, 15-20 lần nhai mới tiết nước bọt. Thức ăn càng thô, càng khô, thời gian nhai càng dài thì lượng nước bọt tiết càng nhiều. Tính chất thức ăn khác nhau có thể làm cho số lượng và thành phần nước bọt của ngựa khác nhau. Khi làm việc hoặc cơ thể thiếu nước thì sự tiết nước bọt giảm 50%.
Cho ăn ít nhưng thường xuyên. Dạ dày của ngựa khá nhỏ so với kích thước cơ thể và không thể tích trữ quá nhiều thức ăn. Cho ngựa ăn thức ăn vặt có chừng mực. Cung cấp phần thưởng khi muốn khen ngợi là một cách hiệu quả để gắn kết với ngựa, chỉ cần cho chúng ăn vừa phải để không tạo thói quen đòi hỏi thức ăn hay lùng sục quần áo của chủ để tìm phần thưởng, có thể cho ngựa ăn thức ăn vặt như là táo tươi, cà rốt, đậu Hà Lan, vỏ dưa hấu và cần tây. Tùy thuộc vào cách thức cho ăn mà nên cung cấp thêm thức ăn cho chúng vì đôi lúc thức ăn sẽ rơi vãi ra đất hoặc ổ của ngựa.
Cho ăn một tiếng trước hoặc sau khi cưỡi ngựa, không nên cho chúng ăn ngay trước hoặc sau khi hoạt động mạnh vì lưu lượng máu sẽ chuyển hướng ra khỏi nội tạng và gây trở ngại trong việc tiêu hóa. Lên kế hoạch cho ăn theo tiến độ hoạt động của ngựa. Nếu ngựa hoạt động nặng, nên cho chúng ăn trước đó khoảng ba tiếng. Không cho ngựa ăn ngũ cốc ngay sau khi tập luyện vì có thể làm chúng đau bụng, cần cho ngựa nghỉ ngơi hợp lý trước khi ăn để tránh xảy ra tình trạng này, có thể nhận biết thời điểm ngựa đã lấy lại sức khi lỗ mũi của chúng không còn nở rộng và không thở nặng nề.
Phải có máng cho ngựa ăn để ngựa ăn có tư thế thoải mái, tốt cho tiêu hóa máng ăn cho ngựa có thể xây bằng gạch hoặc đóng bằng ván gỗ. Máng cần có kích thước thích hợp, chiều dài 0,6-0,8m; rộng 0,35-0,45m; sâu 0,25-0,30m để chứa được thức ăn nhưng dễ lau chùi khi cần thiết. Cần bố trí ở độ cao vừa tầm ngựa đứng để việc ăn uống được dễ dàng. Ngựa làm việc khi đi trên đường có thể cho thức ăn vào túi rồi treo lên đầu. Bảo quản khu vực chứa thức ăn tránh xa tầm với của ngựa. Buộc chặt thùng bằng dây thun đàn hồi hoặc khóa để chúng không ăn quá nhiều so với quy định. Đối với ngựa ăn ngũ cốc quá nhanh, nên đặt một hoặc hai hòn đá lớn vào xô ngũ cốc. Khi ăn chúng sẽ phải đẩy hòn đá ra ngoài thì mới tiếp cận thức ăn được.
Theo dõi chăm sóc, thường xuyên quan sát tập quán ăn uống, sinh hoạt của ngựa để phát hiện kịp thời các trường hợp ngựa đau ốm. Ngựa khoẻ mạnh tinh thần hoạt bát lanh lợi, da dẻ mịn màng, hậu môn khép kín. Còn tinh thần uể oải (đi cúi đầu), vận động chậm chạp, mắt lờ đờ, có nhữ, ăn uống kém, thở nhiều, ra mồ hôi toàn thân là những biểu hiện ngựa không khoẻ mạnh.
Trộn nhiều loại thức ăn hằng ngày và bỏ thức ăn thừa, nên trộn thức ăn hằng ngày thay vì trộn toàn bộ thức ăn cùng một lúc để khẩu phần được cố định và cho phép quan sát xem ngựa đang ăn gì. Nếu chúng để lại thức ăn hoặc bị ốm, có thể ngừng sử dụng thực phẩm đó. Không để cho ngựa đẩy chủ ra ngoài trong khi cho chúng ăn (bất kể lúc nào, nhưng đặc biệt là khi cho ăn). Nên cho ngựa ăn theo lịch trình cố định. Không thay đổi thời gian, không nên cho ăn vào lúc 7 giờ ngày hôm nay và hôm sau lại cho ăn lúc 8 giờ. Khi chuẩn bị cho chúng ăn, cần thực hiện theo cùng một thời điểm mỗi ngày.
Theo dõi phân ngựa là một cách kiểm tra nuôi dưỡng và phát hiện một số bệnh tật của tiêu hoá. Nếu ngựa tiêu hoá tốt, phân ra thành từng cục gọn, tươi, nhẵn bóng và tụ thành đống nhiều cục, không nhão quá cũng không cứng quá, màu vàng sẫm, hay nhạt màu tuỳ theo thành phần thức ăn. Khi phát hiện phân khô, vón, dính, thối phải lập tức tìm nguyên nhân để tiến hành điều chỉnh, chế biến thức ăn cho phù hợp.
Riêng ở Việt Nam, do người dân sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc rầy và thuốc diệt cỏ quá nhiều. Nếu ăn phải, ngựa sẽ lăn ra chết trong vòng vài giờ. Có trường hợp do cho ngựa ăn phải cỏ bị nhiễm thuốc trừ sâu dẫn đến con ngựa đua chết, do đó, dân nuôi ngựa bắt đầu cẩn thận khi tìm cỏ cho ngựa ăn. Trước khi cắt, họ thường dùng liềm quơ ngang ngọn cỏ, nếu có cào cào, châu chấu bay lên là cỏ có thể dùng cho ngựa được[18] đối với các con ngựa đảo Cumberland cũng phải chịu các vấn đề tiêu hóa liên quan đến việc ăn phải một lượng lớn cát trong thức ăn đã gây tắc nghẽn đường ruột và đầy bụng.
Những nhân tố cần phải tránh để khỏi trở ngại cho tiêu hoá là cho ngựa ăn tự do, bừa bãi, không có máng ăn, không chia khẩu phần để ngựa tranh giành, cắn đá nhau. Khi đang nóng cho uống nước quá lạnh có thể gây kích thích thần kinh làm ngừng hoạt động tiêu hoá sinh ra đau bụng. Cho tắm nước lạnh có thể làm cho dạ dày ngừng co bóp, ngừng tiết dịch vị, hại cho tiêu hoá. Ban đêm cần tạo điều kiện yên tĩnh để cho ngựa nghỉ ngơi thoải mái. Hàng ngày phải rửa máng ăn, không để tồn lưu thức ăn thừa của ngày hôm trước trong máng.