Doãn Hoàng Kiên

Doãn Hoàng Kiên
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1970
Nơi sinh
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệphọa sĩ, nghệ sĩ biểu diễn xiếc, đạo diễn, diễn viên
Gia đình
Cha mẹ
Doãn Ngọc Anh (bố)
Tuyết Liên (mẹ)
Đào tạoTrường Nghệ thuật Xiếc Việt Nam
Trường Nghệ thuật xiếc Moskva
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Học vịThạc sĩ nghệ thuật

Doãn Hoàng Kiên (sinh năm 1970) là một họa sĩ, nghệ sĩ biểu diễn xiếc, đạo diễndiễn viên người Việt Nam. Ban đầu, ông được biết đến là người diễn xiếc hoạt động tại Liên đoàn Xiếc Việt Nam và là diễn viên xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình, nhưng sau đó Doãn Hoàng Kiên đã chuyển hướng sang con đường nghệ thuật thị giác với nhiều tác phẩm tranh vẽ và nghệ thuật sắp đặt nổi tiếng, được công chúng biết đến. Ông hiện đã tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và đang là nghệ sĩ tự do.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Doãn Hoàng Kiên sinh năm 1970.[1][2] Ông là con một,[3] sinh ra tại một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, có bố là nghệ sĩ biểu diễn xiếc Doãn Ngọc Anh còn mẹ là diễn viên điện ảnh Tuyết Liên.[3][4][5] Bố mẹ Hoàng Kiên ly hôn khi ông còn 5 tuổi và ông ở cùng với mẹ.[3] Từ nhỏ, ông đã được bố truyền dạy lại bộ môn xiếc, đặc biệt là đánh phi xoa,[4] và đến năm 13 tuổi thì theo học Trường Nghệ thuật Xiếc Việt Nam.[1][6][7] Sau khi tốt nghiệp vào năm 1988, ông tiếp tục đi du học sang Liên Xô và nhập học tại Trường Nghệ thuật xiếc Moskva.[1][8]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trở về nước, thành danh với xiếc, phim ảnh và đến với con đường hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau thời gian đi du học và trở về nước, Doãn Hoàng Kiên gia nhập vào Liên đoàn Xiếc Việt Nam và là một diễn viên biểu diễn nghệ thuật xiếc, đi lưu diễn ở nhiều nước như Nga, Turkmenistan, Thái Lan, Lào, PhápNhật Bản.[3] Vào năm 1991, ông đã có trong tay Huy chương vàng cuộc thi "Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc" cùng bằng khen "Nghệ sĩ tài năng sân khấu trẻ", đồng thời là một trong năm thí sinh được trao tặng danh hiệu "Tài năng sân khấu trẻ 1991" diễn ra tại Hà Nội.[2][7][8] Đến năm 1993, ông đoạt giải Đặc biệt tại Liên hoan Xiếc Quốc tế lần thứ 16 (Festival Mondial du Cirque de Demain) tổ chức ở Paris, Pháp với tiết mục "Thăng bằng kiếm trên thang". Trong thời gian này, ông cũng được biết đến khi tham gia diễn xuất, đóng cặp cùng Việt Trinh, Khánh Huyền, Hồ Ngọc Hà tại nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình như Chiến dịch trái tim bên phải, Vua bãi rác, Hát giữa chiều mưa, Khách ở quê ra, v.v..[3][9][6]

Bước ngoặt để đưa Hoàng Kiên đến với con đường hội họa là vào thời điểm năm 1994,[4] khi ông đang đi lưu diễn tại tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình chuẩn bị biểu diễn tiết mục xiếc, Doãn Hoàng Kiên bị ngã từ độ cao 7,5 m xuống sàn sân khấu và gặp chấn thương nghiêm trọng. Trong thời gian nghỉ dưỡng thương, ông đã tìm đến hội họa. Bị hấp dẫn bởi công việc của các họa sĩ, Hoàng Kiên xin đi học vẽ dưới sự dìu dắt của họa sĩ Mai Văn HiếnPhạm Viết Song, rồi chỉ một tuần sau đó Doãn Hoàng Kiên đã được Phạm Viết Song khuyến khích cho lên vẽ người. Chính điều này khiến ông quyết định theo đuổi chuyên môn mỹ thuật hội họa và năm 1997 ôn thi vào Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Tuy vậy, trong hai lần đầu tiên đi thi, Doãn Hoàng Kiên đã bị đánh trượt, và phải đến lần thi thứ ba năm 2000 thì mới đỗ vào trường.[2][3][6] Năm 2005, ông tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân, sau đó tiếp tục theo học lên thạc sĩ nghệ thuật tại trường năm 2007 và tốt nghiệp năm 2010.[7][8] Suốt thời gian đi học, ông đã tham gia vào nhiều triển lãm nghệ thuật hội họa tổ chức trong nước.[3] Hoàng Kiên cũng đảm nhận việc thiết kế sân khấu, trang phục và đạo cụ cho các diễn viên xiếc biểu diễn dù không còn xuất hiện trên sân khấu như xưa.[7]

Năm 2004 đến nay: Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt và Vườn

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đang học năm tư đại học, Doãn Hoàng Kiên đã có tác phẩm lọt vào chung kết cuộc thi "Ánh mắt trẻ" của Viện Pháp tại Hà Nội, khiến ông nảy sinh hứng thú với bộ môn nghệ thuật sắp đặt.[2][6] Sau nhiều năm mày mò và nghiên cứu, năm 2008, Doãn Hoàng Kiên được quỹ CDEF của Đan Mạch tài trợ tổ chức triển lãm nghệ thuật sắp đặt cá nhân đầu tiên mang tên Giới hạn, lắp đặt ở VietArt Center, Hà Nội.[10][11][12] Đối với tác phẩm chính, Hoàng Kiên đã dùng những thanh tre sơn màu đỏ trắng và ràng buộc với nhau quanh trục chắc chắn, cố định.[6][13] Một thời gian sau, nghệ sĩ Đào Anh Khánh mời ông làm lại sản phẩm dưới tên Mê cung, với quy mô rộng hơn 600m2 và trưng bày tại hai sự kiện "Hội tụ ánh sáng" và "Cầu âm thanh" nhằm chào mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.[6][14][15] Trong triển lãm "Phòng chống vấn nạn buôn người" của MTV EXIT tổ chức năm 2012 ở Hà Nội, Doãn Hoàng Kiên góp mặt với tác phẩm nghệ thuật sắp đặt Hàng, trong đó ông đi đến các trường đại học, học viện... để vận động và xin tóc của sinh viên làm nên tác phẩm. 120 mẫu tóc đã được lọc ra từ 300 mẫu tóc thu thập, sau đó cho vào lọ thủy tinh, đánh số và mã hóa nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác phẩm.[6][16][17] Hàng đã gây được sự chú ý, ấn tượng cho người xem và đến nhiều năm sau này vẫn được nhắc lại, đồng thời được đánh giá là tác phẩm ám ảnh nhất của họa sĩ.[6] Cùng năm, ông cho trưng bày khối nghệ thuật sắp đặt Điều còn thiếu tại triển lãm LUALA Open Show,[18] với các khung sắt xếp thành hình hộp chữ nhật, treo trên đó vô số gương tròn, đằng sau là ảnh chụp cuộc sống và kết nối với nhau như một ma trận.[7][9] Tác phẩm này sau đó tiếp tục xuất hiện trên sân Thái Miếu Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhân chương trình "Sân Thơ Trẻ" năm 2019,[19] thu hút sự chú ý từ du khách chiêm ngưỡng và nhận về hàng trăm ý kiến khác nhau; thậm chí, có người còn "cúng dường" cho tác phẩm tờ 10 nghìn đồng.[6] Thời gian này, Doãn Hoàng Kiên cũng hợp tác với nhiếp ảnh gia Trần Việt Đức trong một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khác mang tên Rùa và trưng bày triển lãm "Be the Change" tổ chức tại khu phố sách Hà Nội.[9][20][21]

Ngày 4 tháng 12 năm 2021, ông đã thực hiện một triển lãm nghệ thuật sắp đặt mang tên Tưởng niệm, lắp đặt 36 module và đặt trên đó hơn 1000 ngọn nến thắp sáng, với phần khung tô màu sơn trắng đỏ giống barrier và là dự án nghệ thuật sắp đặt đầu tiên của một nghệ sĩ Việt Nam nhằm tưởng niệm những người đã mất trong đại dịch COVID-19.[8][22][23]

Không dừng lại ở lĩnh vực mỹ thuật, vào năm 2010, Doãn Hoàng Kiên đã cho ra đời bộ phim ngắn đầu tay dài 10 phút Vườn, một tác phẩm tốt nghiệp cho khóa học tại trung tâm phim tài liệu thử nghiệm Hanoi DocLab,[3][24] với nội dung là lời tự sự của chính ông về cuộc đời và gia đình. Công chiếu lần đầu trong khuôn khổ chương trình chiếu phim của học viện,[24] tác phẩm sớm sau đó được ra mắt trong chương trình chiếu phim trực tuyến "Tháng Hà Nội" của YxineFF.[1] Bộ phim thành công nhận về đánh giá tích cực của khán giả và được đem đi chiếu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Đức...[6][25][26] Báo Tuổi Trẻ đã dành lời khen ngợi bộ phim khi "vừa như kể lại câu chuyện của một người khác, vừa như lời tự thuật của chính tác giả khiến cho người xem khó có thể dứt ra khỏi cảm giác băn khoăn, thương cảm cho dù phim đã hết từ lâu".[27] Trong năm này, đạo diễn cho ra mắt tiếp thêm một bộ phim ngắn khác dài 9 phút mang tên Ga đêm.[28]

Ngoài những hoạt động trên, Doãn Hoàng Kiên còn tham gia vào mảng nghệ thuật đồ họa, thiết kế Maquette và đi setup không gian, làm ánh sáng, đạo cụ sân khấu, đi dạy học để kiếm tiền trang trải cuộc sống.[6][7][8] Ông cũng được biết đến là người trình bày bìa sách, vẽ chân dung cho một số nhân vật nổi tiếng như nhà văn Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Giáng Vân,...[29][30] và cho ra đời nhiều bức tranh vẽ bằng sơn dầu.[11]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Doãn Hoàng Kiên đã lập gia đình và có hai con. Vợ ông tốt nghiệp tại Trường Đại học Ngoại Thương; sau nhiều năm đi làm thuê, cô quyết định khởi nghiệp ở ngành dệt may và làm người "cầm tay chỉ việc" một xưởng may có tiếng.[3] Vào đầu năm 2014, bố ông, Doãn Ngọc Anh, đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo.[2][3] Hoàng Kiên hiện đang sống cùng mẹ trong một căn nhà ở ngõ Hòa Bình, phố Khâm Thiên, Hà Nội.[5][31]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm hội họa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hóa, 2018[32]
  • Người gác cổng, 2018[33]
  • Giới hạn, 2018[33]
  • Chân dung, 2018[33]
  • Bơi sông Hồng, 2020[34]
  • Hoạ sĩ Trần Lưu Hậu, 2020[35]
  • The Flower, 2020[36]
  • Conversation, 2021
  • Thổ Khí Trung Thổ Chân, 2022

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giới hạn (Limits), 2008[11]
  • Mê cung, 2009 và 2010[14]
  • Hàng, 2012[3]
  • Cọc cạch, 2018
  • Điều còn thiếu, 2019[7]
  • Rùa, 2019[9]
  • Tưởng niệm, 2021[8]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Nguồn
1990 Hát giữa chiều mưa [3][4]
1991 Người còn sót lại của rừng cười Thành [4][37]
1993 Khách ở quê ra Dũng [6][9]
2000 Mùa hè chiều thẳng đứng
2002 Vua bãi rác Họa sĩ Long
2005 Chiến dịch trái tim bên phải Nhà báo Long

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Nguồn
Trước 1997 Cô gái mắt đen [9]
Hành trình tình yêu
1997 Chiều không nhạt nắng [9][38]
1998 Tứ tử trình làng Kiên
Cầu thang nhà A6
2005 Con đường gian khổ Thầy giáo Kiên
2006 Lời sám hối muộn màng

Phim ngắn

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Vườn (The Garden), 2010[39]
  • Ga đêm (Night Station), 2010[28]
  • Là lá la (video art)

Giải thưởng và danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Kết quả Nguồn
1991 Tài năng sân khấu trẻ Huy chương vàng [2][6][7]
Nghệ sĩ tài năng sân khấu trẻ Bằng khen
1993 Liên hoan Xiếc Quốc tế lần thứ 16 Giải Đặc biệt

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh hiệu "Tài năng sân khấu trẻ", 1991[2][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Chiếu phim "Vườn" của đạo diễn Doãn Hoàng Kiên”. Hanoi Grapevine. 20 tháng 10 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c d e f g Quỳnh Trang (11 tháng 7 năm 2019). “Nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên: Từ xiếc, phim tới nghệ thuật thị giác”. Đại Đoàn Kết. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b c d e f g h i j k l Lữ Mai (3 tháng 9 năm 2014). “Nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên: Chấp nhận làm... "cu-li nghệ thuật". Gia đình.net.vn. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ a b c d e Lê Anh Hoài (28 tháng 2 năm 2009). “Có một anh chàng vùng vẫy với giới hạn”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ a b Hà Thu (22 tháng 9 năm 2022). “Nghệ sĩ Tuyết Liên: U80 chưa gọi là già”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b c d e f g h i j k l m Tiền phong (22 tháng 6 năm 2020). “Nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên: Xiếc, phim, hội họa và còn nữa…”. Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ a b c d e f g h i Như Bình (28 tháng 12 năm 2019). “Nghệ sĩ Doãn Hoàng Kiên: Con đường của số phận”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ a b c d e f “Sắp đặt "Tưởng niệm" của nghệ sỹ Doãn Hoàng Kiên”. Hanoi Grapevine. 13 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  9. ^ a b c d e f g Thu Hằng (13 tháng 11 năm 2019). “Nghệ thuật của Doãn Hoàng Kiên”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  10. ^ Hoàng Tâm. “Khi bố luôn là niềm tự hào của con”. mariecuriehanoischool.com. Trường liên cấp Marie Curie Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  11. ^ a b c Đàm Vũ (25 tháng 2 năm 2009). “Doãn Hoàng Kiên: Ngang qua giới hạn”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  12. ^ “Triển lãm hội họa giá vẽ và nghệ thuật sắp đặt "Giới hạn". Báo Thế giới và Việt Nam. 20 tháng 2 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  13. ^ H.Thương (21 tháng 2 năm 2009). “Tranh, sắp đặt của Doãn Hoàng Kiên”. Thể thao và Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  14. ^ a b Tân Khánh (1 tháng 11 năm 2009). "Bữa tiệc ánh sáng" bên bờ đê”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ Vi Thùy Linh (23 tháng 2 năm 2010). “Dựng "kỳ quan" sân khấu cho Đáo Xuân”. Thể thao và Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  16. ^ MV (21 tháng 5 năm 2012). “Bạn trẻ Hà nội hứng thú với triển lãm nghệ thuật MTV Exit”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  17. ^ Linh Chi (26 tháng 5 năm 2012). “MTV EXIT mở triển lãm phòng chống mua bán người”. Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  18. ^ Hoàng Lân (28 tháng 4 năm 2012). “Luala khai mạc triển lãm "Giao hưởng màu sắc 3". Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  19. ^ Hà Anh (15 tháng 2 năm 2019). “Sân thơ trẻ năm 2019: Lần đầu tiên có "cổng thông tin thơ" để giới thiệu, giao lưu với độc giả”. Báo điện tử Tổ quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  20. ^ Đâng Nhi (13 tháng 11 năm 2019). “Nghệ sĩ kêu gọi làm sạch môi trường”. Thời Nay. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ Ngữ Yên (11 tháng 10 năm 2019). “Xem rùa đội rác ở Hà Nội”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  22. ^ Phạm Minh Quân (7 tháng 12 năm 2021). “Khi nghệ thuật cất lên tiếng nói trước COVID-19”. Người đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  23. ^ Quang Vinh (30 tháng 12 năm 2021). “Nghệ thuật: Thắp sáng trái tim - tình yêu và niềm hy vọng”. Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  24. ^ a b “Chiếu phim của học viên Doclab”. Hanoi Grapevine. 15 tháng 9 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  25. ^ Minh Tuyền (12 tháng 9 năm 2011). “Trình chiếu những phim ngắn nổi bật của YXINEFF 2010 tại Meta House - Trung tâm văn hóa Phnom Penh (Campuchia)”. Thế giới Điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  26. ^ Tạ Nguyên (18 tháng 6 năm 2012). “Liên hoan phim tài liệu Việt Nam - châu Âu lần thứ 4:Cuộc "đối thoại" điện ảnh Á - Âu”. Báo Tin tức. Thông tấn xã Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  27. ^ A.C (1 tháng 10 năm 2010). “Xem phim ngắn "Tháng Hà Nội" trên YxineFF”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  28. ^ a b “TP HCM – Chiếu 2 phim ngắn”. Hanoi Grapevine. 18 tháng 5 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  29. ^ Ngô Hương Sen (13 tháng 3 năm 2021). “Doãn Hoàng Kiên đang băng qua giới hạn”. Báo Hải Phòng. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  30. ^ Khôi Nguyên Thảo (28 tháng 1 năm 2022). “Sách Tết đón Xuân”. Báo Lâm Đồng. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  31. ^ Hà Anh (5 tháng 4 năm 2016). “Nghệ sĩ Tuyết Liên: "Khán giả nhớ mặt mình là may mắn rồi". Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  32. ^ “Nẻo về nguồn cội: Hình tượng hổ trong văn hóa Việt”. VTV.vn. Sự kiện xảy ra vào lúc 12:08. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  33. ^ a b c “Bày tỏ bằng tranh về Luật Đặc khu và An ninh Mạng”. Hanoi Grapevine. 17 tháng 6 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  34. ^ Cung Huyền, Hoài Anh (28 tháng 12 năm 2018). “Điều gì khiến loạt tranh trừu tượng "khó hiểu" lại thu hút công chúng?”. Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  35. ^ Thanh Xuân (27 tháng 3 năm 2020). “Phút xuất thần của Doãn Hoàng Kiên và bức chân dung danh họa Trần Lưu Hậu”. An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  36. ^ Thái Phi (17 tháng 6 năm 2020). "Cảm xúc tháng Sáu" với 45 tác phẩm tranh in độc bản”. sovhtt.hanoi.gov.vn. Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  37. ^ “Người còn sót lại của rừng cười: đạo diễn Trần Phương”. Công ty cổ phần phim truyện I. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  38. ^ PV (30 tháng 3 năm 2006). “Truyền hình ngày 30-3-2006”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.
  39. ^ “Vườn - The Garden”. YouTube. Hanoi DOCLAB. 15 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nhân vật Nigredo trong Overlord
Nigredo là một Magic Caster và nằm trong những NPC cấp cao đứng đầu danh sách của Nazarick
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy
Những chi tiết ẩn dụ khiến bạn thấy "Thiếu Niên Và Chim Diệc" hay hơn 10 lần
Những bộ phim của Ghibli, hay đặc biệt là “bố già” Miyazaki Hayao, luôn mang vẻ "siêu thực", mộng mơ và ẩn chứa rất nhiều ẩn dụ sâu sắc
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Download Taishou Otome Otogibanashi Vietsub
Taisho Otome Fairy Tale là một bộ truyện tranh Nhật Bản được viết và minh họa bởi Sana Kirioka
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Nhân vật Keisuke Baji trong Tokyo Revengers
Keisuke Baji (Phát âm là Baji Keisuke?) là một thành viên của Valhalla. Anh ấy cũng là thành viên sáng lập và là Đội trưởng Đội 1 (壱番隊 隊長, Ichiban-tai Taichō?) của Băng đảng Tokyo Manji.