Djoko Munandar

Djoko Munandar
Thống đốc Banten
Nhiệm kỳ
11 tháng 1 năm 2002 – 10 tháng 10 năm 2005
Tiền nhiệmChức vị thiết lập
Hakamuddin Djamal (Quyền)
Kế nhiệmRatu Atut Chosiyah
Thông tin cá nhân
Sinh15 tháng 3 năm 1947 hoặc 1948
Mất5 tháng 12 năm 2008 (60/61 tuổi)
Serang, Banten, Indonesia

Djoko Munandar (15 tháng 3 năm 1948 – 5 tháng 12 năm 2008) là một chính trị gia người Indonesia, ông là thống đốc được bầu đầu tiên của Banten, đảm nhận chức vụ này từ năm 2002 đến năm 2005. Nhiệm kỳ của ông kết thúc sau một cuộc điều tra nhận hối lộ vào năm 2005 và ông bị kết án hai năm tù giam, nhưng sau đó ông được Tòa án Tối cao Indonesia tuyên vô tội trong lúc kháng cáo.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Munandar sinh ngày 15 tháng 3 năm 1947 tại Surakarta,[1] hoặc ngày 15 tháng 3 năm 1948 tại Cirebon.[2] Sau khi hoàn thành trung học năm 1966, Munandar đăng ký trở thành học viên trường sĩ quan tại Học viện Quân sự IndonesiaMagelang, nhưng đơn của ông bị loại và ông ghi danh vào học viện kỹ thuật công trình công cộng (ATPU) ở Bandung một năm sau đó. Ông là thành viên của hội sinh viên trong lúc ở ATPU.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi tốt nghiệp, Munandar trở thành công chức trong ban kế hoạch của Bộ Công Chính, ban đầu là người giám sát. Ông làm việc trong giám sát dự án Đập Jatiluhur và sau đó quản lý một số dự án ở KarawangBekasi. Khi còn là công chức, ông đạt bằng cử nhân về kỹ thuật xây dựng dân dụng từ Học viện Công nghệ Bandung năm 1981. Đến năm 1987, ông được cấp học bổng để nghiên cứu lấy bằng thạc sĩ về quản lý nước tại Chennai, Ấn Độ. Ông chuyển đến Serang vào năm 1999 và bắt đầu tham gia chính trị, rồi được bầu làm phó thị trưởng Cilegon. Ông kết nạp vào Đảng Phát triển Thống nhất và được bổ nhiệm giữ chức chủ tịch đảng cấp tỉnh.[1]

Trong cuộc bầu cử thống đốc đầu tiên của Banten vào ngày 3 tháng 12 năm 2001, Munandar tranh cử cùng với ứng cử viên liên danh Ratu Atut Chosiyah. Cả hai giành được 37 phiếu trong tổng số 65 phiếu bầu từ các đại biểu Hội đồng Đại diện Nhân dân Khu vực Banten.[3] Họ nhậm chức vào ngày 11 tháng 1 năm 2002.[4] Với tư cách thống đốc Munandar tuyên bố kế hoạch tái khởi động việc xây dựng cảng biển, cải tiến mạng lưới đường bộ của tỉnh và thu hút nhà đầu tư do Banten gần Jakarta.[1]

Điều tra và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 17 tháng 12 năm 2004, sau khi thẩm vấn, Munandar được xác định là nghi phạm trong vụ án tham nhũng số tiền 14 tỷ Rupiah (1,5 triệu USD) liên quan đến tài trợ ủng hộ các nhà lập pháp.[5] Ông chính thức bị cách chức thống đốc vào ngày 10 tháng 10 năm 2005 vì liên quan đến cuộc điều tra.[6] Công tố viên đề nghị mức án bốn năm tù giam đối với Munandar,[7] và Tòa án quận Serang kết án ông hai năm tù vào ngày 22 tháng 12 năm 2005.[8] Đơn kháng cáo của ông gửi đến Tòa án tối cao Banten bị bác bỏ và tòa phê chuẩn mức án vào ngày 12 tháng 6 năm 2006.[9] Ông tiếp tục kháng cáo đến Tòa án Tối cao Indonesia, nơi chấp nhận kháng cáo của ông và phán quyết Munandar vô tội trước toàn bộ cáo buộc vào ngày 8 tháng 5 năm 2008, và Tòa án quận Serang chỉ nhận được thông báo chính thức vào tháng 2 năm 2009.[10] Tuy nhiên, Munandar qua đời ngay sau quyết định này do biến chứng bệnh gan vào ngày 5 tháng 12 năm 2008 tại nhà riêng ở Serang. Thời điểm đó, ông không bị bắt nhưng cấm rời khỏi Serang.[11] Ông được an táng ở Serang.[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Pemimpin pemerintahan Indonesia era otonomi: profil gubernur & bupati (bằng tiếng Indonesia). IIP Press. 2002. tr. 12–16. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  2. ^ “Mantan Gubernur Banten Djoko Munandar Meninggal Dunia”. Antara News. 5 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  3. ^ “Joko Munandar Terpilih Sebagai Gubernur Banten”. liputan6.com (bằng tiếng Indonesia). 4 tháng 12 năm 2001. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  4. ^ “Pelantikan Gubernur Banten Dijaga Ketat”. liputan6.com (bằng tiếng Indonesia). 12 tháng 1 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023.
  5. ^ “Gubernur Djoko Munandar Jadi Tersangka Kasus Korupsi Rp 14 miliar”. Tempo (bằng tiếng Anh). 17 tháng 12 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  6. ^ “Diduga Terlibat Korupsi, Gubernur Banten Diberhentikan Sementara”. Media Indonesia (bằng tiếng Indonesia). 11 tháng 10 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  7. ^ “Djoko Munandar Dituntut Empat Tahun Penjara”. liputan6.com (bằng tiếng Indonesia). 29 tháng 11 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ “Gubernur Banten Divonis Dua Tahun”. Tempo (bằng tiếng Indonesia). 22 tháng 12 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  9. ^ “Permohonan Banding Djoko Munandar Ditolak”. Kompas (bằng tiếng Indonesia). 16 tháng 6 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  10. ^ “Dinasti Politik Ratu Atut setelah 8 tahun berkuasa”. Kontan (bằng tiếng Indonesia). 18 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  11. ^ “Mantan Gubernur Banten Meninggal Dunia”. Tempo (bằng tiếng Anh). 5 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
  12. ^ Rifa'i, Bahtiar (21 tháng 11 năm 2016). “Rano-Embay Berziarah ke Makam Gubernur Pertama Banten Djoko Munandar”. detiknews (bằng tiếng Indonesia). Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan